Ngăn học sinh bỏ học dịp Tết
Ở nước ta mấy năm qua, số học sinh trung học không tăng mà lại giảm, chủ yếu là do bỏ học. Căn cứ vào số liệu đã công bố của văn phòng Bộ GD-ĐT thì năm học 2008 – 2009, cấp THCS có 5.515.123 học sinh, THPT có 2.951.889 học sinh nhưng năm học 2011 – 2012 chỉ còn 4.960.000 học sinh THCS và 2.830.000 học sinh THPT. Như vậy, số học sinh THCS 3 năm qua giảm 555.123 học sinh và THPT giảm 121.889 học sinh.
Tỉ lệ học sinh bỏ học ở ĐBSCL cao gấp 2 lần cả nước. Những tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Học sinh phổ thông thường bỏ học vào dịp nghỉ hè, nghỉ Tết. Mấy năm qua, tỉ lệ học sinh trung học bỏ học vào dịp Tết tăng cao hơn do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhiều em bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình.
Báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai cho biết sau Tết, học sinh vùng cao như ở Trường THCS Phìn Ngan (huyện Bát Xát) chỉ thưa thớt vài em đến lớp. Tình trạng học sinh nữ dân tộc thiểu số ở vùng cao sau Tết tổ chức cưới chồng rồi bỏ học cũng ngày càng nhiều.
Năm học 2011 – 2012, tình hình kinh tế gặp khó khăn hơn do miền Trung bị bão lũ liên tiếp, ĐBSCL lũ lớn và kéo dài khiến học sinh nhiều nơi phải nghỉ học nhiều ngày. Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, tính đến tháng 9-2011 có gần 49.000 doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngưng hoạt động và hệ lụy là hàng loạt công nhân mất việc làm dẫn đến con em của họ gặp khó khăn hơn trong học tập. Nguy cơ do khó khăn mà bỏ học cũng vì thế cũng sẽ cao hơn.
Video đang HOT
Theo NLĐ
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý: Cần làm rõ nguyên nhân HS bỏ học để có biện pháp khắc phục
Dù có nhiều nỗ lực nhưng trong học kỳ vừa qua, tỷ lệ học sinh (HS) yếu kém, số lượng HS bỏ học vẫn còn nhiều, bạo lực học đường vẫn còn xảy ra. Đó là một trong nhiều khó khăn mà ngành giáo dục của 5 thành phố trực thuộc Trung ương còn gặp phải.
Sáng ngày 18/3, tại Cần Thơ, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị giao ban công tác giáo dục lần thứ II- vùng thi đua số 7, gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Đến dự chỉ đạo và chủ trì Hội nghị có PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo báo cáo nhanh của ông Lê Trung Chinh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng kiêm Trưởng vùng 7, học kỳ I (năm học 2010-2011) ngành GD 5 địa phương đã triển khai tốt các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương, tự học, sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"...
Tuy nhiên, theo ông Chinh, dù đã có những cố gắng, nỗ lực nhưng ngành GD 5 địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như số lượng HS bỏ học vẫn còn nhiều, vẫn còn một bộ phận HS yếu kém một bộ phận giáo viên yếu về năng lực chuyên môn Vào đầu năm học vẫn còn tình trạng một số trường, ban đại diện tổ chức thu các khoản trái quy định tình trạng HS bạo lực, đánh nhau vẫn còn xảy ra...
Quang cảnh hội nghị giao ban công tác giáo dục 5 thành phố trực thuộc trung ương ngày 18/3/2011.
Một báo cáo cho thấy, kết quả học tập môn Toán ở HS tiểu học của 5 địa phương có trên 40% loại yếu (trong đó Hải Phòng có tỷ lệ cao nhất: 33% các địa phương còn lại từ 1,3- 1,9%).
Ỏ bậc THCS, tỷ lệ HS khá - giỏi cao nhất là Hải Phòng (gần 65%), tỷ lệ HS yếu - kém cao nhất là Cần Thơ (trên 21%). Ở bậc THPT, tỷ lệ HS khá - giỏi cao nhất cũng là Hải Phòng (gần 51%) còn tỷ lệ HS yếu- kém cao nhất cũng là Cần Thơ (gần 31%).
Về mặt hạnh kiểm, TPHCM có đến 7.295 em HS (cả bậc THCS và THPT) xếp loại yếu (3,83%). Các địa phương còn lại: Hà Nội (3.108 em), Hải Phòng (856 em), Đà Nẵng (1.103 em), Cần Thơ (1.059 em).
Về tình hình HS bỏ học, 5 địa phương cũng đã xem việc khắc phục tình trạng này là nhiệm vụ quan trọng trong các trường học.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho rằng trong thời gian tới cần chủ động thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng HS bỏ học. Để làm được điều này, ngành GD các địa phương phải phân tích từng nguyên nhân cụ thể của từng HS, nguyên nhân về phía giảng dạy của giáo viên..., từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
Về nhiệm vụ trong học kỳ 2 này, Thứ trưởng Trần Quang Quý đề nghị các địa phương cần quan tâm, thực hiện bồi dưỡng, phụ đạo, tạo điều kiện cho HS hoàn thành chương trình tiểu học, THCS xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập để nâng cao tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2011.
"Đặc biệt, mỗi địa phương cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tổ chức công tác thi tốt nghiệp năm 2011 đảm bảo an toàn, công bằng, nghiêm túc, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực nảy sinh"- Thứ trưởng Quý nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Học sinh bỏ học: Vẫn là nỗi lo ở ĐBSCL Trong hội thảo chủ đề "Phát triển giáo dục ĐBSCL" được Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức mới đây tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu nhìn nhận tình trạng học sinh phổ thông bỏ học vẫn còn là nỗi lo của ngành giáo dục các tỉnh ĐBSCL. Tại hội thảo, một thống kê của Bộ GD-ĐT đưa ra cho thấy...