Ngán ngẩm với bố chồng nói chuyện như trẻ trâu
Tôi bức xúc vì 1 ngày bố chồng gọi điện bảo con dâu: “Mày đọc cho tao số điện thoại của ông già nhà mày cái”. Tôi nghe mà cứ ngỡ như 2 đứa trẻ trâu đang nói chuyện với nhau.
Ảnh minh họa
Tôi sinh ra ở nông thôn, gia đình cũng không thuộc dạng khá giả. Nhưng từ bé tôi đã được bố mẹ chiều chuộng và không phải làm gì cả. Tôi chỉ có nhiệm vụ học mà thôi.
Bố mẹ luôn mong rằng sau này sẽ lấy được ông chồng giàu để tôi khỏi phải khổ sở. Nhưng sự thực sau này lại trái ngược hẳn lại.
Tôi lấy chồng và nhà anh cũng y như nhà tôi, cũng làm nông nghiệp và ở nông thôn. Tuy vậy cách sống và ứng xử của bố mẹ chồng thì nhiều lần làm tôi phải suy nghĩ, chán nản.
Đúng là người ta chỉ có thể chọn chồng mà chẳng thể chọn bố mẹ chồng được. Yêu chồng nhưng tôi lại không thể yêu được bố mẹ chồng, dù nhiều lúc tôi đã rất cố gắng.
Cưới nhau xong, tuy vợ chồng tôi không ở với bố mẹ chồng vì ông bà ở quê còn vợ chồng tôi ở trên này. Thỉnh thoảng 2 vợ chồng tôi vẫn tranh thủ bớt chút thời gian về thăm ông bà. Nhưng cũng vì được tiếp xúc nhiều hơn nên tôi lại càng thất vọng về bố mẹ chồng nhiều hơn, đặc biệt là bố chồng.
Bố chồng tôi nhiều lúc “hồn nhiên” không tả nổi làm tôi phải méo mặt. Một ngày ông gọi điện cho tôi và bảo: “Mày đọc cho tao cái số điện thoại của ông già nhà mày cái”. Thực sự nghe xong tôi rất bực mình và buồn. Dù sao ông ấy gọi tao – mày với tôi mãi tôi cũng quen rồi. Đằng này lại gọi bố tôi là “Ông già nhà mày”.
Video đang HOT
Tôi nghe mà cứ ngỡ như hai đứa trẻ trâu đang nói chuyện với nhau chứ không phải bố chồng đang nói chuyện với con dâu nữa. Cảm giác thất vọng và chán ngán về bố chồng cứ ám ảnh tôi mãi.
Đấy chỉ là đơn cử về câu nói của ông ấy thôi. Còn tính tình thì bố chồng tôi nổi tiết kiệm quá mức đến mức có thể nói là keo kiệt.
Một lần vô tình tôi nghe được chị họ nói chuyện về bố chồng tôi. Chị ấy nói rằng khi anh con trai đầu ốm phải nằm viện mà ông ấy buông ra một câu với chị con dâu cả là: “Chúng mày lấy nhau rồi phải tự chịu trách nhiệm, tao không có tiền”. Nói thật, lúc đó tôi giận hết cả người vì cứ nghĩ đặt mình vào hoàn cảnh ấy mà nghe được ông ấy nói câu đó chắc phát điên mất.
Biết là bố mẹ chồng không có tiền nhưng dù sao cũng là con cái mình. Chẳng lẽ bố chồng không thể nói được một câu tốt hơn sao. Hay ông nghĩ rằng nuôi con trai lớn là xong hết nghĩa vụ?
Tôi mới cưới chưa được bao lâu mà nhiều lúc nghĩ về nhà chồng tôi lại cảm thấy ngột ngạt, thất vọng và chán nản. Tôi sợ mỗi lần phải về quê và phải tiếp xúc với bố mẹ chồng vô cùng. Bởi sau mỗi lần tiếp xúc với ông bà, tôi lại không thể nào nghĩ tốt về họ được.
Không những thế, bố chồng suốt ngày gọi điện cho chồng tôi bảo nạp thẻ điện thoại cho ông. Rồi thỉnh thoảng, ông lại gợi ý về việc tiền nong lo cái này cái kia để chồng tôi phải cho tiền.
Tôi không phải vì tiếc tiền chồng cho bố mẹ nhưng không thích cái kiểu như thế của bố chồng. Đã thế, dù sao tôi cũng là con dâu. Nhưng nhiều lúc ông chả tế nhị gì cả, cứ hồn nhiên nói chuyện với con dâu như với bạn bè làm tôi càng thêm não nề.
Nhiều lúc tâm sự với chồng thì chồng lại gạt đi và bảo tính bố như thế. Tôi chẳng biết thổ lộ với ai được nữa. Cứ nghĩ đến bố chồng, nhà chồng là tôi lại thấy não nề. Có bạn nào giống hoàn cảnh của tôi không vậy?
Theo Afamily
Nên biết về chàng trước khi bạn kết hôn...
Đôi khi bạn có thể hiểu một người ngay giây phút đầu gặp gỡ. Cũng có khi là sau vài tháng, thậm chí nhiều năm dài bên nhau bạn vẫn chưa dám chắc đã tìm được đúng người. Bất kể hai bạn đã bên nhau bao lâu, có một số điều cần biết rõ về nửa kia trước khi quyết định "chốt".
Món ăn yêu thích nhất của anh ấy
Không đơn giản là biết anh ấy thích ăn gì, quan trọng hơn, bạn đang cần biết mọi điều nhỏ nhặt nhất về anh ấy, như anh ấy thích uống cà phê pha như thế nào, đồ lẩu hay nướng sẽ làm anh ấy hào hứng khi ngồi vào bàn ăn, và bữa tối yêu thích thời thơ ấu của anh ấy có hình dáng thế nào. Hãy làm cho nhau vui nhiều thật nhiều bằng cách hiểu và nhớ mọi điều về sở thích của nhau.
Đức tin của anh ấy
Khi yêu bạn có thể không để ý đến điều này, nhưng nếu chuẩn bị kết hôn, bạn sẽ cần biết nếu anh ấy theo thiên chúa giáo hay có theo đạo phật, để không vô tình báng bổ tín ngưỡng của nhau. Có thể bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý, cân nhắc đến việc mình có gia nhập đức tin của anh ấy hay không sau khi kết hôn.
Anh ấy thuộc kiểu nào khi làm bố
Rất nhiều cặp đôi thực sự trải qua khó khăn đầu tiên khi bắt đầu làm cha mẹ, thông thường là bởi người này đã không tưởng tượng ra được, khi làm cha/mẹ, người kia lại khác đến thế.
Nếu bạn muốn làm một người mẹ tuyệt vời sẵn sàng cho các con ra chơi trên đám cỏ, hòa mình giữa thiên nhiên, thì cần phải chắc chắn rằng anh ấy sẽ là người bố không khư khư giữ con tránh vi khuẩn.
Anh ấy tiêu tiền ra sao
Biết về mức lương của nhau là một khởi đầu tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn biết anh ấy tiêu tiền ra sao. Nếu một trong hai người thích để ra được một khoản tiết kiệm kha khá ở ngân hàng trong khi người kia kiếm được đồng nào tiêu đồng ấy thì chắc chắn mâu thuẫn này sẽ dẫn đến xung đột tài chính một khi hai người trở thành vợ chồng và tiêu tiền chung.
Cán cân công việc - cuộc sống của anh ấy
Giai đoạn mật ngọt, những tối muộn anh ấy vẫn vùi mình vào công việc ở văn phòng có vẻ không là chuyện lớn. Nhưng một khi hai người đã kết hôn mà bạn vẫn phải trải qua tối thứ Sáu cô đơn một mình, thì đó lại thành vấn đề đấy.
Hãy thảo luận với nhau xem điều gì là quan trọng với các bạn, ví dụ "chúng ta nhất thiết phải ăn tối với nhau vào các thứ Bảy", hay "cần ở nhà ăn tối với nhau ít nhất là 4 -5 lần mỗi tuần".
Tật xấu của anh ấy
Hẳn nhiên chàng của bạn "hoàn hảo". Nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy vài điểm trừ, như việc anh ấy toàn ngoác mồm nhai cơm hay luôn trả các hóa đơn rất muộn. Nếu bạn không thể liệt kê dù chỉ một điểm xấu của chàng, thì khả năng là bạn đang quá yêu tới mức mù quáng đấy. Đừng dại gì chấp nhất một người "bất kể tốt xấu" khi bạn chưa nhìn rõ những cái "xấu" ấy là gì.
Theo VNE
Chuyện cái dây phơi Ngày mới chuyển về xóm trọ mới, chị ái ngại nhìn chiếc dây phơi quần áo chung. Cả dãy có tới mươi hộ mà chỉ duy nhất cái dây dài chừng bảy mét chăng ở giữa. Ai phơi, ai đừng? Nnghĩ thì nghĩ vậy, việc phơi chị vẫn phải phơi. Giống như cuộc tranh giành lặng lẽ nhưng không kém quyết liệt, thoạt...