Ngang nhiên nhận học Cao đẳng chính quy khi chưa có bằng Trung học Phổ thông
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quy bao gồm cả đối tượng chưa có bằng Trung học Phổ thông.
Ảnh minh họa
Thí sinh chưa có bằng Tốt nghiệp được cho nợ để học Cao đẳng chính quy ( Video: Nhóm Phóng viên thực hiện vào ngày 25/8)
Trên một số trang web liên kết tuyển sinh với trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội quảng cáo: Tuyển sinh đối với hệ Cao đẳng chính quy, đối tượng bao gồm cả những thí sinh chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Để tìm hiểu rõ thực hư của câu chuyện này, nhóm phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại cơ sở số 3 của trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội có địa chỉ tại phòng 107, nhà D, số 3 Chùa Láng (nằm trong Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam).
Tại đây, thí sinh dù chưa biết điểm thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, chưa có bằng Trung học Phổ thông vẫn được tư vấn đăng ký hệ Cao đẳng Chính quy của nhà trường.
Một số nhân viên gọi đây là hình thức tạo điều kiện cho “nợ” chuẩn đầu vào. Thí sinh cũng được hướng dẫn đóng tiền nhập học để “giữ chỉ tiêu”.
Với cách tuyển sinh “vơ bèo vạt tép” kiểu này đặt ra dấu hỏi về chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội.
Những hình thức tuyển sinh phản cảm
Một số trường đại học sử dụng phương thức tuyển sinh phản cảm khiến thí sinh và phụ huynh phiền lòng.
Học sinh dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 ở Hà Nội ảnh minh họa
Cách đây khoảng nửa tháng, nhiều thí sinh ở khu vực phía Nam, đặc biệt là TPHCM nhận được nhiều tin nhắn đến từ trường ĐH Gia Định với nội dung chê thí sinh có điểm thi thấp, mời chào vào học trường ĐH Gia Định...
Kỳ Duyên, học sinh một trường THPT ở quận Thủ Đức, TPHCM, nói em nhận được tin nhắn với nội dung: "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TPHCM để nhập học sớm. Vào www.giadinh.edu.vn/tuyensinh2020 nộp hồ sơ ưu tiên".
Trường này không chỉ gửi tin nhắn 1 lần mà nhiều lần cùng với nội dung như trên khiến Duyên rất khó chịu. Sau đó, trường ĐH Gia Định gửi tin nhắn xin lỗi với nội dung: "Hiện nay hệ thống SMS của ĐH Gia Định đang bị sự cố nghiêm trọng. Nhà trường rất xin lỗi nếu bạn bị làm phiền bởi các tin nhắn trong ít giờ qua".
Chị Nguyễn Thuỳ Chi, có con học trường THPT Nguyễn Hữu Cầu ở huyện Hóc Môn, TPHCM, nói rằng, chị rất bực mình khi con và cháu chị có điểm thi khá cao (23,75 và 26,75 điểm) nhưng lại nhận tin nhắn của trường ĐH Gia Định mời nộp hồ sơ nhập học với nội dung tương tự Kỳ Duyên nhận được. Chị thắc mắc: "Không biết họ lấy dữ liệu của con và cháu tôi ở đâu để nhắn tin bởi hai cháu không đăng ký vào trường". Trước phản ứng của dư luận, trường ĐH Gia Định đã phải đăng đàn xin lỗi thí sinh và phụ huynh. Trường giải thích rằng, đây là sự cố hệ thống tin nhắn và mong nhận được cảm thông từ phía thí sinh, phụ huynh.
Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin 191/259 học sinh lớp 12 trường THPT An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cùng nhận giấy báo trúng tuyển của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Ông Lê Thanh Vân, Hiệu trưởng trường THPT An Thới, nói: "Đầu năm 2020, sau khi kết thúc học kỳ I, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đến trường THPT A Thới tư vấn tuyển sinh. Giấy báo trúng tuyển được gửi tới phụ huynh, học sinh từ cuối tháng 8. Tuy nhiên, nhiều học sinh tưởng có nhầm lẫn bởi các em cũng không nhớ mình có đăng ký xét tuyển vào trường hay không". PGS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, xác nhận có sự việc này.
Mỗi năm, các trường phổ thông đón trên dưới chục đoàn đến tư vấn tuyển sinh. Ngoài việc thông tin ngành học, nhiều trường gửi phiếu đăng ký xét tuyển cho học sinh. Với tâm lý theo bạn bè, không ít em đăng ký một lúc cả chục trường...
Nhật Bản: Kế hoạch đổi thời gian khai giảng gặp khó Nhật Bản từ lâu có quy định HS lớp 1 bắt đầu vào trường tiểu học khi hoa anh đào nở rộ vào đầu tháng 4. Việc bắt đầu năm học mới vào thời gian này sẽ là bình thường với bậc phổ thông. Trẻ em Nhật Bản bắt đầu năm học mới vào tháng 4. Tuy nhiên, việc này lại gây ra...