Ngân hàng vẫn lãi nghìn tỷ giữa dịch bệnh
Dù phải miễn giảm lãi suất với phần dư nợ hiện hữu cũng như giảm mạnh lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm.
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 25/5, tất cả tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều đã tham gia cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 223.000 khách hàng với dư nợ hơn 151.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, các nhà băng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320.000 khách với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 767.000 tỷ đồng. Trong đó, mức lãi suất cho vay mới phổ biến thấp hơn từ 0,5-2,5% so với trước dịch.
Cá biệt có một vài ngân hàng giảm lãi suất lên tới 4,5%/năm. Đây là trường hợp của HDBank, từ đầu tháng 3 đến nay, nhà băng này đã liên tiếp tung ra hàng loạt gói tín dụng trị giá hàng chục nghìn tỷ với lãi suất giảm cao nhất tới 4,5% so với mức thông thường.
Cụ thể, nhà băng này đã tung ra gói tín dụng 24.000 tỷ hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực thiết yêu để bình ổn giá, bổ sung vốn lưu động, chi lương cho nhân viên.
Với các khoản vay tiêu dùng cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhà băng này giảm 2-4,5% lãi suất, hạn mức gói tín dụng trị giá 10.000 tỷ…
Mới nhất, khi giá xăng dầu xuống thấp kỷ lục, cũng chính HDBank là ngân hàng đầu tiên tuyên bố dành hàng nghìn tỷ để cho vay chuỗi kinh doanh xăng dầu lớn trong ngành, giúp đơn vị này vượt qua giai đoạn thị trường năng lượng suy thoái và áp lực về hàng tồn kho do tác động bởi Covid-19.
Theo đó, tất cả khách hàng doanh nghiệp thuộc chuỗi phân phối xăng dầu này gồm tổng đại lý, thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền, đại lý bán lẻ đều được hưởng ưu đãi lãi suất.
Tương tự, nhà băng cũng dành 3.000 tỷ đồng tài trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị – vật tư y tế nhằm đáp ứng nhu cầu và bình ổn thị trường sản phẩm. Các hình thức khá đa dạng với miễn giảm phí thanh toán quốc tế, phí giao dịch tài khoản thanh toán nội địa, phí phát hành các loại bảo lãnh từ 50%-100%; cho vay bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh…
Video đang HOT
HDBank đã triển khai nhiều gói hỗ trợ khách hàng lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Ảnh: HDB.
Thực tế, việc giảm lãi suất trên phần dư nợ hiện hữu và dư nợ cho vay mới đã tác động đáng kể tới lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng cho biết có thể giảm hàng nghìn tỷ lợi nhuận khi tham gia hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phòng chống dịch Covid-19.
Thống kê tại 26 ngân hàng thương mại cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế quý I của nhóm này đạt gần 28.900 tỷ, chỉ tăng 6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với 2-3 năm gần nhất. Trong đó, 11/26 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Tuy vậy, vẫn có những ngân hàng ghi nhận đà tăng trưởng 2-3 chữ số so với cùng kỳ.
Đại diện HDBank thừa nhận, chính việc tung ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã giúp ngân hàng duy trì được tăng trưởng cho vay cao hơn toàn ngành trong những tháng đầu năm nay.
Cụ thể, quý I vừa qua nhà băng này vẫn duy trì được tốc độ huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 4,6% và dư nợ cho vay tăng 5,9%, cao hơn mức bình quân toàn ngành.
Đây cũng là nguyên nhân chính giúp tổng thu nhập hoạt động ngân hàng này tăng 28% trong quý, đạt 3.151 tỷ. Sau khi trừ các chi phí liên quan, ngân hàng thu về khoản lợi nhuận trước thuế 1.251 tỷ, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Để có thêm nguồn lực giảm lãi suất cho vay trong quý II, nhà băng này cũng đã tuyên bố cắt giảm giảm lương kinh doanh để tiết kiệm chi phí.
Theo đó, mức giảm thu nhập áp dụng cho những nhân viên có tổng lương từ 10 triệu đồng trở lên sẽ là 10-25%. Trong đó, mức giảm lớn nhất 25% sẽ áp dụng cho cán bộ nhân viên, quản lý cấp cao có tổng lương trên 80 triệu đồng, áp dụng từ tháng 4.
Ngoài hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phòng chống Covid-19 thông qua việc cơ cấu lại nợ, cho vay mới lãi suất thấp, HDBank cũng là 1 trong 15 ngân hàng ủng hộ 135 tỷ đồng cho chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn hồi đầu năm.
Không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, nhà băng còn cung cấp các giải pháp giao dịch online, thanh toán không dùng tiền mặt giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HDBank một mặt triển khai các chương trình quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động, đồng thời tích cực triển khai các gói tín dụng thiết thực hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19 cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Đặc biệt, HDBank đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án nền tảng, các chương trình hỗ trợ khách hàng bật dậy sau dịch. Nhờ vậy, mức tăng trưởng huy động và dư nợ của HDBank khả quan trong quý đầu năm 2020.
HDBank mới đây được cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s khẳng định giữ nguyên mức xếp hạng B1, phản ánh năng lực tài chính tốt, ít rủi ro tài chính và cơ hội phát triển dài hạn của ngân hàng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói hỗ trợ của HDBank, độc giả xem chi tiết tại đây.
Sacombank lên kế hoạch lợi nhuận 2020 đi lùi 20%
Năm 2020, Sacombank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 20% về còn 2.573 tỷ đồng. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn dự kiến, sẽ điều chỉnh kế hoạch để bằng với năm 2019.
Theo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam biến động theo chiều hướng tiêu cực, đặc biệt trước những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 ngay từ những ngày đầu năm, ngành ngân hàng cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Do đó, Sacombank đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 498.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn huy động 457.200 tỷ đồng, tăng trên 10%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 452.400 tỷ đồng, tăng 10%.
Tổng dư nợ tín dụng đạt 329.400 tỷ đồng, tăng 11%. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%.
Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế giảm về còn 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019.
Theo Sacombank, mặc dù tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn dự kiến, HĐQT sẽ điều chỉnh kế hoạch để đạt lợi nhuận bằng với năm 2019.
Riêng trong quý 1/2020, Sacombank thực hiện được 988 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 38% kế hoạch cả năm. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đã tăng từ 1,94% vào cuối năm 2019 lên 1,97% vào cuối quý 1/2020.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ra chỉ tiêu lợi nhuận giảm mạnh.
Trong khi đó, năm 2019, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế riêng lẻ gần 3,037 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2018. Sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, Ngân hàng có lợi nhuận sau thuế dùng để phân phối đạt gần 2,366 tỷ đồng.
Trong đó, Sacombank dự kiến trích lập 723 tỷ đồng vào các quỹ và giữ lại hơn 1,643 tỷ đồng. Sau khi phân phối, lợi nhuận lũy kế đến cuối năm 2019 của Sacombank tăng lên mức gần 4,456 tỷ đồng.
Theo Sacombank, với vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2020 dự kiến là 28,395 tỷ đồng, Ngân hàng sẽ chi 785 tỷ đồng để đầu tư tài sản cố định và sử dụng 18,154 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh sinh lời. Ngoài ra, Ngân hàng dự kiến bổ sung vốn có giá trị 214 tỷ đồng cho ngân hàng con tại Lào trong năm 2020.
Tiếp cận vốn tín dụng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa - ngân hàng vẫn khó gặp nhau Sau Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại Hà Nội hồi giữa tháng 5, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã đến các địa phương để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn vốn tín dụng hậu Covid-19. Tuy nhiên, bài toán khó nhất vẫn là làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp...