Ngành chế biến tôm giữ vững ‘thành trì’ xuất khẩu
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm vẫn nỗ lực giữ vững sản xuất trong những tháng cuối năm 2021.
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh: TTXVN
Kể từ khi cả nước đồng loạt thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại đối diện với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 mới. Điều này gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm nói riêng. Dù vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm vẫn nỗ lực giữ vững sản xuất trong những tháng cuối năm 2021.
Trong hơn 1 tháng qua, cả nước không còn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, chuyển sang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Cũng chính thời điểm này, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại liên tục gia tăng số ca nhiễm COVID-19 khiến nhiều địa phương khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong khung giờ từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau như: Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… để hạn chế sự lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), sở dĩ xảy ra vấn đề này là do người lao động từ vùng dịch về mang theo mầm bệnh. Một số người tránh né khai báo, cách ly nên đã trở thành điểm nóng, ổ dịch. Có địa phương do hạn chế chỗ cách ly tập trung, phải phân chia, sàng lọc để một số người lao động ít rủi ro cách ly tại nhà.
Nhận thức người dân còn hạn chế, nhiều gia đình không đáp ứng đủ tiêu chí cách ly… khiến người cách ly và người nhà tiếp xúc nhau. Thêm vào đó, đối với các trường hợp trong khu cách ly tập trung tại các địa phương, do hạn chế phòng riêng nên có tình trạng lây lan làm tăng ca bệnh. Hiện nay, có nhiều ca nhiễm không tìm ra nguồn lây tạo thêm nhiều điểm ổ dịch mới.
Trước bối cảnh này, các ngành kinh tế nói chung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngành sản xuất và chế biến tôm nói riêng đang dồn hết sức để giữ vững sản xuất. Đặc biệt, thời gian còn lại của năm 2021 chưa đầy 2 tháng để có thể đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với nhà nhập khẩu nước ngoài. Thời gian sản xuất cầm chừng diễn ra quá lâu, ngành tôm không còn thời gian để chạy đua về đích, hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm 2021.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp, chế biến, xuất khẩu tôm đã nhanh chóng rà soát, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rà soát lại người lao động để sàng lọc ra xét nghiệm và sắp xếp chỗ ở tại chỗ mỗi ngày. Có ngày, doanh nghiệp chế biến tôm phải làm thao tác sàng lọc và xét nghiệm nhiều lần, thay vì 3 ngày/lần như thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trước đây.
Với thao tác sàng lọc này, số người lao động của nhà máy ít dần vì doanh nghiệp không thể đưa đón người lao động ở những xã, ấp xảy ra dịch bệnh cũng như người lao động của chính doanh nghiệp nhiễm bệnh phải đưa đi cách ly tại nhà, không thể làm việc, ông Hồ Quốc Lực cho biết.
Video đang HOT
Không những vậy, các doanh nghiệp ngành tôm cũng nhanh chóng đưa ra giải pháp sàng lọc khắt khe hơn để giữ vững thành trì sản xuất như: trong 3 ngày phải xong 1 lượt kiểm tra, sàng lọc toàn bộ người lao động của nhà máy, doanh nghiệp. Thậm chí kiểm tra kháng thể vẫn chưa tạo đủ độ tin tưởng, doanh nghiệp phải mua thiết bị kiểm tra PCR cho người lao động theo chu kỳ 3 ngày/lần. Với tần suất sàng lọc tăng lên, kiểm tra chi tiết hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất đội lên nhiều lần so với giai đoạn sản xuất cầm chừng.
Đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, Ủy ban Tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã họp bàn các nội dung liên quan việc phục hồi hoạt động các doanh nghiệp chế biến nói chung, ngành tôm nói riêng, nhất là vấn đề nguyên liệu, thị trường…, với phương châm giữ vững an toàn trước khi triển khai sản xuất, an toàn mới sản xuất.
Nỗ lực về đích
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 1,07% so với cùng kỳ năm 2020. Giải thích cho sự sụt giảm này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, trong những tháng qua, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm phải hoạt động cầm chừng do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021 chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ những kim ngạch xuất khẩu trong quý I – II năm nay tăng vọt. Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu chỉ tăng lượng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng hơn so với trước, các sản phẩm còn lại đều có dấu hiệu giảm trong tháng qua.
Với diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, việc đạt mục tiêu xuất khẩu tôm trong năm 2021 từ 3,8 – 4 tỷ USD như đã đề ra là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu tôm cũng nỗ lực hết sức, nắm bắt thời cơ thị trường, đặc biệt là nhu cầu tích trữ thực phẩm để đón Lễ Giáng sinh sắp tới của Mỹ và các nước châu Âu.
Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khai thác thói quen tiêu dùng con tôm của các thị nhập khẩu để tăng cường sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu. Đại diện Hiệp hội này cho biết, người tiêu dùng ở nhiều thị trường vẫn đang tiếp tục xu hướng ưa chuộng thực phẩm chế biến sâu, tích hợp nhiều tiện ích, thuận lợi trong việc chế biến món ăn nhanh nhất. Chế biến sâu lại là lợi thế cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam, với nhiều nhà máy có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo các yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và đội ngũ công nhân lành nghề.
Khi đi vào phân khúc sản phẩm tôm chế biến sâu, ngành tôm Việt Nam sẽ tránh được sự cạnh tranh đang ngày càng mạnh mẽ từ Ấn Độ và Ecuador, hai quốc gia vốn có thế mạnh về xuất khẩu tôm thô hoặc tôm sơ chế nhờ vào nguồn tôm nguyên liệu dồi dào và giá rẻ. Như vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay cũng đã tạo điều kiện nhất định cho ngành tôm Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chế biến sâu, qua đó tiếp tục giữ được thị trường, thị phần của mình ở những thị trường quan trọng.
Theo các chuyên gia ngành tôm, nguồn tôm dự trữ trong kho ở nhiều thị trường quan trọng hiện không còn nhiều trong bối cảnh các dịp lễ hội lớn đang đến gần như Lễ Giáng sinh, đón năm mới 2022. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu tôm ở các thị trường quan trọng sẽ tăng lên trong tháng cuối năm.
Với những yếu tố này, nguồn cung tôm trên phạm vi toàn cầu trong những tháng cuối năm dự báo giảm. Do đó, giá tôm sẽ tăng lên, nhất là với tôm cỡ lớn do thiếu hụt nhiều so với nhu cầu. Đây là cơ hội để ngành tôm Việt Nam cố gắng đạt được mục tiêu đề ra.
Khẩn: Các tỉnh không yêu cầu người vào địa bàn trình kết quả xét nghiệm
Ngày 8/11, Bộ Y tế có công văn khẩn về việc triển khai Nghị quyết 128, trong đó lưu ý các địa phương không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố.
Theo đó, trên cơ sở theo dõi và tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, Bộ Y tế đề nghị các Bộ/ngành và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai một số nội dung sau.
Thứ nhất, chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 128, Quyết định 4800; thường xuyên đánh giá cấp độ dịch theo từng cấp (từ cấp xã và khuyến khích quy mô nhỏ nhất có thể) để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp và công bố, cập nhật kết quả đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
Thứ hai, chỉ đạo tăng cường chủ động rà soát, giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo hướng dẫn.
Ảnh minh họa: Khánh Hồng.
Cụ thể:
Về xét nghiệm SARS-CoV-2
Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh các địa phương xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh, không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định. Trong đó, lưu ý căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà theo hướng dẫn. Bên cạnh đó cần thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch cho người dân.
Về tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe
- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19): Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
- Những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19: Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
- Những người chưa được tiêm vaccine: Thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.
- Những người đã tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc khỏi bệnh Covid-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Thứ ba, chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở thực hiện nghiêm việc tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động.
Theo đó, xét nghiệm khi có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ; xét nghiệm khi bắt đầu tổ chức lại sản xuất; xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19. Việc xét nghiệm được thực hiện bằng phương pháp gộp mẫu khi xét nghiệm định kỳ, sàng lọc; xét nghiệm kháng nguyên nhanh (gộp 3-5) hoặc xét nghiệm RT-PCR (gộp 10-20).
Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế của các cơ sở, các địa phương chủ động quyết định cụ thể theo từng cấp độ dịch về: tần suất, tỷ lệ xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao; phương án tổ chức lưu trú tập trung, cách ly và tổ chức sản xuất khi có dịch tại cơ sở lao động. Dừng áp dụng các nội dung có liên quan đến tần suất, tỷ lệ xét nghiệm, phương án lưu trú tập trung, cách ly, tổ chức sản xuất khi có dịch tại cơ sở lao động tại các văn bản trước đó.
Trước đó, ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Ngày 12/10, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4800 hướng dẫn tạm thời các biện pháp chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128.
Hồi sức cho doanh nghiệp - Bài 2: Nỗ lực từ nhiều phía Trong gần 2 năm qua, sự hoành hành và tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã tàn phá nhiều thành quả kinh tế - xã hội của hầu khắp các quốc gia trên thế giới; trong đó, có Việt Nam. Dây chuyền sản xuất tại Công ty Dệt may Eclat Việt Nam, Đồng Nai. Ảnh: Công Phong/TTXVN Sức khoẻ và tính...