Ngân hàng trung ương Nga đưa ra 3 kịch bản cho nền kinh tế năm 2024
Lạm phát 4%, lãi suất cơ bản 12%, nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng là kịch bản cơ bản về phát triển kinh tế LB Nga năm 2024 do Ngân hàng trung ương (BR) công bố trong bản tin “Các phương hướng chính của Chính sách tiền tệ Nhà nước Thống nhất năm 2024 và giai đoạn 2025-2026″.
Quang cảnh cảng Vladivostok, Nga, ngày 13/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo cập nhật ngày 2/11, Ngân hàng trung ương Nga đã đưa ra 3 ba kịch bản phát triển kinh tế: cơ bản (mà trên thực tế, tất cả các tính toán đều dựa vào nó), rủi ro trung bình và rủi ro. Điểm khác biệt chính giữa chúng là dự báo về lãi suất cơ bản và tỷ lệ lạm phát. Ở kịch bản cơ bản, lạm phát ở mức 4-4,5% trong khi lãi suất cơ bản là từ 12,5-14,5%. Với kịch bản rủi ro trung bình, được gọi là “Sự phân mảnh ngày càng tăng” và chủ yếu liên quan đến sự phân chia các nước thành các khối cạnh tranh và sự gia tăng sự phân mảnh trong nền kinh tế thế giới, khi một số sản xuất vi mạch, một số khác sản xuất ngũ cốc và 2 khối này không thể thống nhất với nhau – lạm phát ước tính ở mức 5-7) và lãi suất cơ bản tương ứng là 14-16%.
Cuối cùng, kịch bản thứ ba đầy rủi ro – với các biện pháp trừng phạt gia tăng và suy thoái kinh tế, kể cả trên toàn cầu – sẽ dẫn đến lạm phát ở mức 11-13% và lãi suất cơ bản ở mức 16-17%.
Theo Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), ông Anatoly Akskov, Nga cần tập trung chủ yếu vào kịch bản cơ bản – mà ông cho là thực tế nhất. Mặt khác, ông Akskov cho biết, các biện pháp mà Ngân hàng trung ương đưa ra – tăng lãi suất cơ bản từ 13% lên 15% và bắt buộc bán ngoại tệ đối với các nhà xuất khẩu lớn nhất – đã cho phép đồng ruble tăng giá. Vì vậy, có khả năng ít nhất lãi suất cơ bản trên sẽ được giữ nguyên cho đến cuối năm và sẽ không được nâng lên tại cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng trung ương, dự kiến vào tháng 12 tới.
Ngân hàng trung ương Nga tăng cường kiểm soát vốn
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết ngân hàng này sẽ mở rộng kiểm soát vốn đối với hoạt động rút tiền mặt bằng ngoại tệ và chuyển khoản ra nước ngoài, khi nền kinh tế tiếp tục chịu sức ép.
Đồng ruble của Nga (trái) và đồng đô-la Mỹ. Ảnh: Sputnik/TTXVN
Nga đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động giao dịch tiền tệ vào năm ngoái để ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây và hạn chế người dân Nga chuyển tiền ra nước ngoài.
Phát biểu tại một diễn đàn ngân hàng, bà Nabiullina cho biết mặc dù nhiều biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ hoặc nới lỏng, nhưng với điều kiện kinh tế hiện tại các biện pháp sẽ vẫn giữ nguyên.
Bà Nabiullina cho hay các hạn chế như giới hạn rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng, chuyển tiền ra nước ngoài và hạn chế rút tiền của những công dân đến từ các quốc gia "không thân thiện" sẽ được gia hạn.
Bà cũng cảnh báo về những rủi ro hệ thống có thể xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng khi những ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận vào năm ngoái. Tuy nhiên, tác động của đợt trừng phạt mới nhất của phương Tây đối với lĩnh vực ngân hàng đã dịu bớt.
Bà nói: "Việc bổ sung các ngân hàng mới vào danh sách trừng phạt gần đây không còn được coi là một cú sốc và không tạo ra rủi ro hệ thống".
Mỹ và Anh tuần trước đã thêm một số ngân hàng Nga vào danh sách trừng phạt của họ, trong khi Liên minh châu Âu (EU) cắt thêm nhiều ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong số đó có tổ chức cho vay trực tuyến Tinkoff và ngân hàng tư nhân Alfa Bank.
Tổng thống Nga nhận định về thực trạng nền kinh tế Trong cuộc họp với Chính phủ về các vấn đề kinh tế ngày 25/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định lạm phát của quốc gia Á - Âu này hiện ở mức vừa phải, nhưng có nguy cơ gia tăng, vì vậy, cần duy trì sự ổn định giá cả của nền kinh tế. Cảng hàng hóa Vladivostok ở vùng viễn Đông...