Ngân hàng với kịch bản kinh doanh thời hậu dịch
Hậu dịch chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi thậm chí là thay đổi lớn. Điều kiện sản xuất kinh doanh, môi trường hoạt động, cơ cấu thị trường, phương thức sản xuất của DN sẽ thay đổi theo hướng chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tự động hoá… buộc các TCTD phải thích ứng.
Dịch bệnh trong nước đã cơ bản được kiểm soát, Chính phủ đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Các hoạt động kinh tế vì thế cũng bắt đầu phục hồi, hoạt động tín dụng nhờ đó cũng có tín hiệu khởi sắc hơn. Theo số liệu mới cập nhật tính đến ngày 28/4/2020, tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm 2019. Theo chia sẻ của lãnh đạo NHNN tín dụng tăng trở lại trong 2 tuần cuối tháng 4 nhờ các ngân hàng đẩy mạnh triển khai các gói cho vay ưu đãi để hỗ trợ các DN và người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tính đến cuối tháng 4, các gói tín dụng được các ngân hàng công bố là hơn 650.000 tỷ đồng.
Nhu cầu tín dụng được dự báo sẽ tăng cao hơn khi sản xuất kinh doanh phục hồi
Các chuyên gia cũng dự báo cầu tín dụng sẽ tăng nhanh hơn trong thời gian tới khi mà hoạt động sản xuất – kinh doanh quay trở lại với nhịp độ bình thường. Đặc biệt, những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 vừa qua như du lịch, hàng không… được dự báo sẽ phục hồi với tốc độ nhanh hơn. Đà phục hồi của sản xuất trong nước cũng nhận được thêm sự hỗ trợ khi nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và nhiều nền kinh tế châu Âu mở cửa trở lại.
Thấu hiểu điều đó, các ngân hàng từ sớm đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu “bật dậy” của DN và nền kinh tế trong giai đoạn hậu dịch. Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết, ngân hàng đã lên chương trình hậu Covid-19 từ khá sớm. Khi tình hình kinh tế cải thiện là ngân hàng tung ra những chương trình đẩy mạnh kinh doanh. Ngoài hỗ trợ xử lý đối với các khách hàng đề nghị vay vốn mới, đơn giản hóa tối đa quy trình thủ tục, ngân hàng tập trung xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Tính đến ngày 4/5, đã có tổng cộng hơn 13.000 hồ sơ giải ngân mới tại ngân hàng tương đương 18.000 tỷ đồng, với lãi suất cho vay trung bình giảm đến 3% so với trước thời gian dịch bệnh để hỗ trợ các khách hàng hiện hữu gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng chi tiết các kịch bản ứng phó, Agribank vừa duy trì đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt vừa hỗ trợ tích cực các khách hàng. 4 tháng đầu năm 2020, doanh số cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 481.000 tỷ đồng, bình quân cho vay mới 120.000 tỷ đồng/tháng. Đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Agribank ưu tiên tập trung thực hiện miễn giảm lãi và hạ lãi suất cho 27.500 khách hàng, với dư nợ 45.165 tỷ đồng… Đối với chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay, Agribank đã giải ngân được trên 10.030 tỷ đồng cho 6.043 khách hàng.
Video đang HOT
Một thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá tích cực những động thái tăng cung ứng tín dụng “nuôi dưỡng” các DN tại nhiều lĩnh vực của các ngân hàng để chuẩn bị cho đà tăng trưởng sau khi kết thúc dịch. “Các ngân hàng cố gắng duy trì các chính sách hỗ trợ thêm 3-6 tháng nữa thị trường có thể phục hồi nhanh. Thậm chí có thể phục hồi mạnh hơn để bù đắp thiệt hại trước đó cho họ”, vị này nhận định.
Trên thực tế, độ hồi phục của các ngân hàng nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào những thay đổi chung của thị trường, mà còn phụ thuộc vào yếu tố nội tại, chiến lược tăng trưởng trong quá khứ cũng như tương lai của từng ngân hàng. Bởi danh mục khách hàng cũng như cấu trúc tài sản của các ngân hàng khác nhau. Có ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay khách hàng DN, nhưng cũng có ngân hàng tập trung bán lẻ, khách hàng cá nhân…
Vậy các ngân hàng sẽ phải làm gì để đón bắt cơ hội kinh doanh trong những tháng còn lại của năm. Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận, hậu dịch chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi thậm chí là thay đổi lớn. Điều kiện sản xuất kinh doanh, môi trường hoạt động, cơ cấu thị trường, phương thức sản xuất của DN sẽ thay đổi theo hướng chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tự động hoá… buộc các TCTD phải thích ứng.
Đồng quan điểm, tổng giám đốc một NHTMCP cho rằng, thời hậu dịch kinh tế quay trở lại bình thường nhưng sẽ ở dạng khác chứ không như thời kỳ trước dịch. Từ thói quen tụ tập đông người giảm, tăng cường sử dụng các dịch vụ online, đến việc ưu tiên chăm sóc sức khỏe bản thân hơn… Những DN nào kinh doanh phù hợp với xu hướng mới sẽ phát triển tốt. Và ngân hàng sẽ đầu tư cho vay nhiều hơn đối với những đối tượng DN này.
“Khi nền kinh tế sôi động trở lại ngân hàng nào đứng vững thì họ tập trung vào những phân khúc khách hàng tốt hiện tại cũng như tiềm năng trong tương lai để hồi phục doanh thu. Còn ngân hàng nào đang gặp khó khăn chắc sẽ chật vật trong kinh doanh nếu không tìm hướng đi mới. Thời gian tới, thị trường, khách hàng và cả trong hệ thống ngân hàng cũng sẽ có sự phân hóa”, vị này nhận định.
Lãnh đạo VPBank chung quan điểm, khi nhận định tình hình dịch bệnh dù có kết quả bước đầu khả quan nhưng diễn biến thời gian tới còn phức tạp, nên ngân hàng đã có phương án cân đối nguồn lực trong thời gian ít nhất 6 tháng tới, đảm bảo tình hình kinh doanh của ngân hàng được an toàn, hiệu quả nhưng cũng có thể kịp thời hỗ trợ các khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Theo đó, song song các giải pháp tài chính hỗ trợ cụ thể cho từng phân khúc khách hàng, VPBank triển khai rất nhiều những giải pháp khác như khóa đào tạo kinh doanh online miễn phí dành cho các tiểu thương; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng… từ đó đưa ra được những hỗ trợ phù hợp.
Để tạo sức bật tốt hơn sau dịch, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bản thân các TCTD cũng như DN cần nghiên cứu cẩn trọng xu hướng phục hồi thị trường sau dịch bệnh để khai thác tối đa cơ hội, nhất là mảng logistics, bán lẻ. Đồng thời, tăng cường ứng dụng CNTT, phát triển các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ và phù hợp với thị hiếu mới của khách hàng. Tập trung làm tốt điều này sẽ giúp vừa tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Hệ thống ngân hàng đã vay hơn 59.000 tỷ đồng qua OMO
Trùng hợp ngẫu nhiên, đây cũng là quy mô mà Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn cho hệ thống thời điểm này năm ngoái.
Ảnh minh họa.
Sau hai tuần Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh chào thầu hỗ trợ nguồn cho hệ thống qua kênh cầm cố trên thị trường mở (OMO), số dư các tổ chức tín dụng "vay nóng" đã tăng lên đáng kể.
Cập nhật đến hôm qua (9/12), khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố này đã tăng lên mức 59.124 tỷ đồng. Đáng chú ý và trùng hợp ngẫu nhiên, cũng tại thời điểm này năm ngoái, lượng vốn hỗ trợ ở kênh này từ Ngân hàng Nhà nước cũng có số dư tương ứng (với hơn 59.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên, điểm khác biệt là: cùng kỳ năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho vay hỗ trợ kỳ hạn rất ngắn, với 7 ngày; còn nay, kỳ hạn dài hơn với 14 ngày. Và cùng kỳ năm ngoái, lãi suất còn lên tới 4,75%/năm, thì nay chỉ còn 4%/năm.
Số dư đã tăng lên, nhưng nhu cầu tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ trên OMO không căng thẳng. Cụ thể, những phiên vừa qua, lượng vốn Ngân hàng Nhà nước chào thầu đều có dư thừa lớn; như phiên 9/12, Ngân hàng Nhà nước chào thầu tới 12.000 tỷ đồng nhưng các tổ chức tín dụng chỉ vay 6.638 tỷ đồng.
Một điểm được chú ý khác trong cân đối thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện nay phản ánh ở lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Như thể hiện từ cuối tháng 11 vừa qua, lãi suất VND liên ngân hàng đã thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, hiện trong khoảng 4 - 4,4%/năm tùy kỳ hạn. Dù vậy, vùng lãi suất này vẫn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng cùng thời điểm này năm ngoái.
Cụ thể, trong tuần thứ hai của tháng 12/2018, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng lên tới khoảng 4,8 - 5%/năm, tùy kỳ hạn.
LAM GIANG
Theo Bizlive.vn
Công ty tài chính đẩy mạnh số hóa Tín dụng tiêu dùng tăng cao, nhất là khi nhu cầu mua sắm và thanh toán online tăng mạnh trước làn sóng công nghệ số ngày càng lan tỏa, khiến các công ty tài chính đẩy mạnh đầu tư công nghệ để thu hút khách hàng. Ông Phạm Minh Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu Nielsen Việt Nam cho biết, công nghệ đang tạo...