Ngành GD&ĐT Can Lộc đề ra 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong năm học mới
Kết thúc năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT Can Lộc có 2 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 1 tập thể được UBND tỉnh Hà Tĩnh tặng cờ thi đua xuất sắc, nhiều tập thể và cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Chiều 29/8, huyện Can Lộc tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023.
Năm học 2021-2022, quy mô trường lớp ở Can Lộc vẫn giữ nguyên với tổng số 55 trường mầm non, phổ thông công lập ( giáo dục mầm non có 18 trường, tiểu học 19 trường, THCS 15 trường và THPT 3 trường).
Từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được duy trì và nâng cao. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ chuyển biến tốt, tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,07%.
Trưởng phòng GD&ĐT Can Lộc Nguyễn Thị Hường báo cáo tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023.
Về chất lượng mũi nhọn, Can Lộc là đơn vị xếp thứ 2 toàn tỉnh trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh với 82 em đạt giải (7 giải nhất; 20 giải nhì; 28 giải ba; 27 giải khuyến khích). Ngoài ra, còn có nhiều học sinh đạt giải cao trong các hội thi, cuộc thi cấp tỉnh.
Năm học 2021 – 2022, tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở Can Lộc đạt 100%, trong số đó có 32 lượt thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển đại học đạt từ 28 điểm trở lên. Đặc biệt, năm học vừa qua, huyện có 1 học sinh ở Trường THPT Đồng Lộc đạt giải khuyến khích quốc gia môn Sinh học; có 144 em đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 10, 11, 12 cấp tỉnh (11 giải nhất; 33 giải nhì; 47 giải ba; 53 giải khuyến khích).
Kết thúc năm học 2021 – 2022, ngành GD&ĐT Can Lộc có 2 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 1 tập thể được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, nhiều tập thể và cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nhung Quyên: Đề nghị ngành GD&ĐT Can Lộc tập trung xây dựng các giải pháp giảm áp lực về quy mô trường lớp; quan tâm xây dựng mô hình trường mầm non tư thục; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường học an toàn, xanh, sạch đẹp, trường học hạnh phúc.
Video đang HOT
Để thực hiện chủ đề: Linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo an toàn, giữ vững chất lượng giáo dục; thực hiện các giải pháp đồng bộ để triển khai có hiệu quả, xây dựng trường học hạnh phúc, năm học 2022-2023, ngành GD&ĐT Can Lộc đề ra 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trong giải pháp bảo đảm an toàn trường học; nâng cao chất lượng các bậc học, triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý giáo dục; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục…
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong đề nghị các địa phương cần tiếp tục tăng cường, tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy và học để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong phát biểu tại hội nghị.
Để triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới, trước mắt, các nhà trường cần chuẩn bị chu đáo công tác khai giảng năm học mới, tạo không khí phấn khởi trong giáo viên, học sinh; tiếp tục giữ vững khối đoàn kết nội bộ; xây dựng kế hoạch thi đua lập thành tích hướng tới 40 năm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tạo phong trào thi đua trong các trường học.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 – 2022.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục của Bộ GD&ĐT cho 2 cá nhân.
Lãnh đạo huyện Can Lộc trao tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh cho 2 cá nhân.
… trao tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh cho 1 tập thể…
… trao tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho 3 tập thể…
… trao bằng khen của UBND tỉnh cho 3 tập thể…
… và 10 cá nhân.
Từ vụ bốc thăm vào trường công lập: Trách nhiệm của địa phương?
Vụ việc xảy ra tại các trường công mầm non công lập cho thấy, cần phải có giải pháp tích cực để định hướng phát triển giáo dục sao cho cơ hội học tập của học sinh là như nhau.
Mới đây, Trường mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã tổ chức bốc thăm tuyển sinh trẻ lớp 3 tuổi (sinh năm 2019) đăng ký xin học tại cơ sở Tứ Kỳ.
Câu chuyện phụ huynh phải bốc thăm để cho con được vào học trường mầm non công lập này gây ra những phản ứng trái chiều dư luận trong những ngày qua.
Phụ huynh bốc thăm để giành suất cho con vào trường mầm non công lập.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, TS. luật sư Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam cho hay, bên cạnh quyền sống thì quyền được học tập là một trong những quyền rất cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Điều 39 (Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013) quy định: "Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập".
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam.
Như vậy, học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đối với công dân, đặc biệt là trẻ em. Pháp luật cũng có những quy định cụ thể để quyền trẻ em, trong đó có quyền học tập được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Điều 14 (Luật Giáo dục 2019) quy định: "Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc".
Trong những năm qua hoạt động giáo dục ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, ngoài hệ thống giáo dục công dân, do nhà nước đầu tư và quản lý thì giáo dục ngoài công lập, giáo dục tư cũng ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
Nhiều người cho rằng, nếu không có cơ hội học trường công lập thì có thể cho con học trường tư thục, có sao đâu. Có thể đó là những suy nghĩ của người có tiền và xem nhẹ quyền được học tập của trẻ em, chưa nhận thức đầy đủ về yếu tố công bằng, bình đẳng trong giáo dục. Nếu cán bộ quản lý, người có trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em mà có suy nghĩ và nhận thức như vậy thì cần phải xem xét lại tư duy và đạo đức nghề nghiệp.
Đành rằng, trong xã hội nếu học sinh không học trường này thì học trường khác, không học hệ này thì học hệ khác, không học ở gần thì có thể học ở xa. Tuy nhiên pháp luật thì luôn hướng đến sự bình đẳng với mọi đối tượng, đặc biệt là với trẻ em nghèo, trẻ em yếu thế thì càng phải được quan tâm đặc biệt. Những năm qua, Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được đến trường, được bình đẳng trong việc tiếp cận hoạt động giáo dục công lập.
Chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí đã và đang thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Chỉ có những gia đình có điều kiện, kinh tế khá giả mới có khả năng và điều kiện cho con theo học các trường tư thục, trường quốc tế bởi mức học phí khá cao, bằng cả tháng lương của người lao động.
"Nếu phải nộp học phí cao để học trường tư thục thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, tâm lý và có thể là còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bởi vậy, nhiều phụ huynh luôn tìm mọi cách để cho con vào trường công lập. Thậm chí có những người còn chấp nhận chi phí không chính thức, chấp nhận đưa con đi xa hơn để được học trường công lập nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình. Chính vì vậy khát khao cho con vào trường công ở nhiều thành phố lớn là nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của các bậc phụ huynh", luật sư Cường chia sẻ.
Cũng theo TS Đặng Văn Cường, khi pháp luật đã quy định mọi trẻ em đều được quyền đến trường, quyền học tập, được giáo dục; Nhà nước tạo mọi điều kiện để trẻ em được đến trường thì tình trạng thiếu trường, thiếu lớp công lập còn có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Do đó, nếu địa phương nào để thiếu trường, thiếu lớp, còn tình trạng phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua hồ sơ, còn tình trạng phải bốc phiếu để tìm kiếm cơ hội cho con học tập thì cần phải xem xét trách nhiệm trong công tác quy hoạch, phát triển giáo dục của địa phương. Chính những quy định về việc trẻ em có hộ khẩu ở đâu thì phải học ở đó cũng là quy định bất cập dẫn đến khó khăn cho việc cơ hội học tập của trẻ em khi mà quyền tự do cư trú, không phân biệt tạm trú và thường trú như hiện nay.
Qua vụ việc xảy ra tại các trường công mầm non công lập trên địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) cho thấy, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần phải có giải pháp tích cực để định hướng phát triển giáo dục sao cho cơ hội học tập của học sinh là như nhau. Đặc biệt chú ý đến trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em yếu thế, dễ bị tổn thương. Có những thống kê chính xác về phát triển nhà ở, về mật độ dân cư, về dân số và trẻ em; có tính toán khoa học, hợp lý là những yếu tố quan trọng để phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Văn hóa dạy và học xuống cấp bởi đủ thứ 'chạy' Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương nhận định, văn hóa dạy và học biến dạng xuống cấp bởi tình trạng 'chạy trường', 'chạy điểm', 'chạy bằng tốt nghiệp','chạy' vào các cơ quan, đơn vị có nhiều bổng lộc... Chiều nay 22/8, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức hội nghị đẩy mạnh...