Ngân hàng Trung ương Ukraine xem xét điều chỉnh lãi suất
Ngày 25/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine (BoU) cho biết tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 2/6, ngân hàng này có thể xem xét điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2.
Ngân hàng Trung ương Ukraine. Ảnh: centralbanking.com
Ukraine đã đóng băng lãi suất cơ bản ở mức 10% sau ngày 24/2 bất chấp việc lạm phát tăng lên 16,4% trong tháng 4, do tình hình bất ổn và những hạn chế của giao dịch chuyển tiền trong giai đoạn xảy ra xung đột.
Theo BoU, hệ thống tài chính và nền kinh tế đang dần quay trở lại các nguyên tắc của thị trường. Do đó, các thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoU sẽ cân nhắc một sự thay đổi đáng kể để sử dụng lãi suất như một công cụ chính sách tiền tệ.
Cuộc xung đột với Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Ukraine và gây ra những tổn thất đầu tiên cho hệ thống ngân hàng kể từ năm 2017. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ tạm ngừng hoạt động trong tháng 4 đã giảm xuống 26% so với mức 73% trong tháng 3.
Video đang HOT
Trước khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, BoU đã tăng lãi suất chủ chốt từ 9% lên 10%, ghi dấu lần đầu tiên ngân hàng này tăng lãi suất lên mức hai con số kể từ tháng 4/2020.
Vào thời điểm đó, BoU cho biết có thể tăng lãi suất một lần nữa để kiềm chế đà tăng của lạm phát, song kế hoạch này đã bị gián đoạn do xung đột với Nga.
Ukraine tuyên bố tiến vào Crimea trước cuối năm nay
Ngày 24/5, quan chức tình báo cấp cao của Ukraine tuyên bố bước ngoặt trong cuộc xung đột với Nga sẽ diễn ra vào tháng 8 tới.
Xe bọc thép của các lực lượng Ukraine. Ảnh: RT
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine, ông Kirill Budanov, tuyên bố quân đội Ukraine sẽ xoay chuyển tình thế trong cuộc xung đột với Nga và tiến vào Crimea trước cuối năm nay.
Báo Pravda Ukrainskaya dẫn lời ông Budanov cho rằng tình hình trên chiến trường sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Kiev từ tháng 8, khi nguồn vũ khí do phương Tây cung cấp đến được các đơn vị Ukraine.
Ông Budanov nói: "Chúng tôi đang vô cùng thiếu vũ khí hạng nặng... Nga có 12 tháng chuẩn bị nguồn lực để tiến hành một cuộc chiến toàn diện". Theo quan chức này, cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow sẽ kết thúc với "sự trở về của các vùng lãnh thổ của chúng tôi".
Khi được hỏi liệu những "vùng lãnh thổ" đó có bao gồm Crimea hay không, ông Budanov tuyên bố "trước cuối năm nay, ít nhất chúng tôi phải tiến vào vùng lãnh thổ Crimea". Bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý công khai. Tuy nhiên, Ukraine và các nước phương Tây không công nhận điều này.
Phát biểu cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã chia sẻ những dự đoán hoàn toàn khác về diễn biến sắp tới trên thực địa ở Ukraine. Ông Shoigu nói: "Bất chấp hỗ trợ quân sự quy mô lớn từ phương Tây cho chính quyền Kiev và áp lực trừng phạt nhằm vào Nga, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra".
Theo hãng thông tấn TASS, Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, sau khi Kiev không thực thi các điều khoản trong Thỏa thuận Minsk và tiếp sau đó là việc Moskva công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine.
Kể từ khi chiến sự bùng nổ, hai bên đã xúc tiến 4 vòng hòa đàm. Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố nước này là một nước trung lập, không bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Về phần mình, Kiev muốn được các nước đảm bảo an ninh trong tương lai, đồng thời phủ nhận thông tin Ukraine có kế hoạch giành lại hai vùng lãnh thổ Donetsk và Lugansk bằng vũ lực.
Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn phát biểu của Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán giải quyết xung đột với Moskva sau khi các lực lượng của Nga quay trở lại vị trí như trước ngày 24/2 - thời điểm Nga mở chiến dịch.
Trong khi đó, hãng tin AFP dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky ngày 22/5 tuyên bố Moskva cũng sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán, song cần có được sự nhất trí từ phía Kiev.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Belarusian TV, ông Medinsky nêu rõ: "Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại". Theo quan chức này, việc nối lại hòa đàm hiện phụ thuộc vào quyết định của phía Ukraine và "Nga chưa bao giờ khước từ những cuộc đàm phán".
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexei Zaisev hôm 6/5 cho biết tiến trình hòa đàm giữa Nga và Ukraine đang bị đình trệ. Ông nhấn mạnh các quốc gia thành viên của NATO bề ngoài tuyên bố ủng hộ sớm chấm dứt xung đột, nhưng đang làm mọi việc để không cho triển vọng đó trở thành hiện thực bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine với quy mô hàng tỷ USD.
Ngoại trưởng Ukraine và Nga đã gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3 vừa qua, tiếp sau đó là cuộc họp giữa các phái đoàn của hai bên tại Istanbul, song không thể mang lại những kết quả cụ thể. Hôm 17/5, trưởng đoàn đàm phán Ukraine Mykhaylo Podolyak cho biết tiến trình đàm phán với Nga đang "tạm ngừng", sau khi được tổ chức thường xuyên trong thời gian qua mà không đạt được bất kỳ tiến triển đáng kể nào.
Đức cam kết hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh cam kết của Đức trong việc hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông DW của Đức ngày 24/5 tại thành phố Johannesburg của Nam...