Ngân hàng trước nguy cơ tăng nợ xấu
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn tới nợ xấu của các ngân hàng có nguy cơ tăng. Theo thống kê, khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Để đối phó với nợ xấu gia tăng, các ngân hàng cần chấp nhận giảm lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) cho biết, ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có nguy cơ “thổi bay” nỗ lực xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong mấy năm qua. Đáng nói là khác với trước đây, nợ xấu phát sinh thời kỳ này từ cả khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, vì rủi ro khách quan đến từ dịch bệnh. Với mức độ tác động rất lớn, cả khách hàng lẫn ngân hàng không thể chống đỡ, dù hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng khá vững vàng.
Theo Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, tiến trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng đang diễn ra khá suôn sẻ. Kết thúc năm 2019, ngành Ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu xuống 1,89%; gộp cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là khoảng 4,65%. Đầu năm 2020, ngành Ngân hàng tự tin với mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm. Nhưng với thực tế hiện nay, mục tiêu trên đang được coi là nhiệm vụ đầy khó khăn. Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Quốc Hùng cho biết, theo đánh giá sơ bộ, dự kiến dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống, tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải, xây dựng, lưu trú, ăn uống, dịch vụ, giáo dục và đào tạo…
Với kịch bản tăng trưởng kinh tế như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II-2020, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ đã bán cho VAMC) sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020. Thậm chí, tỷ lệ nợ xấu còn có thể cao hơn nếu doanh nghiệp chậm hồi phục, thị trường xuất khẩu tiếp tục gián đoạn.
Theo Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Nguyễn Đức Vinh, ngân hàng đã tính toán từ sớm nhiều kịch bản nợ xấu. Theo đó, ước tính sau khi tái cơ cấu các khoản nợ theo quy định, nợ xấu có thể tăng khoảng 0,5-1%. Hiện tại, ngân hàng đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ khách hàng, tái cấu trúc khoản nợ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mục tiêu của VPBank là bảo đảm an toàn vốn, tài sản và ổn định nguồn thu cùng với việc triệt để tiết kiệm chi phí…
Để đối phó với tình trạng nợ xấu tăng, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện Liên Việt cho rằng, bên cạnh giải pháp cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng phải nghiêm túc trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời siết chặt chất lượng tín dụng các khoản vay mới, tránh nợ xấu phát sinh thêm.
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; giảm tối đa chi phí để hỗ trợ giảm lãi suất, đi đôi với chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư cho những dự án khả thi. Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, việc hỗ trợ khách hàng vay vốn cũng là hỗ trợ cho chính các tổ chức tín dụng, giúp hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động tốt hơn trong giai đoạn khó khăn.
Video đang HOT
Chứng khoán TP.HCM (HSC) luôn sẵn sàng cho sự thay đổi
Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC, mã chứng khoán HCM) chia sẻ, tất cả sự thay đổi, tiến bộ của HSC về quản trị công ty không ngoài mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hệ thống quản lý, quản trị phải liên tục được nâng cấp mới có thể nắm bắt được các cơ hội trong quá trình phát triển của thị trường. Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM
Trong nhiều năm qua, HSC luôn có tên trong danh sách doanh nghiệp đạt giải cao nhất về quản trị công ty của Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên, hiện được đổi tên thành Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết.
Năm nay, HSC duy trì vị trí Top 5 doanh nghiệp có điểm quản trị công ty cao nhất trên thị trường chứng khoán, bất chấp sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh nặng ký, cùng sự tiến bộ của các doanh nghiệp niêm yết khác qua từng năm.
Để đạt được kết quả này, tại HSC có sự thay đổi, sự nâng cấp quản trị công ty rất rõ ràng, bài bản, bởi Hội đồng bình chọn không chỉ chấm nội dung về quản trị công ty trong báo cáo thường niên, mà còn xem xét các thông tin liên quan đến quản trị công ty và công bố thông tin trên website để đánh giá, chấm điểm theo một bộ tiêu chí chuẩn mực dựa trên quy định của Việt Nam kết hợp với thông lệ quốc tế.
Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc HSC cho biết, Công ty sẵn sàng thích ứng với những thay đổi trên thị trường, đặc biệt là mức độ cạnh tranh gia tăng cao. Tất cả sự thay đổi, tiến bộ của HSC về quản trị công ty không ngoài mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Đầu năm nay, giới hạn sàn phí môi giới được gỡ bỏ, nhiều công ty chứng khoán đã giảm phí môi giới về 0. HSC là công ty có thị phần lớn và có doanh thu lớn từ môi giới, vậy Công ty đã thích ứng với sự thay đổi này như thế nào?
Một trong những thay đổi lớn của thị trường là việc bỏ quy định mức sàn phí môi giới từ đầu năm nay, mở ra trên thị trường áp lực cạnh tranh ở nhiều mức, nhiều cấp.
HSC đã làm rất nhiều việc để chuẩn bị, sẵn sàng cho sự thay đổi đó, từ việc đa dạng hóa sản phẩm cho đến xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch sản phẩm mới, rồi các dịch vụ liên quan đến tư vấn khách hàng, đào tạo đội ngũ...
HSC vẫn đang giữ vững thị phần trước áp lực cạnh tranh mới, chứng tỏ chúng tôi đã làm tốt, nhưng vẫn phải tiếp tục làm nhiều việc nữa và làm tốt hơn nữa.
Về dài hạn, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị trường Việt Nam rất tích cực, nên sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai sẽ tăng lên. HSC cũng sẵn sàng chuẩn bị để đón các khách hàng mới.
Theo đánh giá của chúng tôi, kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng, với mức tăng trưởng tốt hơn các nền kinh tế khác, đồng nội tệ ổn định.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán đã đủ điều kiện để được nâng hạng, chỉ còn chờ điều kiện liên quan đến vận hành thị trường được đáp ứng. Không thể nói chắc về thời điểm nào sự thay đổi này sẽ diễn ra, nhưng HSC đã sẵn sàng để nắm bắt cơ hội khi thị trường thay đổi.
Thế còn về vốn, không thể phủ nhận các công ty chứng khoán ngoại rất mạnh về vốn. HSC vừa ký hợp đồng vay hợp vốn tín chấp trị giá 50 triệu USD, tương đương 1.155 tỷ đồng với các định chế tài chính nước ngoài. Ông có cảm thấy yên tâm hơn khi so sánh năng lực cạnh tranh của HSC ở góc độ tiềm lực vốn?
Đây mới chỉ là bước đầu. Có 12 ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn, SinoPac (Đài Loan) là ngân hàng dàn xếp quản lý rủi ro và quản lý sổ nợ.
Đây là khoản vay quốc tế nên phải đáp ứng các yêu cầu về cho vay quốc tế, đồng thời đáp ứng quy định trong nước về ngoại hối, đặc biệt đáp ứng các tiêu chuẩn về quản trị công ty và minh bạch sử dụng vốn vay, các chỉ số tài chính doanh nghiệp phải lành mạnh.
Khi đáp ứng hết các yếu tố đó, vấn đề còn lại chỉ là thương thảo điều kiện giữa hai bên và các thủ tục pháp lý. Sau gần 3 tháng thương thảo thì thương vụ đã hoàn tất. Phía ngân hàng hài lòng, HSC cũng vậy, vì đã mở rộng được nguồn vốn của mình. Việc tiếp cận được thị trường tín dụng quốc tế mở cánh cửa rộng cho HSC trong việc nâng cao tiềm lực về vốn với chi phí tối ưu.
HSC sẵn sàng cho cạnh tranh, sẵn sàng cho nâng cấp thị trường, nhưng cũng sẵn sàng ứng phó với những biến động xấu của thị trường.
HSC luôn được nhìn nhận là công ty cẩn trọng. Vậy chính sách quản trị rủi ro của Công ty hiện nay có sự thay đổi như thế nào?
Chúng tôi sẵn sàng cho cạnh tranh, sẵn sàng cho nâng cấp thị trường, nhưng cũng sẵn sàng ứng phó với những biến động xấu của thị trường. Vì vậy, quản trị rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu khi nói đến các cơ hội phát triển.
Năm nay, HSC phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như chứng quyền, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sắp tới làm tạo lập thị trường cho quỹ chỉ số mới. Chúng tôi quản trị rủi ro theo từng sản phẩm và vừa làm, vừa tiếp tục học, vì sản phẩm ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải hiểu được sản phẩm để biết cách quản lý.
Ví dụ, khi môi giới cổ phiếu thì ta nghĩ về vốn, nhưng khi bán trái phiếu doanh nghiệp thì phải suy nghĩ về nợ. Bán cổ phiếu xong là xong, còn bán trái phiếu thì đến ngày doanh nghiệp thanh toán cho trái chủ thì mình mới yên tâm được.
Về tổng quan, để sẵn sàng ứng phó khi thị trường biến động mạnh, chúng tôi chủ trương quản lý chặt hoạt động cho vay ký quỹ.
Rủi ro cho vay ký quỹ là câu chuyện được nói nhiều lần, nhưng không bao giờ cũ, danh mục ký quỹ phải được rà soát thường xuyên. Trước đây, chúng tôi cho vay hơn 100 mã, giờ giảm còn hơn 90 mã, với các quy định chặt chẽ hơn. Danh mục đầu tư cũng được quản lý chặt, dựa trên báo cáo phân tích cụ thể, cập nhật.
Cạnh tranh gia tăng ở rất nhiều góc độ về vốn, sản phẩm, về giá và HSC luôn sẵn sàng để cạnh tranh, trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín của mình.
Vận hành trong một thị trường như thế đòi hỏi hệ thống quản lý, quản trị phải được nâng cấp lên rất nhiều mới có thể nắm bắt được các cơ hội trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn được đánh giá đang rất tiềm năng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thông tư 22: Cơ hội cho các ngân hàng tư nhân bung vốn Một trong những điểm đáng chú ý tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN là việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt hơn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, trong khi lại nới hơn cho các ngân hàng tư nhân. Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng...