Ngành đông thí sinh chưa hẳn đã khó
Năm 2010 có đến 25% thí sinh tỉnh này dự thi vào ngành quản trị kinh doanh.
Bốn nhóm ngành đang thu hút nhiều thí sinh nhất là: kinh doanh, đào tạo giáo viên, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, kế toán – kiểm toán. Tuy nhiên, đây không phải là những nhóm ngành có thí sinh đạt điểm cao.
Tuyển sinh 2010, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh tiếp tục tăng thêm gần 2% so với tuyển sinh 2009, đưa tổng số thí sinh dự thi nhóm ngành này chiếm 12,4% tổng số thí sinh cả nước.
Những ngành kén thí sinh Những ngành có điểm trung bình của thí sinh đạt điểm trên sàn cao và thu hút nhiều thí sinh giỏi gồm: kinh tế đối ngoại với điểm trung bình của thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên là 18,1 điểm, điểm chuẩn ngành này dao động từ 13-24 điểm; ngành y đa khoa (17,6 điểm; 21-24 điểm), răng – hàm – mặt (18 điểm; 21,5-24 điểm), kế toán – kiểm toán (18,9 điểm; 13-22 điểm), báo chí (16,9 điểm; 14-21 điểm), kinh doanh quốc tế (17,9 điểm; 13-21 điểm)…
Ngành xây dựng tăng cao
Bên cạnh đó, năm vị trí đầu tiên trên “bảng xếp hạng” số lượng thí sinh dự thi năm 2010 cũng có ít nhiều biến động. Trong khi nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng thêm khoảng 1% để củng cố vị trí thứ hai với 10,5% tổng số thí sinh, hai nhóm ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm và kế toán – kiểm toán đã đổi chỗ cho nhau. Lý do chủ yếu là vì số lượng thí sinh dự thi vào ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm tăng mạnh hơn so với nhóm ngành còn lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tạo được sự chú ý nhiều nhất trong tốp “đầu bảng” có lẽ là nhóm ngành xây dựng. Tuyển sinh 2010, lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này tăng gần 1,5 lần, chiếm 4,6% tổng số thí sinh dự thi cả nước. Tương tự, nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật cũng cho thấy dấu hiệu thu hút thí sinh trở lại khi số thí sinh tăng lên hơn 1,5 lần, từ vị trí 21 nhảy lên vị trí 14 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.
Ngược lại, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài đã sụt giảm rất mạnh với tỉ lệ hơn 1/3 so với tuyển sinh 2009. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân tuyển sinh 2010, rất nhiều trường ĐH đã phải đóng cửa các ngành ngoại ngữ vì thiếu thí sinh. Nhóm ngành nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống cũng là những nhóm ngành có thí sinh dự thi giảm so với tuyển sinh 2009.
Điểm thi nằm tốp giữa
Và dù có thay đổi ít nhiều về số lượng, những ngành có đông thí sinh dự thi thường có điểm trung bình không thật sự cao. Thực tế tuyển sinh cho thấy các ngành quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin thu hút nhiều thí sinh nhất trong hơn 200 ngành học có tổ chức tuyển sinh. Thế nhưng điểm trung bình của thí sinh các ngành này chỉ từ 10-12 điểm. So sánh với các nhóm ngành khác, điểm trung bình của thí sinh dự thi những ngành được coi là “thời thượng” này chỉ ở tốp giữa.
Vì thế, số thí sinh đạt điểm trên sàn của những nhóm ngành này cũng không nhiều. Các ngành như công nghệ thông tin, kinh doanh, kế toán – kiểm toán hay tài chính – ngân hàng – bảo hiểm chỉ có 29,7-44,2% thí sinh dự thi đạt từ điểm sàn trở lên, nằm trong tốp giữa nếu so sánh với các nhóm ngành khác. Riêng nhóm ngành đào tạo giáo viên dù chiếm đến 10,5% thí sinh dự thi và xếp thứ hai trong những ngành có đông thí sinh dự thi nhất nhưng lại có số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên xếp gần… chót bảng.
Điểm trung bình của thí sinh
Tỉ lệ thí sinh dự thi theo nhóm ngành
Theo Tuổi trẻ
Vào mùa ôn thi tốt nghiệp THPT 2011
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết âm lịch, học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ đến rất gần với hai kỳ thi quan trọng là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo thông lệ, năm nay Bộ GDĐT vẫn duy trì thời điểm công bố 6 môn thi tốt nghiệp vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên, nhiều trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập, đã sớm có kế hoạch ôn tập cho học sinh để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Hằng năm, một trong những yêu cầu của Bộ GDĐT đối với các địa phương, các nhà trường là không được cắt xén chương trình để tổ chức ôn thi cho học sinh lớp 12. Mới đây, Sở GDĐT Hà Nội cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị về việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Theo đó, các trường phải thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo dạy đủ các tiết thực hành. Sở GDĐT Hà Nội cũng yêu cầu, các trường xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh (HS) có đủ kiến thức, kỹ năng dự thi. Chú ý bồi dưỡng, phụ đạo HS, học viên có học lực yếu, kém, học sinh người nước ngoài, thí sinh tự do xin ôn tập. Đặc biệt, phổ biến kỹ năng cho HS khi làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Kịp thời thông báo cho cha mẹ HS nắm rõ tình hình học tập của HS, đặc biệt là những HS có học lực yếu, kém, HS, học viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, hướng dẫn HS nắm vững các kiến thức, tránh học tủ, học vẹt và dành nhiều thời gian cho việc tự học. Phối hợp với cha mẹ HS để tạo điều kiện tốt cho việc học, ôn tập của HS.
Học sinh lớp 12 đã đến rất gần với các kỳ thi quan trọng.
Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều trường THPT của Hà Nội đều cho rằng, nếu thực hiện theo đúng yêu cầu của bộ, sau khi kết thúc chương trình học mới tập trung tổ chức ôn tập thì sẽ rất vất vả cho cả thầy và trò. Đặc biệt đối với các trường ngoài công lập có đầu vào của học sinh thường thấp, học lực chủ yếu là trung bình thì việc ôn tập gấp gáp trong thời gian hơn 2 tháng với 6 môn thi thì kết quả đạt được khó như ý. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng - phân phối chương trình của Bộ GDĐT còn chưa hợp lý ở chỗ một tuần có tới hai tiết quốc phòng, nhưng chỉ có 3 tiết toán thì học sinh khó có thể theo kịp chương trình. Vì vậy, ngay từ đầu năm học lớp 12, các giáo viên của trường đã tăng cường bám sát chương trình SGK để các em có đủ kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp. Nhà trường cũng chủ động tăng khoảng 30% thời lượng tiết học so với chương trình học bình thường mà Bộ GDĐT ban hành đối với những môn quan trọng như toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm - cũng cho biết, do có điều kiện cơ sở vật chất, phòng học thuận lợi nên trường đã tổ chức cho học sinh học 9 buổi/tuần ngay từ đầu năm học với những môn học được "dự đoán" có khả năng sẽ là môn thi tốt nghiệp. Với thời lượng học gần gấp đôi học sinh công lập, học sinh của trường được học tăng tiết những môn như toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa.
Việc tăng thời lượng các môn có khả năng thi tốt nghiệp ngay từ đầu năm học cũng được Trường THPT DL Lương Thế Vinh thực hiện từ đầu năm học theo từng khối. Cụ thể là với khối A các môn toán, lý, hóa được nâng cao, số tiết được tăng lên 6 tiết thay vì 3 hoặc 4 như quy định của bộ. Ở khối D, các môn toán, văn, ngoại ngữ cũng được nâng lên 6 tiết. Sau Tết âm lịch, khi chương trình các môn nâng cao (toán, lý, hóa, văn, ngoại ngữ) đã hoàn tất, các học sinh sẽ được ôn tập lại từ đầu, nên học sinh của trường học rất thong thả, không phải dồn ép vào thời điểm trước kỳ thi.
Bộ GDĐT yêu cầu chấn chỉnh dạy thêm, học thêm Lãnh đạo Bộ GDĐT cho biết, hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2010 - 2011 khối các sở GDĐT vừa được tổ chức cho thấy, tuy các sở có nhiều cố gắng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ năm học, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế như tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định ở một vài nơi vẫn chưa được khắc phục; vẫn còn hiệu trưởng một số nơi chưa quan tâm đến công tác này, chưa thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với những giáo viên có sai phạm... Để giải quyết những hạn chế này, Bộ GDĐT chỉ đạo các sở phải tăng cường các biện pháp quản lý dạy thêm, học thêm, chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao kỷ cương - tình thương - trách nhiệm của thầy giáo, cô giáo; quan tâm đến các em học sinh nghèo, học sinh học yếu...
Theo Lao động
TOP 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu cao năm 2011 Dự báo về những ngành nghề được tuyển dụng trong năm 2011 sẽ là căn cứ giúp thí sinh có được quyết định phù hợp trong kỳ tuyển sinh sắp đến. Trong thời gian qua, có nhiều ngành được đông đảo thí sinh lựa chọn để dự thi ĐH, CĐ nhưng trên thị trường lao động nguồn cung đã thừa. Ngành Điện, Điện...