Ngăn tình huống giáo viên chấm bài của học sinh mình dạy
Một điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là giáo viên của địa phương sẽ coi thi, chấm thi hoàn toàn, thay vì có thêm cán bộ trường ĐH như năm ngoái. Nhiều người lo ngại, giáo viên sẽ chấm thi trúng bài thi của học sinh mình dạy.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được giao cho các địa phương tổ chức và chịu trách nhiệm hoàn toàn
Lãnh đạo một Sở GD&ĐT mới đây cho rằng, để tổ chức coi thi chéo rất dễ, nhưng để tránh chuyện giáo viên chấm bài của học sinh mình thì cần phải tính toán. Bài thi của các hội đồng sau khi tập kết về một địa điểm, công tác rọc phách ngẫu nhiên và chấm như bình thường có thể xảy ra tình huống giáo viên chấm trúng bài thi học sinh mình dạy.
“Vì thế, trong tập huấn và họp về thi, Sở GD&ĐT sẽ tính toán việc tách thi của từng khu vực ra hay không”, vị này nói. Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, nêu phương án giải quyết tình huống này bằng cách lập hai hội đồng chấm thi A và B và phân bổ giáo viên chấm thi chéo ngay từ đầu.
Tỉnh Nghệ An năm nay có 32.000 thí sinh dự thi, đang chuẩn bị 61 điểm thi, trong đó điểm thi ở huyện miền núi Quế Phong, Kỳ Sơn cách trung tâm thành phố tới 200km. Do đó, Sở GD&ĐT Nghệ An lên phương án giao đề thi cho các điểm thi ở xa trước kỳ thi một ngày.
Video đang HOT
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, nói rằng, quy chế thi không quy định phải “nhốt” cán bộ chấm thi, nhưng để không xảy ra tình huống đáng tiếc, những cán bộ chấm thi trắc nghiệm năm nay sẽ được “nhốt” đến khi hoàn thành điểm.
Sở còn tính đến phương án “nhốt” cả lực lượng chấm thi tự luận, nhưng có tới hơn 500 cán bộ, giáo viên nên thôi. “Nhốt” nhiều người quá sẽ rất tốn kém. Trong các khâu tổ chức, thực hiện kỳ thi năm nay, ông Thành lo nhất vẫn là in sao đề làm sao phải bảo mật. Thứ hai là vận chuyển bài thi trên đường đi và lưu giữ làm sao an toàn.
“Bài thi đi trên đường, về đến điểm thi nhưng mình vẫn rất lo lắng, do đó đã đề nghị công an tỉnh cùng công an huyện thị tuần tra, kiểm tra đột xuất”, ông nói.
Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng quản lý và Kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết, năm nay địa phương dự kiến có 12.000 thí sinh dự thi với 21 điểm thi. Năm nay điều động lực lượng giáo viên coi thi gấp đôi năm ngoái, cán bộ chấm thi cũng điều động nhiều hơn.
Quy chế thi quy định sau mỗi ngày thi, bài thi phải được tập kết về một khu vực. Tuy nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu có huyện Côn Đảo cách đất liền tới 4 giờ đi tàu cao tốc, do đó đề thi sẽ được vận chuyển 1 lần ra đảo trước kỳ thi 1 ngày. Còn bài thi cuối ngày vẫn có ê-kíp vận chuyển về đất liền để đảm bảo đúng quy chế.
Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu tham mưu UBND tỉnh rà soát tỉ mỉ từng khâu, đặc biệt là khâu lựa chọn con người. Trong đó có việc cử lực lượng công an thẩm tra tư cách, đạo đức cán bộ ở một số vị trí chủ chốt như in sao đề thi, trường điểm thi.
Sẽ tinh giản chương trình dạy - học dù 'không còn' Covid-19
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng GD-ĐT, thời gian tới sẽ thực hiện tinh giản nội dung dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng giáo dục phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.
Khi tinh giản chương trình, giáo viên sẽ có thời gian để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Dù không chịu ảnh hưởng vì dịch Covid-19, nhưng Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tính toán để tinh giản chương trình không còn phù hợp trong sách vở và dành nhiều thời gian hơn cho học sinh (HS) trải nghiệm thực tế và học những điều cần cho cuộc sống.
Từ đầu tháng 6 tới nay, Bộ vừa hoàn thành các đợt tổ chức tập huấn về xây dựng kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục cho tổ trưởng chuyên môn cốt cán của các trường THPT trên cả nước.
Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng để ứng phó với dịch Covid-19, Bộ đã tinh giản nội dung dạy học của chương trình học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 và được sự hưởng ứng từ HS, giáo viên và toàn xã hội.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng GD-ĐT, thời gian tới sẽ thực hiện tinh giản nội dung dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng giáo dục phát triển phẩm chất năng lực cho HS.
Cũng theo ông Hồng, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá cần phải đồng bộ với hoạt động tinh giản nội dung dạy học. Điều này giúp giáo viên, HS có thêm nhiều thời gian thực hiện các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mới để hình thành và phát triển phẩm chất năng lực người học.
Bà Phạm Thị Kim Sanh, giáo viên Trường THPT Trương Vĩnh Ký (H.Chợ Lách, Bến Tre), đánh giá việc tinh giản nội dung dạy học của chương trình hiện hành để đổi mới dạy học, là hết sức cần thiết. Lý do là chương trình, sách giáo khoa hiện nay có nhiều nội dung nặng tính hàn lâm, thiếu ứng dụng thực tiễn, nội dung kiến thức một số môn và giữa các lớp học có sự trùng lặp.
Nhiều giáo viên ở các đợt tập huấn đều mong muốn, nếu Bộ tinh giản chương trình, giáo viên sẽ có thời gian để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, mang lại sự hứng thú và hiểu biết kiến thức chuyên môn lẫn thực tế cho HS.
Ông Sái Công Hồng cho biết sau khi được tập huấn, giáo viên của các tổ chuyên môn sẽ đề xuất nội dung tinh giản, xây dựng các chủ đề, nhóm chủ đề theo nội dung đã tinh giản.
Sản phẩm này được Sở GD-ĐT các tỉnh tổng hợp, gửi về Bộ. Bộ sẽ mời các nhà khoa học nghiên cứu đề xuất của giáo viên để tiến hành tư vấn cho Bộ ban hành hướng dẫn và thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Hiện nay Bộ đang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT. Đây sẽ là căn cứ pháp lý và giải pháp đồng bộ để giáo viên vững tin khi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS.
Nền tảng của trường học an toàn Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, học sinh. Lần đầu tiên những việc không được làm của từng thành viên trong nhà trường được đưa...