Ngành du lịch, CNTT được ‘tạo điều kiện’ tăng chỉ tiêu tuyển sinh đại học
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của quy định liên quan đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH mà Bộ GD-ĐT công bố, các nhóm ngành du lịch, CNTT được tạo cơ hội để tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Sinh viên ngành CNTT – Đào Ngọc Thạch
Dự thảo này lần đầu tiên đưa vào quy định xác định chỉ tiêu tên các ngành thuộc 2 nhóm ngành được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên ở trình độ ĐH gồm lĩnh vực du lịch và CNTT.
Theo đó, các ngành trong lĩnh vực du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên bậc ĐH gồm 4 ngành theo danh mục giáo dục đào tạo cấp IV gồm: du lịch (mã ngành 7810101), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (7810103), quản trị khách sạn (7810201), quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (7810202).
Lĩnh vực CNTT có 9 ngành được liệt kê vào nhóm ngành đào tạo ưu tiên. Cụ thể gồm: khoa học máy tính (7480101), mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (7480102), kỹ thuật phần mềm (7480103), kỹ thuật máy tính (7480106), hệ thống thông tin (7480104), hệ thống thông tin quản lý (7340405), công nghệ kỹ thuật máy tính (7480108), công nghệ thông tin (7480201), an toàn thông tin (7480202).
Ngoài những ngành trên, dự thảo còn cho phép áp dụng các mã ngành đào tạo thuộc 2 lĩnh vực trên dù chưa có tên trong danh mục. Và theo dự thảo này, việc áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ ĐH để đáp ứng nhu cầu nhân lực.
Các trường đào tạo ngành ưu tiên còn được mời chuyên gia bên ngoài ký hợp đồng giảng viên thỉnh giảng để tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Các chuyên gia này có thể là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp. Chuyên gia tối thiểu có bằng tốt nghiệp ĐH cùng ngành với ngành tham gia đào tạo đồng thời có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực du lịch, 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT.
Như vậy, so với quy định hiện hành yêu cầu giảng viên tham gia giảng dạy ĐH cần có trình độ từ thạc sĩ trở lên, thì dự thảo này đang “mở” hơn với nhóm ngành đào tạo ưu tiên khi cho phép các trường sử dụng đội ngũ chuyên gia bên ngoài làm giảng viên thỉnh giảng mà không bắt buộc phải có bằng thạc sĩ.
Video đang HOT
Ngoài ra, số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi với ngành ưu tiên được tính tối đa bằng 40% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi. Trong khi đó ngành đào tạo giáo viên không tính, các ngành khác chỉ từ 5 – 30%.
Tuy nhiên quy định cũng ràng buộc với các trường đào tạo ngành ưu tiên là chỉ được thực hiện từ khóa tuyển sinh thứ hai kể từ khi mở ngành đào tạo. Đồng thời phải xây dựng và công bố công khai đề án tuyển sinh các ngành này.
Từ năm 2017, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch. Theo đó, khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác được chuyển sang học văn bằng thứ hai các ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch. Chỉ tiêu và điều kiện tiếp nhận do các trường quy định theo hướng phù hợp với thị trường lao động và sự tự nguyện của người học. Điều kiện bắt buộc để hưởng cơ chế đặc thù này là các trường ĐH phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Riêng thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo.
Song song với du lịch, Bộ này cũng yêu cầu các cơ sở ĐH khẩn trương triển khai xây dựng đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT trình độ ĐH, cụ thể cho phép sinh viên ngành khác chuyển sang học các ngành thuộc lĩnh vực này.
Theo thanhnien
Sinh viên trúng tuyển một số ngành Đại học Hạ Long trên 19 điểm sẽ được thưởng
Từ năm học này, sinh viên có điểm trúng tuyển từ 19 điểm trở lên vào một số ngành học tại Trường Đại học Hạ Long sẽ được thưởng từ 7-20 lần mức lương cơ sở.
Ngày 30/7/2019, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 187 về chính sách thu hút và khuyến khích sinh viên học tập trong một số ngành đào tạo tại Trường Đại học Hạ Long.
Theo Nghị quyết này, đối tượng được hưởng chính sách là sinh viên Đại học Hạ Long thuộc các ngành đào tạo theo hình thức chính quy tại trường từ năm học 2019-2020 đến năm học 2027-2028.
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết về chính sách thu hút và khuyến khích sinh viên học tập trong một số ngành đào tạo tại Trường Đại học Hạ Long (Ảnh: CTV)
Đó là các ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; quản trị khách sạn; quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; ngôn ngữ Nhật; ngôn ngữ Hàn Quốc; nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể, sinh viên có điểm trúng tuyển (tổ hợp 3 môn, chưa nhân hệ số) vào các ngành học trên từ 19 đến dưới 21 điểm trong năm tuyển sinh 2019 sẽ được thưởng bằng 7 lần mức lương cơ sở;
Thưởng bằng 10 lần nếu điểm tuyển sinh từ 21 đến dưới 24 điểm; bằng 15 lần nếu có điểm tuyển sinh từ 24 đến dưới 27 điểm;
Đặc biệt, sinh viên được thưởng 20 lần mức lương cơ sở nếu có điểm trúng tuyển từ 27 điểm trở lên.
Ngoài ra, nghị quyết này còn có nhiều chính sách khuyến khích sinh viên Đại học Hạ Long phấn đấu trong suốt quá trình học tập.Đối với các năm tuyển sinh từ 2020-2024 sẽ chỉ áp dụng cho nhóm điểm từ 21 điểm trở lên.
Cụ thể, sinh viên có điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện trong học kỳ đạt loại khá trở lên được xét hưởng hỗ trợ tiền mua đồ dùng học tập bằng 10% mức lương cơ sở/tháng và tiền đóng học phí hàng tháng bằng mức học phí phải nộp.
Tổng số sinh viên hưởng hỗ trợ không quá 20% tổng số sinh viên từng ngành thuộc lĩnh vực đào tạo và năm trúng tuyển.
Sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định 86 ngày 2/10/2015 của Chính phủ được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng.
Sinh viên có điểm trung bình học tập và điểm rèn luyện trong học kỳ đạt loại khá trở lên nếu khoảng cách từ nhà đến trường từ 15 km trở lên được bố trí chỗ ở miễn phí tại ký túc xá.
Trường hợp nhà trường không bố trí được chỗ ở, sinh viên được hỗ trợ tiền thuê nhà bằng 20% mức lương cơ sở/tháng.
Sinh viên trúng tuyển một số chuyên ngành tại Trường Đại học Hạ Long từ 19 điểm trở lên sẽ được thưởng lớn (Ảnh: CTV)
Sinh viên được thưởng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng nếu có điểm trung bình học kỳ đạt loại giỏi và bằng 150% mức lương cơ sở/tháng nếu có điểm trung bình học kỳ đạt loại xuất sắc.
Sinh viên tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên được thưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở nếu tốt nghiệp loại giỏi và bằng 20 lần nếu tốt nghiệp loại xuất sắc.
Với cơ chế, chính sách ưu đãi mang tính vượt trội, Nghị quyết 187 ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đang được kỳ vọng tạo bước ngoặt quan trọng để Trường Đại học Hạ Long thực sự là nôi đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, của cả nước.
Qua đó góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020: Siết chặt kỷ luật phòng thi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ngành giáo dục mầm non để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến đến hết ngày 21/2/2020. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ có một số...