Ngành GD đạt nhiều thành tích đáng kể trong năm học 2011-2012
Năm học 2011-2012 có nhiều thành tích nổi bật của các đội tuyển HS giỏi tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Đặc biệt, lần đầu tiên đoàn Việt Nam đoạt giải Nhất tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF).
Kết quả này được ghi nhận tại hội nghị Tổng kết năm học 2011 – 2012 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 Sơ kết phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực diễn ra hôm nay 5/8 tại TP Cần Thơ.
Đến dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương. Về phía ngành giáo dục có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, các Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và lãnh đạo ngành GD-ĐT 63 tỉnh thành trong cả nước.
Hội nghị Tổng kết năm học 2011 – 2012 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 diễn ra hôm nay 5/8 tại TP Cần Thơ. (Ảnh: Gdtd)
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã báo cáo tổng kết năm học 2011-2012. Cụ thể năm học này có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia: Có thêm 402 trường mầm non nâng tổng số lên 2.828 trường đạt 21% tăng 2,1% so với năm học trước. Cấp tiểu học có thêm 445 trường, nâng tổng số lên 7.130/15.273 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 46,68%. THCS có thêm 493 trường, nâng tổng số đạt chuẩn quốc gia lên 2.748 trường đạt 25,31%. THPT có 378 trường đạt 14,20% tăng 86 trường so với năm học 2010-2011.
Cũng trong năm học vừa qua, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Có 99,75% số trường tham gia phong trào, xây dựng mới 10.546 nhà vệ sinh nâng tẩng số lên 62.434 công trình vệ sinh, số cây xanh được trồng trong năm học này là 1.766.076 cây nâng tổng số lên 7.454.427 cây xanh.
Video đang HOT
Số học sinh bỏ học giảm dần theo từng năm: Năm học 2011-2012 còn 88.305 học sinh (HS), giảm 90.034 HS so với năm trước là 178.339 HS, giảm 11.034 HS so với năm học 2009-2010. Năm học vừa qua cũng có 25.389 câu lạc bộ HS được thành lập, giúp các em rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, một trong những thành tựu đáng kể nhất là giáo dục mầm non (GDMN) trong năm qua đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Chẳng hạn như, tỉ lệ trẻ được ăn bán trú ở nhà trẻ đạt 91% và mẫu giáo đạt 76,8% chương trình giáo dục mầm non mới được thực hiện ở 13.229 trường, đạt trên 98%, trong đó trẻ 5 tuổi học chương trình mới và học 2 buổi/ ngày đều tăng so với năm học trước…
Đến nay 100% tỉnh, thành phố đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 của địa phương trong đó có 9 tỉnh đăng ký hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi trong năm 2012. Hiện nay, cả nước có 3 tỉnh đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Ông Hiển nói: “Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao thêm một bước qua việc thực hiện chương trình GDMN mới. Thành quả đó là sự quan tâm của Đảng và nhà nước, ban ngành Trung ương, địa phương và sự nỗ lực vượt bật của các thầy cô giáo và HS ở các trường”.
Năm học 2011-2012 có nhiều thành tích nổi bật của các đội tuyển HS giỏi tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Đặc biệt, lần đầu tiên đoàn Việt Nam đoạt giải Nhất tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF). Kết quả của các em HS Việt Nam ở hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học toàn cầu mở ra một hướng mới về phương thức dạy và học.
Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết có: 38/63 Phó chủ tịch các tỉnh, thành phố tham dự hội nghị. Phó thủ tướng cũng hoan nghênh báo cáo của ngành giáo dục.Phong trào thi đua trường học học sinh thân thiện, đi đúng hướng và đồng tình cao, đổi mới giảng dạy trong trường, trong khi chương trình, sách giáo khoa không đổi, vì thế phong trào này là công cụ để nâng cao hiệu quả giáo dục, trong khi chờ thay đổi chương trình mới.
Cũng theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân năm học qua, các địa phương đã làm khá tốt việc thực hiện giáo dục văn hóa dân tộc, rèn luyện thân thể và ý chí của học sinh thông qua các môn võ cổ truyền dân tộc. Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng các bộ tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho HS và quan tâm xây dựng chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới 2012-2013, các địa phương cần sử dụng ngân sách hiệu quả hơn, huy động nguồn lực xã hội và thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp tốt hơn, trong điều kiện kinh phí nhà nước hạn hẹp. Đi đôi đó cần phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội chăm lo cho giáo dục. Như Hà Tĩnh – địa phương đã xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên vững mạnh, bằng cách đưa ra chính sách khuyến khích là giáo viên chuyển sang quản lý sẽ phụ cấp thêm 20%. Hay tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo địa phương biết chính xác từng trường như thế nào hằng tháng, lãnh đạo tỉnh đều họp giao ban một lần về giáo dục. Trung ương tiếp tục ban hành, hoàn chỉnh hệ thống văn bản về giáo dục, đào tạo đầy đủ hơn Nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục…
Phạm Tâm
Theo dân trí
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Chấm thanh tra thi tốt nghiệp với tỉnh có tỷ lệ đỗ cao
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã khẳng định như vậy trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 8/7 về chống gian lận trong thi cử.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Trả lời câu hỏi về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của nhiều tỉnh năm nay cao đột biến với tỷ lệ gần 100%, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, sau kỳ thi đại học, Bộ sẽ thực hiện chấm thanh tra lại kết quả thi tốt nghiệp THPT tại những địa phương và những cơ sở có tỷ lệ tăng đột biến.
Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Luận khẳng định: "Không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp mà chỉ đổi mới căn bản kỳ thi".
"Kỳ thi là đánh giá lại kết quả học tập của các cháu cũng như là chất lượng dạy của thầy cô giáo, nhà trường, chương trình, sách giáo khoa... chúng tôi cũng cần có thông tin phản hồi để điều chỉnh bổ sung. Quá trình thi cử là thử thách từ nhỏ tới lớn với học sinh, giúp các cháu rèn luyện hình thành ý trí, nghị lực, khắc phục khó khăn, vượt qua thủ thách trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. Với cách tiếp cận như vậy, không nên đặt vấn đề bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Theo tôi cần đổi mới căn bản kỳ thi, không biến kỳ thi trở thành một nỗi căng thẳng cho các cháu và không làm kỳ thi nặng nề, tốn kém tiền của" - Bộ trưởng Luận bày tỏ quan điểm.
Mang thiết bị vào phòng thi là để giám sát cán bộ coi thi
Trả lời về vấn đề nội dung sửa đổi, bổ sung quy chế thi đại học, cao đẳng năm nay là thí sinh được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
Bộ trưởng Luận cho biết, rút kinh nghiệm từ vụ thi tốt nghiệp tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang), Bộ GD-ĐT đã triển khai và sửa đổi quy chế thi đại học, cao đẳng. Nội dung sửa đổi, có điểm quan trọng là cho phép thí sinh mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình không có chức năng phát trực tiếp. Có nghĩa là các thiết bị mà các cháu không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh. Cho phép thí sinh mang vào phòng thi ghi lại những hình ảnh tiêu cực trong phòng thi để cung cấp cho các cơ quan chức năng có tách nhiệm, phối hợp giúp đỡ cho cơ quan quản lý, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh chống tiêu cực.
Về việc tại sao không quy định cụ thể những thiết bị ghi âm, ghi hình mang vào phòng thi, Bộ trưởng cho rằng: "Chúng tôi cũng đã thảo luận và đi đến kết luận không ghi cụ thể thiết bị nào vì trên thị trường hiện nay rất nhiều thiết bị khác nhau được lưu hành. Việc chỉ cho lưu hành 1 - 2 thiết bị và cấm thiết bị khác chỉ tiện cho cơ quan quản lý nhưng không thuận lợi cho các thí sinh. Chúng tôi quyết định, cơ quan quản lý chấp nhận phần khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, có điều kiện dễ dàng để thực hiện đấu tranh chống tiêu cực trong ngành".
Trả lời về việc cho phép thí sinh mang thiết bị vào phòng thi mang tâm lý e ngại cho cán bộ coi thi và hội đồng thi, Bộ trưởng cho biết: "Quy chế mới này tạo cho cán bộ coi thi một sức ép là bất cứ lúc nào cũng bị ghi hình, ghi âm. Nếu làm điều gì chưa đúng, chưa chuẩn, có thể bị xử lý tạo nên e ngại. Nhưng tôi tin rằng đông đảo thầy cô giáo tận tâm với ngành, bất bình với tiêu cực tồn tại trong ngành giáo dục sẽ tận tình chia sẻ với chúng tôi trong quyết định này để tạo sự sức ép, tạo giám sát của toàn xã hội đối với tất cả lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục nói chung và quá trình thi nói riêng của ngành.
Hồng Hạnh (ghi)
Theo dân trí
Bộ GD-ĐT công bố hộp thư nhận phản ánh tiêu cực trong thi ĐH Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa có công điện gửi các chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH,CĐ về công tác đảm bảo kỳ thi an toàn kỳ thi. Theo đó, Bộ công bố địa chỉ hộp thư nhận phản ánh tiêu cực trong kỳ thi ĐH,CĐ. Trong Công điện năm nay, Bộ GD-ĐT đặc biệt nhấn mạnh đến việc tiếp...