Ngành du lịch TP HCM đề xuất hai kịch bản đối phó với dịch Covid-19
Chiều 21/8, thông tin từ Sở Du lịch TP HCM cho biết, đã gửi văn bản tham mưu (số 1295/SDL-QLLH) đề xuất với UBND TP HCM về hai kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong thời gian từ nay đến cuối năm 2020.
Khách du lịch quốc tế đến TP HCM giảm mạnh do hai đợt dịch Covid-19 ảnh hưởng từ đầu năm đến nay.
Báo cáo nhanh của Sở Du lịch TP HCM cho biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang khiến ngành du lịch của đô thị lớn nhất nước bị ảnh hưởng rất nặng nề. TP HCM đã triển khai bước đầu các phương án hỗ trợ đối với hơn 20 đơn vị lữ hành và 436 hướng dẫn viên du lịch được giảm 50% phí, lệ phí so với trước dịch Covid-19.
Giá bán điện cũng được áp dụng chính sách giảm 10% cho 453 cơ sở lưu trú du lịch tính từ kỳ hóa đơn gần nhất là ngày 16/4 đến nay.
Dù vậy, Sở Du lịch TP HCM cho biết, còn 7/50 DN lữ hành và cơ sở lưu trú gặp khó khăn trong liên hệ với Ngân hàng để được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Do không có tài sản thế chấp khiến nhiều DN phản ánh khó tiếp cận các gói vay tín chấp của Ngân hàng. Trong khi, các DN vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ theo quy định về các biện pháp hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Nắm bắt tình hình, ý kiến đề xuất của các DN lữ hành và cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố, Sở Du lịch TP HCM tham mưu UBND TP chỉ đạo triển khai hai nhóm kịch bản về giải pháp hỗ trợ DN lữ hành trong thời gian tới.
Trong đó, kịch bản thứ nhất là trong trường hợp dịch bệnh được khống chế vào tháng 9/2020, Sở Du lịch TP đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các DN lữ hành khách sạn… để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh.
Video đang HOT
Trong đó, nghiên cứu thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn TP HCM bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo để tăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá hình ảnh ra thế giới.
Đề xuất UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành tham mưu chính sách hỗ trợ cho các DN kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT (từ 6 đến 12 tháng); giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT trong năm 2020; giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ Internet…
Sở cũng đề xuất UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN có giải pháp để các Ngân hàng thương mại hỗ trợ DN du lịch vay 50% tiền ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành giúp các DN tiếp tục duy trì hoạt động.
Trong khi đó, đối với kịch bản thứ hai, trường hợp dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12/2020, bên cạnh các nhóm giải pháp kể trên, Sở Du lịch TP HCM kiến nghị nên tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Đồng thời, UBND TP có chương trình hỗ trợ DN tái cơ cấu, định hướng lại thị trường và xây dựng các sản phẩm du lịch mới.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 14/8: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua trading ngắn hạn
Việc VN-Index tăng vượt lên trên các đường EMA12, EMA26, đồng thời đa số các chỉ báo đều tích cực, có khả năng VN-Index sẽ tiếp tục tăng và tiến tới kiểm tra mức kháng cự tại 860 điểm.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 14/8.
Duy trì nắm giữ đối với nhũng cổ phiếu đang trong xu hướng tăng
CTCK Tân Việt (TVSI)
Sau thời gian dao động giằng co, chỉ số ghi nhận diễn biến tăng điểm tốt trong phiên hôm nay. Mặc dù vậy, chỉ số vẫn chưa vượt lên trên vùng kháng cự 835-860 điểm khiến cho kịch bản tăng giá trở lại vẫn cần thêm thời gian xác nhận.
Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn nghiêng về khả năng hình thành một nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ 800-820 điểm trước khi tiến xa hơn.
Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư có thể duy trì vị thế nắm giữ đối với nhũng cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng giá. Tuy nhiên hạn chế gia tăng tỷ trọng ở thời điểm hiện tại.
Tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua trading ngắn hạn
CTCK Bảo Việt (BVSC)
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần. Áp lực rung lắc có thể xuất hiện trong phiên kế tiếp khi chỉ số dao động trong vùng kháng cự 852-858 điểm, tuy nhiên, về xu hướng tổng thể, chúng tôi vẫn kỳ vọng vào khả năng chỉ số sẽ kéo dài đà tăng hiện tại với đích đến tiếp theo nằm tại vùng kháng cự 876-883 điểm trong ngắn hạn.
Chiến lược đầu tư:Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 50-65% cổ phiếu. Có thể xem xét bán trading một phần vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận các vùng kháng cự chúng tôi đề cập ở trên.
Các nhà đầu tư tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để mở các vị thế mua trading ngắn hạn hoặc mua lại một phần các vị thế đã bán.
Có khả năng tiến tới kiểm tra mức kháng cự tại 860 điểm
CTCK BIDV (BSC)
Thanh khoản thị trường không thay đổi nhiều so với phiên hôm trước, độ rộng ở trạng thái tích cực cho thấy tâm lý giao dịch lạc quan đang được duy trì khá tốt.
Theo đánh giá của chúng tôi, việc VN-Index tăng vượt lên trên các đường EMA12, EMA26, đồng thời đa số các chỉ báo đều tích cực, có khả năng VN-Index sẽ tiếp tục tăng và tiến tới kiểm tra mức kháng cự tại 860 điểm.
Kỳ vọng VN-Index kiểm nghiệm lại kháng cự 880 điểm
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Với đà tăng kỹ thuật hiện tại, chúng tôi kỳ vọng VN-Index có thể tiếp tục leo dốc trong các phiên tới và kiểm nghiệm lại kháng cự 880 điểm.
Goldman Sachs: Giới đầu tư chứng khoán đánh giá thấp khả năng có vắc xin Covid-19 vào tháng 11 tới Goldman Sachs cảnh báo, các nhà đầu tư nên xem xét kịch bản về việc chế tạo vacxin Covid-19 thành công sẽ tạo ra sự dịch chuyển dòng tiền giữa các thị trường và châm ngòi cho việc bán tháo trái phiếu. Theo các chiến lược gia của Goldman Sachs, các nhà đầu tư chứng khoán đánh giá thấp xác suất về một...