Ngành công nghiệp ôtô thế giới sắp được giải cứu nhờ Intel?
Công ty đang đàm phán để sản xuất chip cho các nhà sản xuất ôtô nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt chip ở nhiều nhà máy.
Reuters cho biết Pat Gelsinger, CEO Intel, mong muốn sản xuất chip tại chính nhà máy của Intel trong 6-9 tháng. Phát biểu này được đưa ra sau khi Nhà Trắng tổ chức cuộc họp với các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Intel đang đàm phán để sản xuất chip cho ôtô. Ảnh: Tech Spot.
Intel đã đưa kế hoạch giới thiệu bộ phận mới để gia công chip cho các công ty khác mang tên Intel Foundry Services, các nhà xưởng này sẽ được đặt tại Mỹ và châu Âu. Intel Foundry Services sẽ sản xuất các chip lõi x86, Arm và RISC-V bằng công nghệ sản xuất riêng của Intel.
Video đang HOT
Việc bổ sung thêm bộ phận sản xuất chip mới sẽ hỗ trợ không ít đến nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, từ đồ điện tử đến sản xuất ôtô.
Nguyên nhân việc thiếu chip một phần đến từ sự bùng nổ nhu cầu sử dụng đồ điện tử trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: China Daily.
Hiện tại ngành công nghiệp ôtô đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc thiếu chip. Nguyên nhân đến từ sự bùng nổ nhu cầu sử dụng đồ điện tử trong mùa dịch Covid-19, cùng với đó là các lệnh trừng phạt các công ty công nghệ Trung Quốc.
Các hãng ôtô lớn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu chip có thể kể đến như Hyundai, Honda, General Motors…
Dù ngành công nghiệp ôtô và đồ công nghệ đang trong tình trạng thiếu chip để sản xuất, thị trường ôtô trong nước vẫn khá lạc quan và chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng.
Intel đầu tư 20 tỉ USD vào nhà máy sản xuất chip
Tân CEO Intel Pat Gelsinger vừa công bố chiến lược IDM 2.0 của công ty, khởi đầu với khoản đầu tư 20 tỉ USD vào hai nhà máy chế tạo ở Arizona (Mỹ).
Intel chi đậm để xây dựng hai nhà máy giúp nâng tầm sản xuất chip
Theo Engadget , khoản đầu tư này sẽ khiến Intel trở thành một thế lực mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chip, cả cho sản xuất chip riêng cũng như chip của đối tác. Ngoài ra, Gelsinger tiết lộ chip 7nm đầu tiên của công ty, Meteor Lake đã bị trì hoãn từ lâu, sẽ được hoàn thiện thiết kế vào quý 2/2021. Mặc dù vậy, chip này sẽ chỉ được xuất xưởng cho đến năm 2023, chậm hơn một năm so với đề xuất của công ty trước đó.
"Intel là công ty duy nhất có chiều sâu và bề rộng của phần mềm, silicon và nền tảng, đóng gói và quy trình với quy mô sản xuất mà khách hàng có thể tin tưởng vào những đổi mới thế hệ tiếp theo của họ. IDM 2.0 là một chiến lược tốt mà chỉ Intel mới có thể cung cấp, đó là một công thức để chiến thắng", Gelsinger cho biết trong một bài đăng trên blog.
CEO Gelsinger bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách thừa nhận những khó khăn của Intel trong việc sản xuất chip 7nm, điều mà ông cho là do sự chậm trễ chuyển sang kiến trúc 10nm. Trong tương lai, ông cho biết Intel có kế hoạch sử dụng kỹ thuật in thạch bản cực tím (EUV) trong quy trình sản xuất mới.
Bất chấp việc đầu tư nhiều hơn vào các nhà máy chế tạo của riêng mình, Intel vẫn sẽ cần một số trợ giúp từ các xưởng đúc của bên thứ ba để xây dựng chip 7nm, gồm Meteor Lake và Granite Rapids cho các trung tâm dữ liệu. Nguyên nhân vì Intel không thể thúc đẩy sản xuất quá nhiều cho đến khi các cơ sở mới của họ sẵn sàng, vì vậy họ đang cần sự hỗ trợ.
Là một phần của nỗ lực trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực chế tạo chip, Intel đang tung ra một bộ phận mới có tên là Intel Foundry Services (IFS). Gelsinger đề cập Intel hiện làm việc với các đối tác, bao gồm Amazon, Cisco, IBM và Microsoft. Mặc dù vậy ông không chia sẻ thêm nhiều thông tin khác về hoạt động kinh doanh, chỉ biết IFS sẽ được điều hành như một đơn vị kinh doanh của riêng mình và Intel đang hướng tới việc thực hiện những lời hứa của mình với các đối tác.
Tung quảng cáo hết lời chế giễu Apple M1, nhưng Intel lại đang mong được sản xuất chip M1 cho Apple Nhưng đây có thể là kế hoạch kinh doanh đúng đắn nhất của Intel trong nhiều năm gần đây. Dù không phải một khách hàng quá lớn của Intel nhưng việc Apple thay thế bộ xử lý Intel bằng chip tự thiết kế Apple M1 cũng là nhà sản xuất chip thấy không hài lòng. Tuần trước, công ty đã ra mắt chiến...