Ngẩn ngơ tà áo dài xứ Huế
Biên phòng – Huế là nơi ra đời chiếc áo dài quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1744, dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, áo dài đã ra đời và trở thành trang phục chính thức của cả đàn ông và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong.
Sau đó, dưới thời nhà Nguyễn, trang phục này đã lan rộng khắp cả nước. Cho tới tận bây giờ, tà áo dài của những người con gái xứ Huế chính là nguyên nhân say đắm lòng du khách thập phương.
Người đẹp tôn vinh non nước Cao Bằng Tôn vinh vẻ đẹp của sự thông minh trong sinh viên Việt Nam Sẽ nhớ mãi phong cảnh, lòng mến khách của người Việt Nam
Trình diễn áo dài tại Lễ hội áo dài Festival Huế 2019. Ảnh: Thúy Hằng
Ký ức về tà áo dài
Hẳn nhiều người còn nhớ những chiếc áo dài Huế kín đáo nhưng rất dịu dàng của những nữ sinh Đồng Khánh năm nào. Những chiếc áo dài của nữ sinh Đồng Khánh có cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân. Trong trang phục đó, những cô nữ sinh Đồng Khánh càng cảm nhận được niềm tự hào đức hạnh và ý thức giữ gìn đức hạnh ấy. Bởi trong tà áo dài, các cô nữ sinh Đồng Khánh ai cũng buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Màu sắc tím đồng phục của những cô nữ sinh Đồng Khánh lại càng làm cho nét Huế thêm duyên dáng và mặn mà. Bởi vậy, chiếc áo dài tím đã trở thành biểu tượng của cô gái xứ Huế, có phần nhỉnh hơn so với chiếc áo tứ thân và chiếc áo bà ba của những cô gái hai miền Bắc Nam. Với lòng ngưỡng mộ, nhà thơ Mai Văn Hoan đã dành tặng cho những cô nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ thật dễ thương: “Gió vờn tà áo khẽ lay. Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười”.
Có thể nói, Huế là một xứ sở của áo dài. Lúc trước, những gánh đậu hũ, bún bò heo… với mấy mệ, mấy o bán, phải mặc áo dài mới “đúng điệu”. Khi có người mua, mấy mệ, mấy o dừng lại, hạ gánh xuống, và “dạ thưa”… Tà áo dài, đôi quang gánh, dáng đi chậm rãi do đó đã trở nên thân thuộc một thời của mảnh đất xứ Huế.
Video đang HOT
Vừa qua, bộ phim “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ đã giới thiệu những tà áo dài Huế vô cùng tinh tế. Trong phim, để tái hiện lại cảnh trường Trung học kiểu mẫu Huế thời trước, đoàn làm phim “Mắt biếc” đã tổ chức casting 2.000 ứng viên ở khắp các trường trung học và đại học ở Huế và đã chọn ra 200 diễn viên quần chúng ở địa điểm này. Sau đó, đoàn làm phim đã may hơn 200 bộ áo dài và đồng phục, tìm kiếm và tỉ mỉ phục dựng hàng trăm chiếc xe đạp và cặp sách cũ theo phong cách thập niên 60-70 của thế kỷ trước.
Cũng như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mắt biếc” thu hút người xem vì đây là những bộ phim dựa theo cốt truyện tình cảm tâm lý nhẹ nhàng của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh. Đặc biệt, đối với “Mắt biếc”, tình cảm của Ngạn tựa như một người con trai Huế, yêu nhưng không dám bộc lộ. Đôi mắt biếc, mái tóc dài, tà áo dài trắng của nhân vật nữ chính Hà Lan cũng tinh khôi như hình ảnh của nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa của Huế. Bởi vậy, ngoài cảnh đẹp xứ Huế, tính cách và văn hóa của con người xứ Huế cũng đã khiến cho bộ phim “Mắt biếc” đọng lại không những trong đôi mắt mà còn trong tâm trí của khán giả.
Điều này khiến nhiều người nhớ đến tại Lễ hội Áo dài của Festival Huế 2002, 12 nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đã mạnh dạn sử dụng 550 người mẫu không chuyên là các nữ sinh đến từ Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ và Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng (Trường nữ sinh Đồng Khánh xưa). Lễ hội Áo dài kỳ Festival Huế năm đó tuy chưa chuyên nghiệp như bây giờ nhưng đã làm cho các du khách ngẩn ngơ trước vẻ quyến rũ của các cô gái xứ Huế trong những chiếc áo dài.
Bảo tồn áo dài
Chiếc áo dài không những trở thành trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa, đời sống của xứ Huế mà hình ảnh tà áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của người con gái Huế, của du lịch Huế, quyến rũ biết bao lữ khách dạo qua. Do đó, để giữ gìn chiếc áo dài thì không nơi nào thích hợp hơn là ở Huế, vùng đất với những người con gái dịu dàng, đằm thắm, sâu lắng đến lạ kỳ.
Cách đây 2 năm, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức nữ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh mặc bộ áo dài truyền thống vào ngày thứ hai hằng tuần”.
Tiếp đó, vào tháng 9-2018, với mong muốn nâng cao vẻ đẹp của người phụ nữ Huế, làm cho Huế đẹp hơn trong mắt bạn bè và du khách, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cũng đã có Thư ngỏ gửi các trường học đại học, cao đẳng, trung cấp và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh về việc hưởng ứng cuộc vận động mang trang phục áo dài truyền thống. Nhằm khuyến khích phụ nữ mặc áo dài, từ năm 2019, cứ đến dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đều có chương trình miễn phí vé tham quan dành cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống khi vào các điểm di tích Huế.
Di sản Tây Nguyên trong tà áo dài duyên dáng
Bộ sưu tập áo dài Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên giới thiệu hình ảnh thật đa sắc về nền văn hoá xứ sở của các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
NTK Trung Beret vừa giới thiệu với giới mộ điệu bộ sưu tập áo dài mang tên Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. NTK đã chọn Á hậu doanh nhân quốc tế Vũ Thị Hồng Nga (Nga Queen) làm vedete của buổi trình diễn. Dù ít xuất hiện trình diễn thời trang nhưng Nga Queen đã thể hiện một cách sang trọng và quyến rũ, thể hiện đúng tinh thần mà NTK muốn truyền tải.
Trong chiếc áo dài thể hiện hết sự tinh tế của nét văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Á hậu Nga Queen trông thật lộng lẫy. Cô cũng cho biết thông qua đêm diễn này sẽ góp phần chứng minh một cách nghiêm túc đối với cộng, đồng, với thế giới về nguồn gốc, vẻ đẹp và giá trị của áo dài.
"Giá trị Việt Nam, văn hóa Việt Nam tiềm tàng trong nghệ thuật, trong thiết kế thời trang cũng là tính vĩnh cửu của áo dài. Đó cũng chính là điều mà Nga Queen luôn tâm niệm, áo dài luôn hiện diện cùng với các di sản văn hóa và chính chiếc áo dài cũng là một di sản văn hóa đặc sắc Việt Nam", Á hậu Nga Queen chia sẻ.
NTK cho hay, với mục đích và mong muốn áo dài trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của thế giới, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa điểm lựa chọn để Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đến gần hơn với các du khách, đến với các bạn trẻ Việt Nam.
Vẻ đẹp của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh đưa đưa lên những tà áo dài truyền thống, đầy tinh tế và mang nhiều thông điệp. Thông qua những sáng tạo nghệ thuật, NTK tâm huyết muốn góp phần "định danh", "định vị" áo dài là là di sản của Việt Nam.
Bật mí kinh nghiệm may áo dài trắng "chuẩn" nhất mùa tựu trường Với các nữ sinh, việc chuẩn bị cho bản thân một chiếc áo dài trắng tinh khôi là một trong những ưu tiên hàng đầu trước thềm năm học mới. Làm thế nào để có một chiếc áo dài trắng thật duyên dáng, thướt tha và phù hợp nhất với môi trường học đường, phụ huynh và các em học sinh hãy cùng...