Ngân hàng Việt sắp có thêm nguồn vốn ngoại từ EVFTA?
Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA), các ngân hàng châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room chung.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các chuyên gia cho rằng Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ mở ra cơ hội cho cả hai phía Việt Nam và EU tham gia nhiều hơn vào thị trường lẫn nhau. Tuy nhiên, các ngân hàng của Việt Nam không có nhiều lợi thế vào EU như phía EU vào Việt Nam.
Khó tận dụng cơ hội trong tương lai gần
Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ có cam kết về thương mại, dịch vụ, đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
Đối với dịch vụ ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
Đánh giá về tác động của Hiệp định EVFTA với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, chuyên gia Ts. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng EVFTA chắc chắn sẽ mở ra cơ hội cho cả hai phía Việt Nam và EU tham gia nhiều hơn vào thị trường lẫn nhau. Tuy nhiên, các ngân hàng của Việt Nam không có nhiều lợi thế vào EU như phía ngược lại.
Các ngân hàng Việt Nam không thấm vào đâu so với các ngân hàng của EU về quy mô, năng lực, quản lý rủi ro, chuẩn mực hoạt động, quản trị. Chẳng hạn, hiện nay, các ngân hàng mới đang hoàn thiện chuẩn mực Basel II, trong khi các ngân hàng châu Âu đang áp dụng theo Basel III và tiến hành đến Basel IV.
Quy mô của các ngân hàng Việt còn nhỏ, với những ngân hàng được cho là nằm trong nhóm “ông lớn” hiện nay cũng chỉ hoạt động loanh quanh khu vực ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar… Có một vài ngân hàng đặt chi nhánh tại châu Âu nhưng hoạt động không liền mạch, chứng tỏ lực lượng tài chính của ngân hàng Việt Nam sang thị trường châu Âu còn yếu.
“Trong bối cảnh năng lực hệ thống ngân hàng còn yếu kém như hiện tại thì việc chúng ta tận dụng cơ hội trong tương lai gần sẽ khó khăn”, Ts. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá.
Không cần chờ quyết định nới room
Đánh giá về cơ hội thâm nhập thị trường của các ngân hàng EU, các chuyên gia cho rằng trong cam kết EVFTA ở lĩnh vực dịch vụ, các khía cạnh mở cửa bao gồm phương thức đầu tư liên quan đến thành lập hiện diện thương mại ở các nước sở tại (liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, góp vốn/mua cổ phần…).
Về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thời gian qua có một số ngân hàng EU vào Việt Nam, nhưng không có dấu ấn, hoạt động cầm chừng, thậm chí có ngân hàng đã rút khỏi Việt Nam do không am hiểu thị trường, khó cạnh tranh với các ngân hàng Việt.
Thực tế gần đây, nhiều nhà đầu tư ngoại mong muốn sở hữu cổ phần tại ngân hàng Việt. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện hành, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các ngân hàng là 30%, khiến nhiều nhà đầu tư dè dặt, còn một số ngân hàng hết “room” vốn ngoại. Nhưng với EVFTA sẽ cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.
Video đang HOT
Vì vậy, giới phân tích cho rằng thời gian tới, ngân hàng EU sẽ chọn hình thức góp vốn/mua cổ phần để thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
“Ngân hàng EU có thể dư năng lực tài chính để mở chi nhánh mới tại Việt Nam, nhưng vấn đề thị trường lại quyết định sự tồn tại. Vì vậy, thay vì mạo hiểm mở chi nhánh ở Việt Nam, ngân hàng EU sẽ hợp tác với các ngân hàng Việt”, một chuyên gia đánh giá.
Câu hỏi được thị trường quan tâm là ngân hàng cổ phần nào sẽ đáp ứng được tiêu chí để các tổ chức tín dụng châu Âu nâng room ngoại lên 49%.
Một chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc lựa chọn ngân hàng được nới room ngoại của các tổ chức tín dụng châu Âu lên 49% sẽ được dựa vào các tiêu chí như: sạch nợ xấu, hoạt động tín dụng cốt lõi, đáp ứng các tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước.
Trong báo cáo tài chính năm 2019 có thể thấy, nhiều ngân hàng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) so với đầu năm như: ACB là 175%, MB là 110,5%…
Ngoài ra, theo thống kê hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt đã có 15 nhà băng đáp ứng được chuẩn Basel II: Nam A Bank, Vietcombank, VIB, OCB, TPBank, ACB, Techcombank, VPBank, MB, HDBank, VietBank, VietCapitalBank, MSB, SeABank và LienVietPostBank.
Như vậy, việc nâng room ngoại lên 49%, cùng với việc cải tổ toàn diện hơn theo hướng phải tăng vốn, kinh doanh cần được thông thoáng hơn, minh bạch hơn, nợ xấu giảm…, các chuyên gia dự báo thời gian tới, các ngân hàng Việt sẽ “hút” thêm nguồn vốn đầu tư từ EU.
“Tôi vẫn kỳ vọng các ngân hàng EU tham gia vào thị trường Việt Nam mạnh hơn trong những năm tới, đặc biệt là các ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) vốn là thế mạnh của ngân hàng châu Âu. Như vậy, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được thụ hưởng những dịch vụ tiên tiến, chất lượng hơn”. Ts. Nguyễn Trí Hiếu
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
2020, HOSE hút khách ngân hàng niêm yết
Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 yêu cầu các ngân hàng phải niêm yết cổ phiếu trên HOSE hoặc HNX, chứ không qua sàn UPCoM như quy định trước đó, "kéo" các ngân hàng trở lại với kế hoạch chuyển sàn hay niêm yết còn dang dở.
Tính đến nay, mới có 18 ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
Sàn HOSE hút khách
Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, Nam A Bank sẽ đưa cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong năm nay.
Theo ông Tâm, đây là quy định bắt buộc của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên các ngân hàng phải tuân thủ và Nam A Bank sẽ niêm yết sau khi hoàn tất việc tăng thêm vốn. Hiện Nam A Bank vẫn còn nguyên room ngoại.
Được biết, năm 2019, Nam A Bank đã hoàn tất việc tăng vốn lên 3.890 tỷ đồng từ nguồn thặng dư chia cổ tức cho cổ đông.
Năm 2020, Nam A Bank đặt mục tiêu tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng và mới đây nhất (đầu tháng 1), ngân hàng này đã được chấp thuận tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng.
"Kế hoạch tăng vốn trong năm 2020 sẽ được Nam A Bank triển khai thông qua chào bán cổ phần cho đối tác trong và ngoài nước, tỷ lệ bán khoảng 20%", ông Tâm nói và thông tin thêm, hiện có một số nhà đầu tư nước ngoài đang đàm phán để mua cổ phần Nam A Bank.
Chủ trương của Ban lãnh đạo Nam A Bank trong việc thu hút cổ đông chiến lược là phải tìm được nhà đầu tư có tầm nhìn và chiến lược phù hợp với Ngân hàng.
Với VietBank, ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc Ngân hàng chia sẻ, VietBank đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM, nhưng theo chủ trương mới, tất cả các ngân hàng sẽ phải niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung từ năm 2020, nên VietBank sẽ sớm chuyển sàn giao dịch.
Mới đây, HOSE thông báo đã nhận hồ sơ niêm yết gần 1,175 tỷ cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải. MSB là ngân hàng đầu tiên nộp hồ sơ niêm yết trong năm 2020.
Được biết, kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán được ban lãnh đạo MSB đưa ra từ năm 2016, thời điểm hoàn tất thương vụ sáp nhập với Ngân hàng Mekong và mua lại 100% vốn của Công ty Tài chính Dệt may, nhưng đến nay mới có thể thực hiện.
Trong năm nay, OCB cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE sau thời gian dài trì hoãn. Chủ tịch HĐQT OCB - ông Trịnh Văn Tuấn cho hay, OCB dự tính niêm yết trong năm 2019, nhưng vì thị trường chứng khoán không thuận lợi nên được dời sang năm 2020. Tuy nhiên, trước khi niêm yết, OCB sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.
Hiện room dành cho nhà đầu tư nước ngoại tại OCB còn nhiều, bởi mới một quỹ đầu tư thuộc Tập đoàn Vina Capital nắm 5% vốn của nhà băng này.
Nikkei Asian đưa tin, Ngân hàng Aozora của Nhật Bản sẽ mua 15% vốn cổ phần của OCB vào trước tháng 4 năm nay, đánh dấu thỏa thuận đầu tiên ở nước ngoài của OCB kể từ khi thay đổi thương hiệu vào năm 2001.
Giá trị thương vụ vào khoảng 15 tỷ yên, tương đương 139 triệu USD.
Theo lãnh đạo OCB, việc niêm yết phải chọn thời điểm thích hợp để khi lên sàn giá cổ phiếu tăng, đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho các cổ đông.
Hiện giá cổ phiếu OCB đang giao dịch trên thị trường tự do quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) đã được Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán trong tháng 9/2019 với mã chứng khoán BVB, nhưng đến nay vẫn chưa đưa cổ phiếu vào giao dịch.
Được biết, Viet Capital Bank có vốn điều lệ 3.171 tỷ đồng, tương ứng 317.1 triệu cổ phiếu và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Tính đến nay, mới có 18 ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn, trong đó 10 cổ phiếu niêm yết trên HOSE (VCB, CTG, BID, TCB, MBB, HDB, TPB, VPB, EIB, STB), 3 cổ phiếu niêm yết trên HNX (ACB, SHB, NVB) và 5 cổ phiếu trên UPCoM (LPB, VIB, VBB, BAB, KLB).
Nhiều ngân hàng có chỉ tiêu tài chính tích cực
Cùng với kế hoạch niêm yết cổ phiếu, các nhà băng trên cũng hé lộ lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính tích cực khác.
Theo kế hoạch đưa ra cho năm 2020, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận không thấp hơn 20-30% trong năm nay.
Đơn cử, lãnh đạo OCB cho biết, Ngân hàng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019, ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 50% so với năm 2018.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp OCB đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 100%/năm, tốc độ tăng trưởng kép (CARG) từ năm 2016 đến năm 2019 đạt trên 88%/năm.
Các chỉ số sinh lời tiếp tục được cải thiện: Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) đạt tương ứng 2,4% và 28%; tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) tăng hơn 25%, đạt 3.300 đồng/cổ phiếu.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2019 đạt khoảng 120.000 tỷ đồng.
Tương tự, kết thúc quý IV/2019, các chỉ tiêu kinh doanh của Nam A Bank đã "cán đích" thành công, trong đó nhiều chỉ tiêu quan trọng vượt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, tính đến 31/12/2019, tổng tài sản đạt 94.657 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2018 và vượt 10% kế hoạch; huy động vốn thị trường 1 đạt 75.157 tỷ đồng, tăng 32,2% và vượt 4% kế hoạch; dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 67.546 tỷ đồng, tăng 32,9% và vượt 13% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 925 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch...
Tại VietBank, tuy mới hết tháng 11/2019, nhưng ngân hàng này đã hoàn tất mục tiêu lợi nhuận kế hoạch cả năm là 540 tỷ đồng. Trong hệ thống ngân hàng, mức lợi nhuận này khá khiêm tốn, nhưng với quy mô hiện tại, kết quả này đã vượt kỳ vọng năm 2019 của VietBank.
Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng nhìn chung, ngành ngân hàng đã gặt hái được thành công trong năm qua khi lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 23.130 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống ngân hàng và là 1 trong 2 doanh nghiệp niêm yết có mức lợi nhuận lớn nhất.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Vietcombank, kế hoạch lợi nhuận ban đầu đặt ra cho năm 2019 là 20.500 tỷ đồng trước thuế, sau đó được điều chỉnh xuống 20.000 tỷ đồng, nhưng kết quả cuối cùng vẫn vượt xa con số trước điều chỉnh.
"Trong tổng lợi nhuận thu về năm 2019, mảng bán lẻ đóng góp đến 40%. Kế hoạch năm 2020, Vietcombank dự kiến tăng trưởng lợi nhuận cao hơn 15% so với năm 2019. Đến 2025,
Vietcombank đặt mục tiêu đạt 2 tỷ USD lợi nhuận, trong đó lợi nhuận từ bán lẻ đóng góp khoảng 50%", ông Thành thông tin thêm.
Tại BIDV, ngân hàng này vừa công bố lãi hợp nhất trước thuế gần 10.800 tỷ đồng trong năm 2019 - mức kỷ lục từ trước tới nay.
Các chỉ tiêu sinh lời như ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%... cũng ở mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Một "ông lớn" ngân hàng khác là VietinBank, dù năm qua khó tăng trưởng tín dụng, song vẫn đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra với hơn 11.500 tỷ đồng.
Các ngân hàng đang tái cơ cấu như Sacombank, Eximbank... cũng đạt lợi nhuận khả quan. Điều này vừa góp phần tác động tích cực lên thị giá cổ phiếu của chính ngân hàng, vừa là động lực để ngân hàng khác niêm yết cổ phiếu.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Phó tổng giám đốc OCB: Hoàn thành Basel II, chúng tôi làm việc với đối tác ngoại hiệu quả hơn Mặc dù không nằm trong danh sách thí nghiệm, nhưng OCB lại là ngân hàng đầu tiên áp dụng được chuẩn Basel II. Ông Lý Hoài Văn, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB. Theo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tới thời điểm hiện tại, đã có 18 ngân hàng thương mại được áp dụng trụ...