Ngành công nghiệp livestream: Lời gợi mở cho nền kinh tế số Việt Nam
Sự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử có thể tạo ra một ngành công nghiệp với quy mô hàng chục tỷ USD. Đây hứa hẹn sẽ là một thành tố rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số.
Sức mạnh của nền kinh tế streaming
Video đang là tương lai của nền kinh tế nội dung trên Internet, còn livstream sẽ trở thành xu hướng của các nội dung video. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, trong năm 2018, 80% người dân Mỹ xem nội dung trên các nền tảng livestream hàng tuần.
Mỗi người Mỹ xem nội dung video trung bình khoảng 83 phút/ngày. Trong đó, thời lượng xem các nội dung livestream nhiều gấp 10 lần so với các video tĩnh. Khoảng 42% người dùng Mỹ cho biết chính bản thân họ cũng từng là người phát đi nội dung livestream trên mạng.
Cùng với sự phát triển của tốc độ kết nối Internet và cấu hình các thiết bị đầu cuối, dịch vụ streaming sẽ được ứng dụng nhiều hơn vào giải trí, hội họp trực tuyến và bán hàng online.
Thực tế, người dùng có xu hướng chia sẻ nhiều hơn trên mạng xã hội đối với các nội dung dưới dạng video. Tỷ lệ người dùng chia sẻ nội dung video nhiều hơn khoảng 39% so với các nội dung tĩnh như text và ảnh.
Thống kê cũng cho thấy, 48% người dùng đã từng chia sẻ video về một nhãn hàng nào đó trên mạng xã hội. Quảng cáo video vì thế cũng thu hút được lượng tương tác cao hơn 30% và thời gian xem gấp 3 lần so với các loại hình quảng cáo thông thường.
Khoảng 10 năm trước, video livestream thường chỉ được dùng để truyền tải nội dung game. Thế nhưng, với sự phát triển mạnh của hạ tầng kết nối Internet và cấu hình của các thiết bị đầu cuối, livestream giờ đây đang được ứng dụng nhiều hơn vào các nội dung giải trí, thương mại điện tử,…
Dịch vụ streaming của Netflix có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong đại dịch Covid-19.
Trong đại dịch Covid-19, những nền tảng streaming phim, âm nhạc đang cho thấy sự vượt trội của mình so với cách thức phân phối nội dung truyền thống. Chỉ cần mua 1 gói dịch vụ Netflix với giá tương đương một túi bỏng ngô ngoài rạp, người dùng đã có thể xem rất nhiều bộ phim mà không cần ra khỏi nhà.
Chính vì lý do này, hàng loạt các siêu phẩm bom tấn đã chọn các nền tảng streaming làm nơi công chiếu. Sự chuyển hướng tiếp cận này đã cứu nhiều nhà sản xuất khỏi một “bàn thua trông thấy” trong mùa dịch.
Theo dự báo, đến năm 2022, video sẽ chiếm khoảng 82% lưu lượng Internet. Con số này thậm chí có thể đạt 90% nhờ sự phát triển của 5G. Đây chính là những tiền đề để nền kinh tế streaming có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Video đang HOT
Trung Quốc kiếm hàng tỷ USD nhờ livestream qua mạng
Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp livestream đang trở thành một trào lưu tại Trung Quốc. Quốc gia này đã rất thành công trong việc phát triển live commerce – một hình thức kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử.
Theo báo cáo của iiMedia Research Group, lĩnh vực live commerce tại Trung Quốc đã có mức doanh thu 61 tỷ USD trong năm 2019. Con số này trong năm 2020 sẽ là 136 tỷ USD. Live commerce hiện chiếm khoảng 7% trong cơ cấu doanh thu 867 tỷ USD của cả ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc và được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Hình ảnh mô tả một phiên livestream bán hàng ở Trung Quốc. Sự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử tại quốc gia này đã tạo ra một ngành công nghiệp với quy mô hàng chục tỷ USD.
Trải nghiệm live commerce tại Trung Quốc được ví như sự kết hợp giữa nền tảng livestream Facebook Live và trang thương mại điện tử Amazon.
Không giống như trải nghiệm 2D khi vào các trang web thương mại điện tử thông thường, kênh livestream cho phép người mua hàng có thể nhìn sản phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chính điều này đã khiến doanh số bán hàng của live commerce tăng trưởng mạnh so với hình thức TV Shopping truyền thống.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều nhà bán lẻ Trung Quốc đã chuyển sang live commerce như một cách để cứu vãn tình thế. Kết quả là, trong năm 2020, số người bán hàng thông qua livestream trên Taobao Live (nền tảng live streaming lớn nhất Trung Quốc) tăng gần 300%. Riêng trong tháng 2/2020, thời điểm bùng phát của làn sóng Covid-19 đầu tiên, số người bán hàng trên nền tảng này đã tăng 720% so với chỉ 1 tháng trước đó.
Livestream đã trở thành một kênh bán hàng chính yếu đối với nhiều doanh nghiệp Trung quốc.
Tại Trung Quốc, live commerce đang trở thành kênh bán hàng chủ lực của nhiều cửa hàng, doanh nghiệp. Không chỉ nông dân, hộ kinh doanh cá thể mà ngay cả các quan chức địa phương, người nổi tiếng cũng tham gia vào trào lưu này.
Tháng 4/2020, tỷ phú Jack Ma – người sáng lập Tập đoàn Alibaba đã tham gia vào một cuộc thi bán hàng online với ngôi sao livestream Lý Giai Kỳ (Austin Li). Đến tháng 8 cùng năm, CEO Lei Jun của Xiaomi cũng đã lần đầu tiên trực tiếp tham gia vào một buổi livestream bán hàng trên mạng, từ đó thu về số tiền 30 triệu USD.
Trong Quý 3/2020, chỉ riêng Vi Á (Huang Wei) – người được mệnh danh là “nữ hoàng livestream Trung Quốc” đã có doanh thu bán hàng lên tới 890 triệu USD. Các ngôi sao khác trong top 50 streamer hàng đầu Trung Quốc như Lý Giai Kỳ hay Xin Youzhi cũng có mức doanh thu hàng chục, hàng trăm triệu USD.
Cụ Cui Shuxia (Thiểm Tây, Trung Quốc) đang bán những quả mơ mà mình trồng được thông qua hình thức livestream.
Chính sự xuất hiện của những ngôi sao livestream đã tạo nên một cơn sốt đối với cộng đồng mạng nước này. Cũng vì lẽ đó, livestreaming đang trở thành kênh bán hàng phổ biến và dễ tiếp cận với mọi thành phần trong xã hội Trung Quốc.
Từ những người nông dân bán hoa quả tại vườn, nhân viên môi giới chứng khoán cho tới các tour du lịch, đâu đâu người ta cũng thấy sự xuất hiện của các streamer.
Và cũng từ đây, livestream đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu của các nhân viên kinh doanh. Thậm chí, Trung Quốc đã liệt kê livestream là 1 trong 10 nghề nghiệp mới cùng với kỹ sư blockchain và tiếp thị Internet.
Sự xuất hiện của nền kinh tế streaming với những ví dụ sinh động tại thị trường Trung Quốc sẽ là một mô hình đáng học hỏi cho Việt Nam. Với dân số trẻ, yêu thích công nghệ và tỷ lệ người sử dụng Internet cao, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để biến livestream trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế số.
(Còn tiếp)
Điện toán đám mây đã được các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ứng dụng thành công như thế nào?
Nếu năm 2019 là xu hướng toàn cầu áp dụng đám mây thì 2020 là thời điểm không thể thích hợp hơn để hiện thực hóa điều đó. Điện toán đám mây sẽ là cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất để biến những ý tưởng "tham vọng" thành các ứng dụng tiềm năng.
Theo dự đoán, 80% các tổ chức sẽ di chuyển sang đám mây, lưu trữ từ xa và ảo hóa vào năm 2025.
Các sáng kiến dựa trên đám mây dự kiến sẽ chiếm 70% tổng chi tiêu công nghệ vào năm 2020.
Một tương lai dựa trên nền tảng đám mây đang bắt đầu hình thành, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang cơ sở hạ tầng từ xa. Thúc đẩy áp dụng đám mây dường như là một trong những ưu tiên hàng đầu của các công ty vào năm 2020. Công nghệ dự kiến vẫn sẽ duy trì vị thế ưu tiên trong vài năm tới.
Vậy các công ty đã nắm bắt điện toán đám mây đến đâu rồi?
Ngành bán lẻ và e-commerce
Bán lẻ và e-commerce là những lĩnh vực có mức độ áp dụng và hưởng lợi sớm nhất từ các đám mây. Điện toán đám mây cho họ khả năng xây dựng, ra mắt một nền tảng mới với tốc độ cực nhanh chóng và có thể gần như ngay lập tức gia nhập thị trường.
Lấy ví dụ WOW Holiday, một dịch vụ đặt phòng trực tuyến trên nền tảng web và mobile. Điện toán đám mây cho phép các công ty chọn, thuê các sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhu cầu tại mỗi thời điểm thay vì mua phần cứng và phần mềm cố định, qua đó giảm chi phí, thời gian, công sức xây dựng hệ thống tối đa. Nhờ vậy, dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường nhưng WOW Holiday đã nhanh chóng được biết đến như một địa chỉ chuyên cung cấp gói phòng hạng sang từ VinGroup với chiết khấu cực tốt cho những tín đồ du lịch sành điệu.
Các dự án công nghệ tiềm năng
Cũng tương tự như bán lẻ và e-commerce, nhiều dự án công nghệ ban đầu được cho là "viển vông" sau khi ứng dụng tối đa sức mạnh của đám mây đã thực sự trở thành hiện thực.
Mạng xã hội (MXH) dành cho người Việt Lotus mới ra mắt có thể xem là một ví dụ điển hình. MXH chưa bao giờ là sân chơi dành cho những "tay mơ" công nghệ. Bởi để đáp ứng được một cộng đồng người dùng có thể lên tới hàng trăm nghìn, hàng triệu thậm chí chục triệu... đòi hỏi khả năng vận hành nhiều yếu tố công nghệ như dữ liệu lưu trữ, sao lưu dự phòng... Do đó, yêu cầu về một nền tảng hạ tầng đủ sức mạnh là bắt buộc.
Sở hữu hàng nghìn Cloud Server với hệ thống data center đạt chuẩn Tier III, đạt tổng lượng băng thông 100 Mpbs, uptime lên tới 99,99%, hệ thống cho khả năng chịu tải lớn, có thể xử lý hàng triệu yêu cầu/giây theo thời gian thực. Tất cả những vấn đề đặt ra đều được hạ tầng thiết bị mạnh mẽ do BizFly Cloud phát triển lo liệu chi tiết.
Truyền thông báo chí và truyền hình trực tiếp
Chúng ta hẳn vẫn chưa quên sự kiện ra mắt ô-tô VinFast trên đất Mỹ. Là "cú nổ quan trọng" của thương hiệu xe Việt đầu tiên, sự kiện đã thu hút mức quan tâm cực lớn trên khắp các kênh sóng truyền hình và trực tuyến lúc bấy giờ, cán mốc hơn 1 triệu người xem livestream trực tiếp ở đỉnh điểm buổi phát sóng. Để có thể tiếp cận số người xem khổng lồ mà vẫn duy trì được tốc độ phát liền mạch và tức thời, các cụm Cloud Server cùng cổng kết nối API của BizFly Cloud đã phải vận hành với cường độ rất lớn.
Như chúng ta đã biết, người xem có thể tiếp cận nội dung qua nhiều công cụ hoặc thiết bị với thông số máy khác nhau, mà mỗi loại lại cần bộ mã codec riêng biệt tương ứng để tối ưu hóa nội dung truyền phát. Do việc livestream yêu cầu quay phát video và chuyển đổi mã codec (transcoding) trong cùng một lúc, nên chắc chắn sẽ "ngốn" nhiều băng thông trên mạng lưới đám mây (cloud) hơn là các video có nội dung được ghi sẵn. Nhờ sở hữu băng thông đầu vào lớn tới 32Gbit network, có thể mở rộng theo nhu cầu cùng băng thông ra internet lên đến 100Mbps, hệ thống máy chủ BizFly Cloud đã xuất sắc đáp ứng yêu cầu xem trực tiếp sự kiện kể trên từ hàng triệu người dùng, phân bố trên khắp mọi miền đất nước.
Từ lâu, tiềm năng xử lý dữ liệu của điện toán đám mây cũng đã được nhìn ra và áp dụng phổ biến trong môi trường báo chí trực tuyến. Duy trì các trang với hàng chục triệu độc giả theo dõi, đọc tin hàng giờ như Kênh14, Tuổi Trẻ, CaFeF, GenK, aFamily..., cần lượng băng thông, network lên tới hàng trăm Mbps. Việc nhanh chóng ứng dụng điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa từ sớm là một trong những yếu tố giúp những trang tin này vươn lên hàng đầu và duy trì vị trí đó tới nay.
Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên của điện toán đám mây và vẫn cần phải chờ đợi xem tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên, trong lúc công nghệ vẫn đang là "điểm nóng", các công ty biết cách tận dụng những tính năng vượt trội của nó sẽ vượt qua các đối thủ cạnh tranh và trở thành người dẫn đầu thị trường. Với kinh nghiệm phục vụ hơn 200 website tin tức, vận hành hệ thống cho hơn 2000 khách hàng, trong đó có các Khách hàng lớn như VTV, Vingroup, Fahasa, Topica, Thẩm mỹ Thu Cúc, Đất Xanh Miền Bắc, Foodbook..., cùng hệ giải pháp đám mây toàn diện BizFly Cloud sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định nhu cầu, lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong hành trình chuyển đổi số của riêng họ.
Ngành công nghiệp livestream tỷ đô lời lãi đến mức nào mà đích thân Jack Ma, siêu sao Kim Kardashian online bán hàng? Sức hút doanh số khủng, giấc mơ trở thành siêu sao bán hàng khiến nhiều người tham gia vào lĩnh vực livestream. 8 tháng trước, Meng Hu đã bỏ việc làm tiếp viên hàng không tại Quảng Châu, Trung Quốc để theo đuổi giấc mơ trở thành một ngôi sao mạng. Cô này đã gửi thông báo nghỉ việc tới cho hãng hàng...