Ngân hàng tuần qua: Eximbank tổ chức ĐHCĐ lần 3, NHNN bơm lượng tiền ‘khủng’ ra thị trường
19 ngân hàng “sạch” nợ xấu tại VAMC; Ngân hàng Nhà nước bơm lượng tiền “khủng” ra thị trường; Eximbank tiếp tục tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) lần thứ 3; tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn; doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 2 tháng… là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm thống đốc NHNN cho bà Nguyễn Thị Hồng
Chiều 16/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm thống đốc NHNN Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng.
Giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc và ngành ngân hàng, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, cần kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, trong đó phải thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN và cũng là thành quả quan trọng nhiều năm qua, khi lạm phát từ mức trên 18% vào năm 2011 đã giảm xuống dưới 4% trong suốt nhiệm kỳ này.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
Thứ ba là cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống.
Trong nhiệm vụ thứ năm, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng không ngừng hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, hiệu quả; đi tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa, góp phần giảm chi phí, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
19 ngân hàng “sạch” nợ xấu tại VAMC
Cùng với Vietinbank, 18 ngân hàng khác “sạch” nợ tại VAMC là Vietcombank, Agribank, ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB, SeABank, Techcombank, OCB, VPBank, KienLongBank, HDBank, LienVietPostBank, BIDV, VietCapital Bank, MSB và VietBank.
Trong đó, VietinBank, BIDV, HDBank, LienVietPostBank, MSB, VietCapitalBank, VietBank “sạch” nợ xấu tại VAMC trong năm nay. Đây là nỗ lực rất lớn của những ngân hàng này, bởi cuối năm 2019, một số nhà băng vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC.
Hiện nay, nhiều ngân hàng khác cũng đặt mục tiêu tất toán toàn bộ trái phiếu của VAMC như ABBank, Sacombank, Eximbank… trong năm 2020.
Việc sớm xử lý được toàn bộ nợ xấu VAMC cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà băng trong thời gian tới khi nợ xấu nội bảng có chiều hướng gia tăng do tác động của Covid-19. Bởi nếu vẫn để nợ xấu tại VAMC, định kỳ mỗi năm, các ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng 20% giá trị trái phiếu đặc biệt đối với kỳ hạn 5 năm và 10% đối với kỳ hạn 10 năm. Áp lực trích lập này là không nhỏ đối với những ngân hàng đang có lợi nhuận khiêm tốn.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bơm ròng 1,1 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO) và không có hoạt động nào trên kênh tín phiếu.
Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường.
Nhờ vậy, thanh khoản thị trường vẫn rất dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng theo đó vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,25%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trong khi đó, lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Video đang HOT
“Thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn dồi dào dù đã bước vào mùa cao điểm cuối năm và chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tiếp tục đi ngang”, chuyên gia của SSI nhận định.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tiếp tục duy trì ở trạng thái dư thừa, một phần do tăng trưởng tín dụng thấp (tính tới ngày 26/10/2020 chỉ tăng 6,15% so với đầu năm), do đó lãi suất liên ngân hàng được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 1%/năm) trong hai tháng cuối cùng của năm 2020.
Lãi suất huy động đã chạm đáy?
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa giảm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng thêm 0,1 – 0,2%/năm so với cuối tháng 10. Cụ thể, lãi suất huy động 1 tháng còn 2,5 – 3,1%/năm, 3 tháng từ 2,7 – 3,3%/năm, 6 tháng từ 4 – 4,8%/năm, 12 tháng từ 4,3 – 5,3%/năm…
Lãi suất huy động tiền đồng không kỳ hạn của Techcombank ở mức 0,1%/năm. Lãi suất huy động của Vietcombank ở mức thấp tiếp theo khi kỳ hạn 1 tháng là 3,1%/năm, 3 tháng 3,4%/năm, 6 tháng là 4%/năm, 12 tháng là 5,8%/năm…
Các ngân hàng khác có mức lãi suất huy động tiết kiệm dao động từ 3,3 – 4%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng; 4,4 – 6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6 – 7 %/năm.
Riêng lãi suất giao dịch của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng từ nhiều tháng trở lại đây đang ở mức rất thấp, có kỳ hạn gần 0%/năm. Chẳng hạn, lãi suất bình quân liên ngân hàng ngày 12.11 kỳ hạn qua đêm ở 0,11%/năm, 1 tuần 0,21%/năm, 2 tuần 0,19%/năm, 1 tháng 0,57%/năm, 3 tháng còn 1,67%/năm, 6 tháng còn 1,543%/năm.
So với lãi suất huy động tiết kiệm, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng hiện nay đang còn một nửa đến 1/3 tùy theo thời hạn.
Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông qua việc tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên lần 3 vào tháng 12 tới đây sau khi phải hoãn lại vào giữa tháng 8 vừa qua vì dịch Covid-19.
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã 2 lần tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên nhưng bất thành. Phiên họp đầu tiên vào cuối tháng 6 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số phần có quyền biểu quyết.
Tương tự tại phiên họp ĐHCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 2 tổ chức vào cuối tháng 7, tổng số cổ đông tham dự đại diện cho hơn 523 triệu cổ phần, chiếm 42,57% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi đó, theo điều lệ của Eximbank, số cố đông có mặt tại phiên họp ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 phải đại diện cho tối thiểu 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, ngân hàng tiếp tục hưởng lợi
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán SSI công bố mới đây nhấn mạnh nhiều điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý III/2020 của ngân hàng cũng như triển vọng quý IV và cả năm 2020.
Điều đáng chú ý đầu tiên là tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng tốt hơn các ngân hàng quốc doanh.
Thống kê đối với 13 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI cho thấy dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng trưởng khá khiêm tốn, chỉ 1,1% trong quý III và 3,4% lũy kế 9 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận mức tăng dư nợ tới 5,3% trong quý III và 12,9% lũy kế 9 tháng.
Điểm đáng chú ý thứ hai là một số lượng đáng kể ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân.
Thống kê của SSI cho thấy tổng trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu đã tăng thêm khoảng 43.500 tỷ đồng trong quý III/2020, lên 207.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng lên đến 69,5%, trong đó tăng mạnh nhất ở Techcombank, SHB, VPBank, MB và TPBank.
Điểm đáng chú ý thứ ba là chi phí vốn của các ngân hàng giảm mạnh. Chi phí vốn đã giảm 0,24 điểm% trong quý III/2020, lũy kế giảm 0,37 điểm% trong 9 tháng.
SSI cũng nhấn mạnh các khoản tiền gửi lãi suất cao đang dần đáo hạn, trong khi đó lãi suất huy động đã giảm thêm 0,2-0,4 điểm% trong tháng 10. Do vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngành được kỳ vọng sẽ cải thiện trong những quý tới.
Doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ vào ngân hàng chỉ trong vòng 2 tháng
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy riêng trong tháng 9/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 155.500 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng trên 14.600 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 140.900 tỷ đồng.
Tổng hợp hai tháng 8 và 9, các tổ chức kinh tế đã gửi ròng tới hơn 236.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,77% lên 5,1 triệu tỷ đồng, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 10,39% lên trên 4,37 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh số liệu tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chi tiết dư nợ tín dụng 9 tháng.
Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,08% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng cao hơn đáng kể với 7,85%.
Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,48 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng gần 8,69 triệu tỷ đồng.
Tỷ lệ vốn rẻ CASA giảm tại nhiều nhà băng
Điều này một phần được lý giải bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng hướng dịch chuyển của dòng tiền nhàn rỗi.
Ảnh minh họa.
Với các ngân hàng, việc thu hút được tỷ lệ cao tiền gửi không kỳ hạn đóng vai trò quan trọng, vì nó tạo ra một nguồn vốn giá rẻ.
Thông thường, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, chỉ ở quanh mức 0,2%/năm.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, cùng tiền gửi ký quỹ trên tổng tiền gửi khách hàng (CASA) càng cao sẽ tạo tiền đề giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), có thêm điều kiện cạnh tranh lãi suất cho vay trên thị trường.
Mặt khác, CASA càng cao càng phản ánh nền tảng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, vì nhiều sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
Dù vậy, những biến động vĩ mô trong 9 tháng đầu năm đã ảnh hưởng khá lớn đến khoản mục này trên BCTC của các nhà băng.
Khảo sát của BizLIVE tại 23 ngân hàng đã công bố BCTC quý 3/2020 cho thấy, dù tiền gửi khách hàng vẫn có sự tăng trưởng nhưng tiền gửi không kỳ hạn tại một số ngân hàng đã có sự sụt giảm.
Saigonbank là một ví dụ. Mặc dù tiền gửi khách hàng vẫn tăng trưởng tới 13,25% trong 9 tháng đầu năm nhưng lượng tiền gửi không kỳ hạn lại sụt giảm mạnh tới 36,1%, xuống còn vỏn vẹn hơn 1,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ CASA của Saigonbank theo đó giảm mạnh từ 11,2% hồi đầu năm xuống chỉ còn 6,3% vào cuối tháng 9/2020, nằm trong nhóm những nhà băng có CASA giảm mạnh nhất và ở mức thấp nhất trong nhóm khảo sát.
Tương tự, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại SeABank đã giảm tới 32,6% trong 9 tháng qua, khiến CASA giảm xuống chỉ còn 6,6%, so với mức 10,4% hồi đầu năm.
Một số thành viên khác cũng ghi nhận lượng tiền gửi này giảm mạnh bao gồm Kienlongbank (-16%), Eximbank (-14,7%), NCB (-13,9%)...
Lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm khiến CASA của nhà băng đi xuống. Khảo sát cho thấy có tới 13/23 thành viên ghi nhận CASA sụt giảm trong 9 tháng qua.
Trong đó, SaigonBank và SeABank là hai ngân hàng ghi nhận CASA sụt giảm mạnh trong kỳ qua với mức giảm lần lượt 4,9 điểm % và 3,9 điểm %.
Tại LienVietPostBank, CASA cũng giảm 2,1 điểm %, xuống còn 12,4%; NCB giảm 1,8 điểm %, xuống còn 6,5%.
Ngoài lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm, tỷ lệ CASA tại một số thành viên đi xuống còn do tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên và lấn át hơn trong tổng quy mô chung. Điều này củng cố tính bền vững cơ cấu nguồn nhưng lại đi ngược về chi phí huy động vốn.
Ngay cả thành viên vốn có thế mạnh về CASA là MBB cũng ghi nhận tỷ lệ này đi xuống với việc đạt 36,1%, giảm nhẹ so với mức 36,7% hồi đầu năm. Tỷ lệ CASA tại Vietcombank ghi nhận 29,5%, cao thứ ba trong nhóm khảo sát.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Techcombank vẫn tiếp tục gia tăng được tỷ lệ CASA, giữa vị trí "vô địch" với 38,6% tính đến 30/9/2020 theo tiền gửi không kỳ hạn và ký quỹ trên tổng tiền gửi, tăng 4,1 điểm % so với đầu năm.
Đáng chú ý, tại MSB, trong khi tiền gửi khách hàng có xu hướng giảm nhẹ 1% so với đầu năm thì lượng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng mạnh tới 23,3%, kéo tỷ lệ CASA lên tới 23,3%, cải thiện mạnh so với mức 20,3% hồi đầu năm.
VPBank và NamABank cũng là hai thành viên có tỷ lệ CASA tăng khá tốt trong kỳ qua với mức tăng lần lượt 2,4 điểm % và 2,1 điểm %.
Như trên, ngân hàng nào có tỷ lệ CASA cao sẽ giành được lợi thế.
Trước đây, lợi thế huy động tiền gửi không kỳ hạn thuộc về các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, do có được nguồn tiền gửi dồi dào từ các tập đoàn, tổng công ty lớn, đặc biệt là có nguồn tiền gửi thanh toán lớn của Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, kể từ tháng 11/2019, nguồn tiền ngân sách này đã được kết chuyển về Ngân hàng Nhà nước theo quy định mới khiến các "ông lớn" hụt đi một lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn.
Trong khi đó, trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc huy động tiền gửi không kỳ hạn để giải tỏa áp lực phải giữ lãi suất cạnh tranh so với các nhà băng khác và dần chiếm lĩnh vị trí đầu bảng về tỷ lệ CASA.
Để làm được điều này, các nhà băng tập trung chuyển dịch sang cho vay bán lẻ, liên tục đưa ra các chính sách miễn các loại phí giao dịch, miễn phí chuyển tiền và rút tiền...
Đặc biệt, nhiều thành viên chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển hệ thống ngân hàng giao dịch và gia tăng các sản phẩm và chính sách tiện ích, thiết lập và kết nối những hệ sinh thái mở rộng nhằm thu hút được tệp khách hàng lớn.
Tuy nhiên, như trên, số liệu về tỷ lệ CASA của toàn hệ thống trong 9 tháng đầu năm không mấy khả quan.
Điều này một phần được lý giải bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập của người dân sụt giảm khiến nhiều người dân để ít tiền trong tài khoản ngân hàng hơn, thậm chí rút tiền ra để chi tiêu, còn doanh nghiệp bị giảm doanh thu cũng phải hạn chế để tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán ghi nhận số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới cao kỷ lục, cùng những đợt sóng lớn trên thị trường vàng cũng có thể là những yếu tố chia sẻ nguồn tiền nhàn rỗi tại các nhà băng.
Kích cầu trong thận trọng, tín dụng khó tăng Một mặt, các ngân hàng liên tiếp đưa ra các gói kích cầu cho vay, nhưng chiều ngược lại là sự thận trọng khi không hạ thấp chuẩn cho vay. Một mặt, các ngân hàng liên tiếp đưa ra các gói kích cầu cho vay, nhưng chiều ngược lại là sự thận trọng khi không hạ thấp chuẩn cho vay. Nhu cầu tín...