Ngân hàng và bài toán nhân sự
Các thông báo tuyển dụng ồ ạt, hay lương thưởng cao ngất ngưởng có lẽ chưa thể phản ánh thực tế nhân sự ngành ngân hàng khi nhiều nhà băng vẫn đang ồ ạt tuyển nhân lực, trong khi hàng nghìn người lặng lẽ ra đi.
Tăng trưởng và nhân lực
Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý III/2019 được Vụ Dự báo – Thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy, có 22% TCTD cho biết thời điểm tháng 6/2019 đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại.
Cụ thể tính từ đầu năm, không ít ngân hàng khác có thông báo tuyển dụng với số lượng vài trăm đến hàng nghìn nhân sự cho những vị trí từ chuyên viên đến cấp quản lý. Trong đó, Vietcombank có số lượng nhân viên ở thời điểm cuối tháng 6/2019 là 17.848 người, tăng 1.136 người so với đầu năm. Với Nam A Bank, là tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận mở mới 35 đơn vị kinh doanh từ cuối năm 2018 đến giữa năm 2019, ngân hàng này đã mạnh tay tuyển dụng 2.000 nhân sự trên toàn quốc, nhằm đáp ứng kịp thời cho sự phát triển này. Mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) thông báo tuyển dụng 1.000 vị trí ở mảng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng đang đứng trước bài toán về nhân sự
Video đang HOT
Cần đào tạo chuyên sâu
Như trường hợp Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), báo cáo tài chính cho số lượng nhân viên ở ngân hàng mẹ chỉ còn 9.480 người, giảm 1.466 người trong quý II/2019. Còn tính trong nửa đầu năm 2019, nhân lực của VPBank giảm gần 2.000 người so với cuối năm 2018. Cùng thời điểm này, NCB giảm số lượng nhân viên từ 2.000 người xuống 1.876 người; SHB giảm từ 7.546 người xuống 7.522 người.
Báo cáo tài chính của ACB cũng cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2016, tổng số cán bộ nhân viên, người lao động của ngân hàng mẹ và các công ty con của ACB là 10.832 người, giảm 508 người so với thời điểm vào cuối tháng 3/2019 (11.340 người), số lượng chủ yếu giảm ở ngân hàng mẹ. Báo cáo của Navigos Search cho biết, có đến 89% ngân hàng được hỏi có mức thu nhập trung bình của nhân viên từ 10-30 triệu đồng/tháng nhưng vẫn khó tuyển và giữ người mặc dù đây là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều ngành dịch vụ hiện nay tại Việt Nam. Nguyên nhân, theo Navigos chủ yếu là vì nhiều người e ngại làm việc tại ngân hàng bên cạnh khối lượng công việc nhiều, áp lực chỉ tiêu cao thì còn độ rủi ro lớn về pháp lý.
Nhiều ngân hàng bên cạnh tuyển nhân sự chính thức còn tuyển thêm lượng lớn cộng tác viên để nhanh chóng mở rộng thị trường, gia tăng thị phần… Song phần lớn những vị trí được tuyển là cho bộ phận bán hàng, bán lẻ, có đặc điểm đòi hỏi nhiều kỹ năng giao tiếp, khả năng chịu áp lực cao nên tỷ lệ nhân viên trụ lại được sau thời gian thử việc là rất thấp. Bên cạnh việc tuyển dụng từ phía nhà băng thì ở góc độ người lao động, nhiều người cho biết lương thưởng của nhân viên bán hàng thường phụ thuộc vào doanh số, hợp đồng thì ngắn hạn, các cộng tác viên có thể không có bảo hiểm và các chế độ khác…. Chính vì thế nên nghỉ việc cũng trở nên dễ dàng vì không gặp nhiều ràng buộc.
Một chuyên gia tài chính nhận định việc giảm số lượng nhân sự ở một số ngân hàng cho thấy việc dịch chuyển nhân sự từ ngân hàng này sang ngân hàng khác là điều không mới. Cái cần lưu ý là nhân sự dịch chuyển sẽ nằm ở mảng nào bởi không phải tất cả đều có sự thay đổi. Thông thường sẽ tập trung ở mảng kinh doanh hoặc bộ phận có chức danh đã được định hình sẵn mô tả công việc, những công việc mang tính thao tác.
Dự đoán thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng của ngành ngân hàng được dự đoán sẽ còn tăng do mảng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng đang ngày càng được chú trọng, xem là mảng kinh doanh chiến lược. Tuy nhiên, nhân sự ngân hàng đang hướng tới chất lượng chứ không phải số lượng, hướng tới sự rõ ràng trong chỉ tiêu kinh doanh. Chất lượng này thông qua cơ chế kiểm soát rất chặt chẽ, đòi hỏi năng lực làm việc của nhân viên phải nâng lên qua việc thao tác thực tế, công tác đào tạo, các khoá học nâng tầm lãnh đạo, nâng tầm quản lý, hướng tới sự chỉn chu trong hoạt động tài chính một cách rõ ràng, minh bạch hơn.
Thanh Huệ
Theo congluan
Sẽ miễn phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip
Các ngân hàng thông báo miễn phí chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip cho khách hàng trong giai đoạn đầu.
Các ngân hàng sẽ miễn phí chuyển đổi từ thẻ nội địa công nghệ từ sang thẻ chip trong giai đoạn đầu chuyển đổi. Ảnh minh họa
Tại buổi lễ ra mắt thẻ chip nội địa của các ngân hàng Việt Nam tối 28/5, trao đổi bên lề, đại diện các ngân hàng cho biết sẽ miễn phí chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhưng chỉ ở giai đoạn đầu. Thời gian áp dụng chính sách miễn phí này tới khi nào chưa được các ngân hàng xác định cụ thể.
Theo tính toán của ông Nguyễn Hưng, TGĐ TPBank, tổng chi phí cho việc chuyển đổi khoảng 1 triệu thẻ nội địa của ngân hàng này sang thẻ chip sẽ mất khoảng 30 tỷ đồng. Ông Hưng cho rằng, đây không phải con số quá lớn và ngân hàng hoàn toàn có thể "chịu" được. Tới khi nào không "chịu" được thì lúc đó sẽ tính tới phương án thu phí, ông Hưng thông tin.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiện có 48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa với số lượng khoảng 76 triệu thẻ (nhiều nhất là Vietcombank với 14 triệu thẻ, tiếp theo Agribank). Theo tính toán của ông Đào Minh Tuấn, Phó TGĐ Vietcombank kiêm Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, chi phí phát hành thẻ chip đắt gấp 4 lần thẻ từ. Như vậy, tổng chi phí chuyển đổi 76 triệu thẻ nội địa nói trên là khoảng hơn 9.000 tỷ đồng.
Để hỗ trợ các ngân hàng trong giai đoạn chuyển đổi này, ông Nguyễn Quang Minh, Phó TGĐ Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết, từ 1/3/2019 Napas đã giảm phí chuyển mạch cho các ngân hàng tham gia sớm hơn 2 năm. "Và Napas có thể giảm tới 80% phí chuyển mạch với các ngân hàng thực hiện từ 1/5/2019, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng thực hiện theo đúng lộ trình chuyển đổi", ông Minh nói.
Hiện nay mới có 7 ngân hàng có đủ điều kiện để thực hiện là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, ABBank, TPBank, Sacombank. Được biết, ngoài yếu tố sẵn sàng về công nghệ, đây đều là những ngân hàng không chịu áp lực về mặt tài chính.
Tuy nhiên, theo lộ trình, trong năm 2019, 30% số thẻ trên phải được chuyển đổi sang thẻ chip và hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ vào cuối 2021.
Đến hết 2021 nếu còn khách hàng vẫn dùng thẻ từ, lúc đó các giao dịch như hiện nay vẫn được thực hiện nhưng theo đại diện các ngân hàng, lúc đó ngoài tiện ích thẻ chip mang lại thì vấn đề an ninh thông tin thẻ của khách hàng sẽ không được đảm bảo như thẻ chip. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, cả khách hàng và ngân hàng phát hành sẽ chịu thiệt.
Theo baogiaothong.vn
Xây dựng Trung tâm tài chính 5.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm TPHCM đang mời gọi nhà đầu tư xây dựng trung tâm tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm Theo tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, vị trí xây dựng dự án này nằm tại 2 lô đất ký hiệu số 1-7 và 1-11 thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô...