“Ngân sách định dùng để làm sách giáo khoa có thể đầu tư cho GD miền núi”

Theo dõi VGT trên

Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi.

Đó là ý kiến của PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc Bộ GD&ĐT không biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Chiều 16/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Về việc biên soạn một bộ sách giáo khoa sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (16 triệu USD), ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biên soạn một bộ SGK (do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện) theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuy nhiên, qua 2 lần đấu thầu, Bộ GD&ĐT không tuyển chọn đủ tác giả để biên soạn bộ SGK chuẩn vì hầu hết chuyên gia đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai công việc.

Về điều này, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa IX, đại biểu Quốc hội 5 khóa (VII, VIII, IX, X, XI) cho rằng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc.

Do vậy, hiện nay chúng ta có 5 bộ SGK đạt yêu cầu nên không cần tiêu tốn tiề.n ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng nữa.

Ngân sách định dùng để làm sách giáo khoa có thể đầu tư cho GD miền núi - Hình 1

PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Thưa PGS.TS, bà đán.h giá thế nào về bước đầu triển khai xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản SGK của ngành GD&ĐT trong thời gian qua?

Việc thực hiện một chương trình có một số SGK tiến hành trên quan điểm đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29-NQ/TW.

Nếu làm được, sẽ phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm dạy học, có nhận thức, hiểu biết về đổi mới tham gia biên soạn sách.

Đội ngũ biên soạn SGK đông đảo, nhờ đó tr.ẻ e.m được tiếp xúc kiến thức đa dạng. Tôi cho rằng, chủ trương này rất đúng.

Quan điểm về chương trình và SGK đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vai trò SGK rất quan trọng. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy rõ bản chất vấn đề, rằng chương trình mới quyết định.

Do tầm quan trọng của chương trình nên Nhà nước, mà cụ thể là Bộ GD&ĐT phải tổ chức hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định SGK.

Được trực tiếp tham gia vào quá trình này cũng với rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín, tôi thấy rằng, cả hai hoạt động đều được Bộ GD&ĐT tổ chức tốt, có trình tự, nghiêm túc, khách quan và sẵn sàng tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa.

Ngân sách định dùng để làm sách giáo khoa có thể đầu tư cho GD miền núi - Hình 2

“Cánh diều” là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên thực hiện hóa Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội.

Video đang HOT

Cá nhân tôi cho rằng, cả 5 bộ SGK được Bộ GD&ĐT thẩm định đều đạt yêu cầu. Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu cả, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời.

Sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ GD&ĐT khi thấy gì chưa hợp lý thì có thể chỉnh sửa, bổ sung.

Cái chính là không đặt SGK quan trọng nhất nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy.

Quan điểm của bà ra sao nếu tiếp tục giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK bằng tiề.n ngân sách nhà nước để “chủ động triển khai chương trình GDPT mới” theo quy định của Nghị quyết 88?

Chúng ta đều biết, xưa nay Bộ GD&ĐT biên soạn sách bằng tiề.n ngân sách. Khi bàn về việc triển khai thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, vấn đề chính được đặt ra tại thời điểm đó là, chúng ta chưa dự báo được xã hội có tham gia đầu tư cho viết SGK hay không.

Vì thế, mới đưa ra phương án có thể Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị, tổ chức viết một bộ SGK, phòng trường hợp không ai tham gia xã hội hóa biên soạn SGK. Lịch sử của vấn đề là như vậy.

Còn trong trường hợp phương án xã hội hóa được hưởng ứng, những nhà đầu tư chấp nhận rót vốn vào giáo dục thì nhà nước không cần chi ngân sách nữa.

Giờ mới vỡ lẽ, thì ra xã hội ta có không ít tổ chức, cá nhân hăng hái, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục và cụ thể là viết SGK.

Chúng ta nhìn vào nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển chất lượng giáo dục đều phải xã hội hóa.

Việc giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK trong giai đoạn đầu là phương án dự phòng.

Đối chiếu với mục đích ban đầu và nhu cầu của thực tiễn hiện nay, rõ ràng, việc tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết.

Ngân sách định dùng để làm sách giáo khoa có thể đầu tư cho GD miền núi - Hình 3

Bộ sách “Kết nối” của NXB Giáo dục Việt Nam

Vậy, để giải quyết bài toán Nghị quyết 88 của Quốc hội giao “Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK”, bà có đề xuất gì?

Như đã nói ở trên, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc, bởi thế hiện nay chúng ta đã có 5 bộ SGK đạt yêu cầu. Vì vậy, rõ ràng không cần tiêu tốn tiề.n ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng nữa.

Chưa kể, trực tiếp tham gia biên soạn các bộ SGK lớp 1 vừa rồi đều là những người giàu kinh nghiệm, cố gắng và am hiểu.

Nếu vẫn giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK nữa, vẫn phải huy động những nhà khoa học, nhà giáo đó thôi.

Nghị quyết 88 quy định dự phòng phương án Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn hiện nay đã trả lời, dự phòng không cần nữa thì nên thôi. Làm gì cũng cần dựa vào thực tiễn.

Nghị quyết cũng để vào thực tiễn, để thực hiện công việc tốt hơn. Thay đổi xuất phát từ thực tiễn là điều rất cần.

Ta tiết kiệm được ngân sách nhà nước và rút ra được một bài học rất tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được. Qua lần này, nếu có quan điểm tốt, cơ chế, chính sách tốt, thì nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng đầu tư xã hội hóa cho giáo dục và giáo dục triển khai xã hội hóa có khả năng thành công.

Tôi tin sự sáng suốt của Quốc hội khi nghe Bộ GD&ĐT trình bày rõ ràng, thẳng thắn về vấn đề này.

Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi.

Giáo dục Việt Nam còn cần đầu tư nhiều lắm, ngay như chi cho đào tạo lại cho giáo viên, bồi dưỡng thực sự, bồi dưỡng tri thức, nhận thức của họ kĩ hơn, nhằm thay tư duy của họ, với kiến thức mới hơn, tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Mỗi địa phương một bộ SGK: Sợ nhất là hổ lốn

Nếu để mỗi địa phương, mỗi NXB tùy tiện làm SGK theo kiểu riêng của mình thì sản phẩm sẽ hổ lốn, không còn văn hóa Việt Nam.

Thời gian qua, sự việc NXB Giáo dục Việt Nam đã nhiều năm chi trả thù lao cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM khiến dư luận dậy sóng. Khoản thù lao này được xem xét để tính vào kinh phí làm bộ SGK miền Nam.

Trao đổi trên báo chí, lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiến hành chuẩn bị nhiều mặt để tổ chức biên soạn SGK mới.

NXB Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM để tập hợp đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam (bộ SGK được biên soạn bởi hầu hết các tác giả tại khu vực phía Nam - bộ SGK mang tên Chân trời sáng tạo) với nhiệm vụ định hướng chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo,... cho đội ngũ tác giả; thực hiện góp ý, chỉnh sửa nội dung của các bản thảo.

Từ sự việc trên, câu hỏi được dư luận đặt ra nhiều nhất trong thời gian qua, đó là: Có cần biên soạn một bộ SGK miền Nam riêng? Mỗi địa phương có nên có một bộ SGK? Việc soạn SGK phổ thông phải tuân thủ theo những tiêu chí nào?

Trả lời câu hỏi này với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ, ông không phản đối có nhiều bộ SGK nhưng nội dung cơ bản của chúng phải thỏa mãn được yêu cầu của chương trình chuẩn đã được Quốc hội thông qua.

Phân tích cụ thể, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho biết, giáo dục là sự nghiệp dạy người và dạy nghề.

Khi Quốc hội chủ trương "một chương trình, nhiều bộ SGK", tức là chương trình ấy phải là đề cương, phải rất đầy đủ và có ý nghĩa quyết định cho tiêu chí dạy người. Nói cách khác, việc dạy người phải được chuẩn hóa, còn chuyện dạy nghề thì rất đa dạng và không ràng buộc.

Mỗi địa phương một bộ SGK: Sợ nhất là hổ lốn - Hình 1

Việc biên soạn SGK phải theo một chương trình chuẩn đã được Quốc hội thông qua. Ảnh minh họa: NLĐ

Bởi đây là chương trình chuẩn được Quốc hội thông qua nên cần phải có một hội đồng tư vấn giáo dục, một ban biên soạn chương trình tập hợp các chuyên gia có đủ tri thức và trải nghiệm.

Đó không phải chỉ gồm riêng những nhà giáo dục mà có cả những chuyên gia thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội vì học làm người không chỉ học kiến thức đơn thuần mà phải học cách ứng xử, cách nhận thức và phải có cái nền để tiếp nhận văn hóa của dân tộc.

"Hội đồng tư vấn giáo dục của Quốc hội không phải là hội đồng vĩnh cửu mà khi hoàn thành xong nhiệm vụ Quốc hội giao sẽ tự giải tán, khi cần tham vấn vẫn có thể hỏi họ được.

Đó là tập hợp chuyên gia đầu ngành, những người hoạt động xã hội có kinh nghiệm về cộng đồng và cả những người hiện đại để cập nhật những hoạt động hiện đại của đời sống, kỹ thuật, công nghệ... Có như vậy mới tạo ra được một chương trình giáo dục chuẩn, toàn diện.

Đạo đức con người vô cùng quan trọng, còn kỹ năng sống lại là chuyện khác. Trong chương trình phổ thông cũng phải đề cập đến kỹ năng sống, cho nên cần cả chuyên gia "già" và chuyên gia "trẻ", nhưng chuyên gia có kiến thức toàn diện để mỗi người khi học xong phổ thông thì có đủ kiến thức và kỹ năng để làm một công dân, một con người bình thường. Con người bình thường ấy là con người của thời đại hiện nay, nhưng phải mang những gốc gác cơ bản, đó là tính người", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh phân tích.

Điều vị chuyên gia băn khoăn, đó là chương trình chuẩn của Quốc hội hiện nay đã chuẩn chưa? Nhiều ý kiến cho rằng có thể làm rất nhiều bộ SGK khác nhau, các Sở GD, thậm chí các trường có thể tự chọn các bộ SGK, nhưng nếu không có tính thống nhất, mạnh ai nấy dạy thì hệ quả là sẽ tạo nên một quần thể lộn xộn, không mang đặc tính dân tộc và khi ấy, theo PGS Ninh, đó là lỗi lịch sử, lỗi với hậu thế, lỗi đối với loài người.

Ông khẳng định, chương trình chuẩn của Quốc hội thì trước tiên phải chuẩn, và những người có kinh nghiệm, cảm nhận được chương trình này, có nhiệt huyết thì sẽ soạn theo kiến thức của họ.

Nhưng những bộ SGK soạn ra vẫn phải lấy chuẩn là chương trình đã được Quốc hội thông qua để rà soát, nếu không phù hợp thì không được công nhận. Còn nếu mỗi địa phương, mỗi NXB tùy tiện soạn theo kiểu riêng của mình thì sẽ tạo ra một thứ hổ lốn, không còn văn hóa Việt Nam.

Về vai trò của Bộ GD-ĐT, theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Bộ không phải là đơn vị phụ trách chương trình chuẩn về SGK nói trên, mà Bộ chỉ là nơi thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia chia sẻ, điều ông lo nhất khi mỗi địa phương được tự chọn SGK là những người điều hành không có kiến thức về phát triển xã hội, không đủ trình độ, làm cho xong và coi đó như thủ tục hành chính.

"Khi người điều hành thiếu kiến thức cơ bản, thiếu cái tâm, tấm lòng đối với cộng đồng, dân tộc thì rất đáng lo ngại", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nói.

Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nhắc lại số tiề.n 16 triệu USD mà Bộ GD được vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới để biên soạn SGK tuy nhiên, đến nay kế hoạch biên soạn bộ SGK do Bộ GD chủ trì đã thất bại và Bộ vẫn chưa giải trình thỏa đáng 16 triệu USD ấy chi cho ai, chi như thế nào...

Bởi vậy, ông hoài nghi việc đưa ra bộ SGK miền nam, sách cho tỉnh này, tỉnh kia... có phải là một hình thức để chứng minh 16 triệu USD đã được tiêu vào đâu?

Hơn nữa, kể cả có biên soạn bộ SGK miền Nam hay cho địa phương nào khác, theo GS.TSKH Phạm Phố thì Sở GD cũng không thể "vừa đá bóng, vừa thổi còi" như trường hợp xảy ra đối với Sở GD TP.HCM.

"Từ chỗ biên soạn SGK độc quyền, bây giờ chủ trương mở ra "một chương trình, nhiều bộ SGK" khiến trăm hoa đua nở. Nhưng cũng chính vì thế mà người ta dễ lợi dụng để ăn chia", GS.TSKH Phạm Phố nhận xét.

GS Phố cũng cho rằng để tránh bát nháo, cần có một cơ quan quản lý Trung ương về biên soạn SGK mà không nhất thiết phải giao cho Bộ GD, trong đó đưa ra các tiêu chí hướng dẫn về nội dung, lý thuyết, thực hành... để các nơi biên soạn.

Ví dụ, SGK phổ thông trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh, không được quá cao cũng như quá thấp, cũng không đòi hỏi sáng tạo vì sáng tạo là yêu cầu ở bậc đại học.

"Trên cơ sở các tiêu chí mà hội đồng Trung ương đưa ra, những nơi nào đăng ký thì phải có quyết định thành lập hội đồng biên soạn SGK, trong đó gồm các nhà giáo, nhà khoa học có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên môn và đạo đức. Còn nếu để mỗi nơi tùy tiện làm một bộ SGK thì làm sao các trường biết chọn SGK nào?", GS Phố cho biết.

Thành Luân

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đưa bạn trai về nhà ra mắt vừa nhìn qua đã bị mẹ bắt bỏ ngay, sau 1 tháng tôi vừa khóc vừa cảm ơn bà rối rít vì điều này
05:22:28 26/09/2024
Sinh nhật 30 tuổ.i, nhận món quà không có tên người gửi mà tôi run rẩy, quyết bắt xe đi 300km ngay trong đêm
05:46:30 26/09/2024
Cặp đôi sao hạng A Vbiz chính thức công khai dung mạo con gái 5 tuổ.i
06:24:56 26/09/2024
Mượn tôi 4 lượng vàng để xây nhà, giờ em chồng đem trả 200 triệu với lý do "nhân nghĩa" làm tôi nghẹn họng
05:50:12 26/09/2024
Nữ diễn viên Việt thẳng thừng từ chối chơi pickleball vì lý do khó ngờ
06:29:59 26/09/2024
Người lao công U.60 giành chiến thắng 'America's Got Talent'
05:56:29 26/09/2024
Sở hữu hơn 1kg vàng nhưng mỗi khi nghe thấy giá vàng tăng là ruột gan tôi nóng như lửa đốt
05:54:59 26/09/2024
Mẹ 1 con ở TP.HCM khiến dân tình áp lực ngang vì thu nhập 80 triệu/tháng nhưng mãi vẫn không thoát "kiếp ở thuê"
07:05:34 26/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thiên Sứ Tội Lỗi của mỹ nhân đẹp nhất Thái Lan - Baifern Pimchanok lại khiến người xem đỏ mặt với cảnh ăn chơi thá.c loạ.n

Phim châu á

08:13:53 26/09/2024
Ekip sản xuất phim truyền hình Thiên sứ tội lỗi tiếp tục gây xôn xao mạng xã hội khi tung ra cảnh thá.c loạ.n giữa Mit với các cô gái sống cùng nhà. Trong số các cô gái này, có cả nữ chính Thong (Baifern Pimchanok).

5 phim Hoa ngữ đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Lưu Diệc Phi giúp lượng khách du lịch tăng 130%

Hậu trường phim

07:55:48 26/09/2024
Với những thước phim đẹp như tranh vẽ và cốt truyện cuốn hút, 5 bộ phim này xứng đáng được gọi là những tác phẩm nghệ thuật đích thực.

Những điều thú vị về các Chị đẹp trong mùa tranh tài thứ 2

Tv show

07:42:51 26/09/2024
Các Chị đẹp đã được công bố chính thức tranh tài là những mảnh ghép đa sắc, thú vị, nhiều bất ngờ hứa hẹn tạo nên một mùa thi hấp dẫn.

Cảnh sát Indonesia phát hiện cả 'cánh đồng' cần sa trong vườn quốc gia

Thế giới

07:40:45 26/09/2024
Cảnh sát đã bắt 4 nghi phạm đồng thời truy lùng kẻ chủ mưu. Theo cảnh sát, các nghi phạm trồng cần sa từ tháng 1/2024. Tính đến tháng 9, đã có nhiều cây được thu hoạch.

Phát hiện hơn 3 vạn quả bóng golf giả nhãn hiệu Titleist, Callaway, Honma

Pháp luật

07:34:51 26/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái vừa phát hiện và tạm giữ hơn 33.500 quả bóng golf giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Đi bộ qua đường, na.m sin.h lớp 12 bị xe tải tông t.ử von.g

Tin nổi bật

07:27:01 26/09/2024
Sau tiết học thể dục, na.m sin.h lớp 12 tại Đắk Lắk cùng bạn ra về. Khi đi bộ ra giữa đường, na.m sin.h bất ngờ chạy lùi lại và bị chiếc xe tải tông t.ử von.g tại chỗ.

Cô gái trẻ chia sẻ kinh nghiệm quý báu sau khi làm việc cùng tỷ phú thế giới

Netizen

07:21:07 26/09/2024
Cô gái trẻ đến Mỹ với 2 vali hành lý và hoài bão lớn. Cô vươn lên trong gian khó để chạm tay đến thành công. Trải nghiệm làm việc cùng tỷ phú Elon Musk khiến cô nhớ mãi.

Mẹ 2 con "flex" phòng tắm nhỏ, không cửa sổ nhưng gọn - sạch - thoáng, dân tình thi nhau xin bí kíp

Sáng tạo

06:48:21 26/09/2024
Mới đây, mẹ 2 con Chi Quang đã chia sẻ về 3 không gian giấu đồ hữu hiệu nhất mà chị áp dụng từ các tips được chia sẻ trên group Nghiện Sạch. Nhờ 3 nơi giấu đồ này mà gia chủ đã biến phòng tắm nhỏ xinh trở nên gọn gàng, sạch sẽ.

Bình luận khiến dân mạng dậy sóng của Aguero

Sao thể thao

06:42:37 26/09/2024
Sergio Aguero đưa ra nhận định đáng chú ý về Vinicius Jr khi cho rằng cầu thủ người Brazil xứng đáng hơn cả với danh hiệu Quả bóng vàng.

Hoa sữa về trong gió - Tập 20: Trang bị bố đán.h vì xăm hình

Phim việt

06:37:53 26/09/2024
Trong cơn giận, ông Hiếu thẳng tay tát con gái. Đúng lúc này, Linh về nhà và chứng kiến mọi chuyện, lập tức đuổi theo Trang nhưng không còn kịp nữa.

"Vua giải độc" trong số các loại rau, đem nấu 2 món ngon giúp giải độc, bảo vệ gan và giữ ẩm cho ruột

Ẩm thực

06:12:39 26/09/2024
2 món ăn này làm rất đơn giản và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Bạn có thể áp dụng nấu để mọi người có thể vừa thưởng thức những món ăn ngon vừa tăng cường sức khỏe.