Ngành dịch vụ suy yếu đẩy Eurozone vào nguy cơ suy thoái kinh tế
Ngày 4/12, nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) ghi nhận sự suy giảm đáng kể trong tháng 11, khi cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều thu hẹp.
Biểu tượng đồng Euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp của Ngân hàng Thương mại Hamburg ( HCOB) – do S&P Global công bố, giảm xuống 48,3 điểm từ mức 50 của tháng 10, đánh dấu mức thấp nhất trong 10 tháng. Chỉ số dưới 50 điểm cho thấy suy giảm trong hoạt động kinh tế.
Đáng chú ý, lĩnh vực dịch vụ lần đầu tiên kể từ tháng 1 ghi nhận sự suy giảm, khi PMI dịch vụ giảm từ 51,6 xuống 49,5 điểm. Điều này phản ánh nhu cầu kém trên toàn khu vực, khi các đơn đặt hàng mới của khu vực tư nhân giảm tháng thứ sáu liên tiếp và với tốc độ giảm mạnh nhất trong năm. Các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp và Italy đều suy giảm trong hoạt động kinh doanh, với PMI lần lượt là 47,2, 45,9 và 47,7 điểm.
Video đang HOT
Ông Cyrus de la Rubia – chuyên gia kinh tế tại HCOB – nhận định: “Đình lạm là một từ khá khó nghe, đặc biệt với một ngân hàng trung ương, nhưng đó chính là tình hình đang diễn ra ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện nay”. Ông nhấn mạnh rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) đang ở trong tình thế khó khăn khi nền kinh tế cần hỗ trợ tiền tệ, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao.
Sự suy giảm trong lĩnh vực dịch vụ – trước đây là trụ cột hỗ trợ nền kinh tế – đang gây lo ngại về triển vọng tăng trưởng chung của Eurozone, đặc biệt khi tình trạng này diễn ra tại ba nền kinh tế hàng đầu khu vực. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bất ổn chính trị ở Pháp và Đức khiến niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, cùng với lo ngại về các cuộc chiến thương mại liên quan đến chính sách thuế mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong thời gian tới.
Tại Pháp, sự bất ổn chính trị đã ảnh hưởng đến lĩnh vực dịch vụ, khi PMI dịch vụ giảm xuống 46,9 điểm trong tháng 11 từ mức 49,2 của tháng 10, cho thấy sự thu hẹp trong hoạt động kinh doanh. Niềm tin kinh doanh tại Pháp cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn bốn năm, do lo ngại về chính trị.
Ông Leo Barincou – chuyên gia kinh tế cấp cao tại Oxford Economics – cho biết: “Dữ liệu khảo sát mới nhất tiếp tục nhấn mạnh sự yếu kém của nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu và mang lại rủi ro cho sự phục hồi kinh tế khiêm tốn mà chúng tôi không kỳ vọng vào năm 2025.”
Những diễn biến này cho thấy Eurozone đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế, đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ kịp thời từ ECB và các chính phủ thành viên để ổn định tình hình và thúc đẩy tăng trưởng.
Lạm phát tại Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm
Số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 30/8 cho thấy lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 8/2024 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua nhờ chi phí năng lượng giảm mạnh.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 8 giảm xuống còn 2,2% so với cùng kỳ năm 2023, sau khi đạt 2,6% vào tháng 7. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 và gần chạm mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Theo Eurostat, lạm phát lõi, không tính giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá, cũng giảm nhẹ xuống 2,8% từ mức 2,9% của tháng 7, mặc dù vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của ECB.
Giá năng lượng đã giảm 3% trong tháng 8, sau khi tăng 1,2% vào tháng 7 trong khi giá thực phẩm tăng 2,4% so với mức 2,3% ghi nhận trước đó. Lạm phát dịch vụ tăng nhẹ lên 4,2%, có thể do ảnh hưởng của Olympic Paris 2024 ở Pháp, dẫn đến giá nhà ở và phương tiện vận tải hành khách gia tăng.
Dữ liệu mới của Eurostat làm gia tăng kỳ vọng rằng ECB sẽ xem xét cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào ngày 12/9 tới. Giống như nhiều ngân hàng trung ương khác, ECB phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng này đã 10 lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 7/2022, với tổng mức điều chỉnh lãi suất là 4,5 điểm phần trăm. Đến tháng 10/2022, ECB chấm dứt chuỗi tăng theo dõi thị trường. Đến tháng 6/2024, ECB đã quyết định hạ lãi suất xuống 4,25% từ mức 4,5%, tương đương 25 điểm cơ bản, đánh dấu lần đầu tiên ngân hàng này cắt giảm lãi suất kể từ tháng 9/2019.
Lạm phát khu vực Eurozone đã vượt quá 10% vào tháng 10/2022 sau khi giá năng lượng phi mã do ảnh hưởng từ chính sách giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga để phản đối cuộc xung đột Nga - Ukraine.
ECB giữ nguyên lãi suất ở mức cao kỷ lục Ngày 7/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao kỷ lục, đồng thời nhận định lạm phát đang giảm nhanh hơn dự đoán ở thời điểm cách đây vài tháng. Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, ECB giữ lãi suất chủ chốt ở mức 4%...