Ngăn ngừa và phòng chống bạo lực học đường chỉ mới nằm trên giấy

Theo dõi VGT trên

Sau một năm triển khai chương trình phòng chống bạo lực học đường, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch triển khai, nhưng lại bê nguyên xi văn bản của Bộ.

Ngày 10/10, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo triển khai nghị định số 80/2017/NĐ-CP, và quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ở các trường phổ thông nằm trong khu vực phía Nam.

Nghị định 80/2017 quy định về môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, còn quyết định 5886 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021.

Ngăn ngừa và phòng chống bạo lực học đường chỉ mới nằm trên giấy - Hình 1

Ông Dương Văn Bá – đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo về bạo lực học đường (ảnh: P.L)

Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Văn Bá – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị, Công tác học sinh, sinh viên cho biết, sau hơn một năm triển khai, hầu hết các Sở Giáo dục và Đào tạo đều đã có kế hoạch triển khai, nhưng lại chỉ dừng ở mức bê nguyên xi công văn của Bộ.

Qua khảo sát thực tế, các cơ sở giáo dục lại chưa nắm chắc số liệu. Ví dụ như trong năm học vừa rồi, báo cáo của ngành giáo dục cả nước đã xảy ra vài trăm vụ bạo lực học đường, mỗi tỉnh, thành phố xảy ra từ 2 – 3 vụ, nhưng số liệu của ngành công an lại lên đến hơn 2.000 vụ, gồm cả 53% số vụ xảy ra trong môi trường học đường.

Từ năm 2011 đến nay, bạo lực lại xuất hiện với nhiều diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

Video đang HOT

Nhiều đại biểu các tỉnh tham gia hội thảo cho rằng, chính sự tương tác của mạng xã hội đã làm gia tăng tính nghiêm trọng của bạo lực học đường.

Lực lượng bảo vệ, giám thị ở các trường lại mỏng, không có cơ chế, chính sách rõ ràng, nên một trường khá lung túng trong công tác tổ chức.

Ngăn ngừa và phòng chống bạo lực học đường chỉ mới nằm trên giấy - Hình 2

Hội thảo về bạo lực học đường được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/10 (Ảnh: P.L)

Một số đại biểu nói, bạo lực học đường không thể dẹp bỏ “một sớm một chiều”, do đặc điểm lứa t.uổi của học sinh, phần chưa có cơ chế pháp lý để xử lý khi xảy ra sự việc.

Theo Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2 – bà Nguyễn Thị Cúc, thông thường, những trường hợp tham gia bạo lực học đường đều có hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn.

“Biện pháp căn cơ nhất để phòng tránh vẫn là giáo dục, nhất là giáo dục về đạo đức. Các học sinh này cần được quan tâm, yêu thương nhiều hơn” – bà Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh.

Thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức để cho các em học sinh noi theo. Nhìn vào hình ảnh thầy cô, các em thấy đó là hình ảnh thần tượng của mình, để khi các em có bức xúc, nóng nảy thì nhìn vào đó, các em sẽ biết chùn bước lại.

Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 2 chia sẻ: Trong bất cứ giá nào, giáo viên không được sử dụng bạo lực đối với học sinh. Nếu các em có quá lắm thì sử dụng biện pháp giáo dục, phối hợp giáo dục chứ không được sử dụng bạo lực.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đông Tháp đề xuất, có thể sử dụng bài khảo sát, bộ hệ thống bộ câu hỏi trắc nghiệm như là một biện pháp phân loại học sinh có khả năng gây ra bạo lực học đường, để có những biện pháp can thiệp, tác động phù hợp.

Trong thời gian sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường học hoàn chỉnh cơ sở vật chất như tường rào, nhà vệ sinh, cổng trường để có được một môi trường học an toàn.

Song song đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử trong học đường. Các Sở Giáo duc và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các trường triển khai mạnh mẽ hoạt động phòng chống bạo lực học đường.

Các Hiệu trưởng phải khảo sát, phân chia được học sinh thành hai nhóm: Nhóm có nguy cơ gây ra bạo lực, nhóm bị bạo lực để có giải pháp thực hiện căn cơ hơn.

Theo giaoduc.net.vn

Ngành giáo dục chưa sâu sát tình trạng bạo lực học đường

Trước những đóng góp tại hội thảo bàn về bạo lực học đường, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sắp tới sẽ có văn bản hướng dẫn sâu sát hơn công tác thực hiện tại các đơn vị.

Ngành giáo dục chưa sâu sát tình trạng bạo lực học đường - Hình 1

Quang cảnh hội thảo sáng 10.10 - BẢO CHÂU

Sáng 10.10 tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP và Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT khu vực phía Nam.

Chênh số liệu giữa ngành giáo dục và công an

Tại hội thảo, ông Dương Văn Bá, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên Bộ GD-ĐT, cho biết Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 - 2021 được xem là 2 trong số những "cây gậy" giúp ngành giáo dục phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện cho học sinh.

Và sau hơn một năm triển khai, đại diện Bộ GD-ĐT đ.ánh giá, các sở giáo dục đều có kế hoạch triển khai nhưng hầu hết là dừng ở việc "bê nguyên xi" nội dung văn bản của Bộ. Trong đó, qua khảo sát thực tế, cơ sở giáo dục chưa nắm chắc số liệu. Đơn cử như năm học qua, theo báo cáo của ngành giáo dục cả nước xảy ra vài trăm vụ bạo lực học đường, mỗi tỉnh, thành xảy ra khoảng 2-3 vụ. Tuy nhiên, khi so sánh với số liệu tổng hợp của ngành công an lại chênh nhau khá lớn mà cụ thể là hơn 2.000 vụ, trong đó hơn 53% số vụ bạo lưc xảy ra trong môi trường học đường. Trước thực tế đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường, các sở giáo dục chủ động hơn trong việc nắm tình hình, dữ liệu về bạo lực học đường.

Nâng cao giáo dục ý thức học sinh

Góp ý tại hội thảo, phụ huynh Lê Phú Trí, có con học tại Trường THCS Hồng Bàng (Q.5, TP.HCM) cho rằng để phòng chống vấn nạn này cần sự phối kết hợp của các gia đình, xã hội và nhà trường. Trong đó, gia đình là nền tảng, cha mẹ là tấm gương, từ đó quyết định văn hóa ứng xử, và nhà trường có vai trò rất quan trọng, là yếu tố gắn kết 2 mối quan hệ trên. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề và xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử ngắn gọn dễ hiểu, xây dựng văn hóa, kỷ cương trong nhà trường. Đặc biệt, vị phụ huynh này cho rằng, kỷ luật học sinh chỉ là phần ngọn, văn hóa ứng xử mới là cái gốc.

Đồng quan điểm, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cho rằng các hình thức, các hoạt động nhằm phòng chống bạo lực trong nhà trường không nên cứng nhắc. Việc cần thiết để phòng chống sự việc xảy ra là phải giáo dục ý thức học sinh...

Trước những đóng góp tại hội thảo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sắp tới sẽ có văn bản hướng dẫn sâu sát hơn công tác thực hiện tại các đơn vị. Trước mắt, Bộ sẽ tiến hành khảo sát thực tế ở nhiều tỉnh, thành, phân chia đối tượng học sinh thành 2 nhóm gồm: nhóm có nguy cơ gây ra bạo lực và nhóm bị bạo lực để có giải pháp căn cơ hơn, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo.

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Anh họ Hằng Du Mục lên tiếng về em rể, Thơ Nguyễn vào cuộc, đòi làm 1 điều sốc?
17:41:48 21/06/2024
Trần Nghiên Hy lần đầu lộ diện sau tin đồn ly hôn, nhan sắc tiều tuỵ khiến netizen hoang mang lo lắng
19:45:19 21/06/2024
Quang Lê sốc khi biết Siu Black bán heo được có 2 triệu: "Đi hát một show 20, 50 triệu rồi"
21:34:38 21/06/2024
Sởn da gà nghe người nổi tiếng tiết lộ quy tắc ngầm trong làng giải trí nghìn tỷ
22:16:48 21/06/2024
HOT: Anh Đức chính thức tung ảnh cưới và thông tin hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
21:39:21 21/06/2024
Bạn trai Suri Cruise: Nhạc sĩ trẻ, sở hữu "visual" ấn tượng được ví như bản sao của Timothée Chalamet
17:51:01 21/06/2024
Nhà tiên tri Nostradamus cảnh báo "kẻ thù" đe dọa năm 2024, khớp đến rùng mình
19:13:46 21/06/2024
Review Blank The Series SS2 tập 6: tập cuối vẫn ngược nhưng sẽ HE?
18:19:34 21/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Lệ Quyên 'o ép' vòng 1, diễn viên Quốc Trường lên tiếng tin đồn sửa mũi

Sao việt

00:02:05 22/06/2024
Ca sĩ Lệ Quyên đăng ảnh gợi cảm khi đi chơi cùng hội bạn thân. Diễn viên Quốc Trường gây chú ý khi lên tiếng tin đồn sửa mũi.

Hà Tĩnh: Cháy quán kem Mixue, lửa bùng đỏ rực cả góc trời

Tin nổi bật

23:41:10 21/06/2024
Hỏa hoạn xảy ra tại quán kem Mixue ở đường Phan Đình Giót, thành phố Hà Tĩnh khiến ngọn lửa bùng lên đỏ rực cả góc trời, nhiều người tháo chạy thoát thân.

Vì sao 'Wonderland' của Suzy, Park Bo Gum thất bại dù sở hữu dàn diễn viên 'khủng'

Hậu trường phim

23:35:09 21/06/2024
Bộ phim Wonderland có thành tích đáng thất vọng tại phòng vé dù sở hữu dàn diễn viên toàn những tên t.uổi hàng đầu như Suzy, Park Bo Gum, Thang Duy...

'Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở': Chuyện tình xuyên không lấy nước mắt của 3,5 triệu khán giả Nhật

Phim châu á

23:23:58 21/06/2024
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn cực kỳ ăn khách, Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở hứa hẹn lấy đi nước mắt người xem bởi chuyện tình vượt thời gian đầy thổn thức

Kim Ji Won vượt mặt Song Hye Kyo tại thị trường Trung Quốc?

Sao châu á

23:16:09 21/06/2024
Sau Queen of Tears, sức ảnh hưởng của Kim Ji Won tại thị trường Trung Quốc tăng vọt, thậm chí còn sánh ngang với nữ diễn viên Song Hye Kyo.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Lạ vui

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Lionel Messi lập nhiều kỷ lục trong ngày Copa America khởi tranh

Sao thể thao

22:53:45 21/06/2024
Lionel Messi đã thiết lập nên nhiều kỷ lục sau khi góp mặt và để lại dấu ấn trong chiến thắng 2-0 của Argentina trước Canada ở ngày ra quân Copa America 2024.

Cách nấu canh hoa thiên lý với tôm đơn giản

Ẩm thực

22:43:24 21/06/2024
Từ hoa thiên lý có thể chế biến được nhiều món ngon như thiên lý xào tòi, thiên lý xào bò, canh tôm thiên lý... đơn giản mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà.

Giọng ca huyền thoại Trung Đức kể chuyện tình 'sét đ.ánh' với người vợ xinh đẹp

Tv show

22:21:04 21/06/2024
Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, giọng ca huyền thoại của dòng nhạc đỏ - NSND Trung Đức đã phải lòng cô gái Hà Thành xinh đẹp.

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Sức khỏe

22:20:28 21/06/2024
Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, c.hảy m.áu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

Bình Thuận: Đi giữa dòng Suối Tiên, ngắm cảnh mơ mộng chốn bồng lai

Du lịch

22:02:17 21/06/2024
Thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né một dòng suối nhỏ chảy len lỏi quanh vách núi hai màu, đẹp đến nỗi người dân đặt tên là Suối Tiên, nước màu hồng nên còn gọi là Suối Hồng.