Ngăn “tiến sĩ giấy” khi… “hạ chuẩn”?
Không phải tiêu chuẩn tiến sĩ ở lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có thể “đóng đinh”, nhưng cần đánh giá linh hoạt và chính xác để không còn “ tiến sĩ giấy”.
Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ vừa được bộ GD&ĐT ban hành gây nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề tiêu chuẩn đầu ra.
Theo đó, bài báo quốc tế không còn là yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu sinh nữa. Cụ thể, quy chế mới yêu cầu nghiên cứu sinh là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.
Cũng theo quy chế mới, người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng không cần có công bố quốc tế.
Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng, quy chế mới đã… “hạ chuẩn” tiến sĩ, đặc biệt đối với ngành khoa học xã hội.
Ngay sau khi hành trình trở thành tiến sĩ của các nghiên cứu sinh được “cởi trói” một phần, cũng đã xuất hiện những ý kiến trái chiều. Mặc dù có những người “luyến tiếc” vì “tiêu chuẩn không quá gắt gao, liệu có “nở ra” thêm nhiều tiến sĩ giấy?!”; nhưng cũng có không ít người ủng hộ, bởi lẽ, không phải ngành nào cũng phù hợp và dễ dàng có một bài báo quốc tế.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, chỉ cần phát hiện ra cái mới và chứng minh tính đúng đắn thì cơ hội được công nhận đã gần như tuyệt đối; nhưng còn đối với các lĩnh vực khác như văn hóa, ngôn ngữ, an ninh quốc phòng, đối ngoại,… thì lại rất “khoai”.
Chẳng hạn, đối với ngành khoa học xã hội, có những vấn đề có thể đúng ở quốc gia này, nhưng lại chưa chắc đã được quốc gia khác công nhận. Tương tự, còn có những vấn đề thuộc về chính sách lớn giữa các quốc gia cũng có quan điểm khác nhau. Chính vì vậy, đâu thể “bê nguyên si” những lý luận ở quốc gia này áp vào quốc gia kia?!
Video đang HOT
Đó là chưa kể đến, nếu “bất chấp” để những nội dung nghiên cứu ấy được đăng một cách “cứng nhắc” trên tạp chí quốc tế và được công nhận, nhưng lại chẳng mang lại kinh nghiệm thực tiễn gì cho Việt Nam, thì cũng chẳng có giá trị. Lý luận mà không đi đôi với thực tiễn thì hoàn toàn lãng phí thời gian, công sức mà thậm chí là lãng phí cả tài năng. Mục đích sau cùng của nghiên cứu khoa học chính là để phục vụ thực tiễn.
Tuy nhiên, điều lo ngại của một số chuyên gia về thực trạng “lò ấp” tiến sĩ liệu có tái diễn khi “hạ chuẩn” cũng không phải hoàn toàn vô cớ.
Trước đây, do quy định về bài báo quốc tế bắt buộc và tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào khắt khe nên số lượng nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo bị giảm đáng kể và số nghiên cứu sinh đủ điều kiện bảo vệ cũng giảm. Nhưng bù lại, người hướng dẫn có trách nhiệm hơn, thái độ làm việc của nghiên cứu sinh nghiêm túc hơn, chất lượng luận án được nâng cao, số lượng bài báo quốc tế cũng tăng lên hằng năm. Nhờ vậy, chất lượng tiến sĩ cũng dần được khẳng định.
Điều đó có nghĩa, một số ràng buộc tối thiểu cũng là cần thiết để có đội ngũ học thuật thực sự chất lượng.
Vậy, nên chăng, mặc dù linh hoạt trong đánh giá đối với những lĩnh vực nghiên cứu không có quy chuẩn quốc tế chung, chúng ta cũng cần có những yêu cầu khắt khe riêng đối với từng ngành, từng lĩnh vực, để không làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Và trách nhiệm này, nên đặt tại các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học, nơi trực tiếp nhận nghiên cứu sinh, để kịp thời ngăn chặn những “tiến sĩ giấy” chuẩn bị “ra lò” từ những “kẽ hở”.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!
Đào tạo tiến sĩ: Có cần chuẩn riêng cho KHXH và KHTN?
Để đăng một bài báo quốc tế thuộc ngành KHXH rất khó. Có cần chuẩn riêng cho ngành KHXH và KHTN hay không là vấn đề đang được đặt ra.
Chuẩn mới có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ?Vì sao Việt Nam cần đào tạo nhiều tiến sĩ?
Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được Bộ GD-ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021, bài báo quốc tế không còn là yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu sinh nữa.
Cụ thể, quy chế mới yêu cầu nghiên cứu sinh là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.
Bên cạnh đó, theo quy chế mới, người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng không cần có công bố quốc tế.
Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng, quy chế mới đã "hạ chuẩn" tiến sĩ, đặc biệt là đối với ngành khoa học xã hội (KHXH).
Không tranh cãi chuyện quy chế mới "hạ chuẩn" tiến sĩ hay không, trao đổi với Đất Việt, các chuyên gia đều khẳng định, công bố quốc tế của ngành KHXH khó hơn nhiều so với ngành Khoa học Tự nhiên (KHTN).
Theo GS.TSKH Lý Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho hay, nguyên nhân của thực trạng này một phần do điều kiện của các tạp chí quốc tế, một phần do trình độ của người viết.
Theo một số chuyên gia, công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH khó hơn so với KHTN. Ảnh minh họa
Như ngành ngôn ngữ học của ông, muốn đăng một bài báo quốc tế không hề đơn giản. Trước hết, phải có tạp chí chịu đăng lĩnh vực chuyên môn của mình, thứ hai khâu thẩm định của các tạp chí quốc tế rất kỹ. Có tạp chí yêu cầu phải có 2 người đọc và góp ý cho bài viết... Trong khi đó, với KHTN, chẳng hạn như Toán học, có cái mới là được đăng. Việt Nam có rất nhiều người giỏi trong Toán học và đây cũng là lĩnh vực Việt Nam có nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế.
Về trình độ của người viết, trong lần trao đổi với Đất Việt trước đây, ông Thắng cũng đã chỉ ra rằng, trình độ và sự cập nhật tri thức của người viết với thế giới bị xa cách. Những vấn đề quốc tế quan tâm hiện nay đã có nhiều thay đổi, nếu người viết không theo dõi thì không thể tham gia và theo kịp được. Dù viết bài về vấn đề nào đó về tiếng Việt nhưng cần phải móc nối với vấn đề quốc tế quan tâm thì mới có thể đăng trên tạp chí quốc tế.
Bên cạnh đó, đời sống vật chất có tác động không nhỏ đến sự sáng tạo của nhà khoa học. Nếu nhà khoa học đủ sống, họ có thể cống hiến hết mình cho khoa học, nhưng ngược lại, nếu không đủ sống, nhà khoa học phải dạy thêm, dịch thuật và làm nhiều công việc khác để tồn tại. Thực tế này ảnh hưởng đến năng lực công bố học thuật quốc tế trong lĩnh vực xã hội, nhân văn.
Cũng cho ý kiến về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết, đối với ngành KHXH, có nhiều vấn đề đúng ở ở quốc gia này nhưng chưa chắc đã được quốc gia khác chấp nhận.
Tương tự, những vấn đề thuộc về chính sách lớn, giữa các quốc gia cũng có quan điểm khác nhau.
Cho nên, theo GS.TS Phạm Tất Dong, đối với những vấn đề về học thuật thì có thể đăng trên tạp chí quốc tế, song cũng có những vấn đề lại không thể đăng do khác nhau về quan điểm.
"Điều quan trọng là trước khi công bố, phải xem bài báo ấy có tác dụng trong thực tế hay không. Một bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế và được công nhận song không áp dụng được vào Việt Nam thì viết để làm gì?", Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh.
Ông kể lại một câu chuyện hài hước đã xảy ra cách đây nhiều năm. Một nghiên cứu sinh viết đề tài về những thủ đoạn ăn cắp xe đạp rất hay, thế nhưng trước khi người này ra bảo vệ thì trộm đã lấy cắp mất xe đạp của người này.
"Điều ấy cho thấy nhiều người chỉ nói được lý thuyết, mà tình trạng này hiện nay rất nhiều. Luận án đưa ra giải pháp nhưng giải pháp ấy không ứng dụng được trong thực tế", GS Dong nhận xét và cho rằng điều này khác hoàn toàn với ngành KHTN - vốn có lợi thế hơn nhờ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Cũng bởi vậy mà ông cho rằng, không thể có quy chế chung cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Mỗi ngành có quy luật riêng, có yêu cầu riêng về chính sách, mỗi nhà nước cũng có văn bản riêng về những vấn đề này.
"Học thuật có thể thống nhất, nhưng quan điểm thì khác nhau, do đó cần có những quy định đặc thù cho các ngành chuyên môn khác nhau", GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ quan điểm.
Trong khi đó, tỏ ra thận trọng hơn, GS.TSKH Lý Toàn Thắng cho rằng, cần tìm hiểu xem các nước làm thế nào? Họ có cần quy chế riêng cho KHXH và KHTN hay không?
Không cần bài báo quốc tế, nghiên cứu sinh từ 2017 tới nay vẫn được tốt nghiệp Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào năm 2017, 2018, 2019, 2020 tới đây sẽ tốt nghiệp mà không cần bài báo quốc tế gây nhiều tranh cãi. Ngay sau khi ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, Bộ GD&ĐT vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia, nhà khoa...