Ngân hàng trung ương Canada trước áp lực đối phó với nền kinh tế quá ‘nóng’
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, giới quan sát dự báo rằng Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) trong tuần này sẽ quyết định tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm, thay vì mức tăng 0,25 điểm phần trăm như thông thường, ghi dấu lần tăng lãi suất với tốc độ mạnh nhất trong hơn hai thập kỷ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang quá nóng.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Canada tại Ottawa. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cho đến thời điểm hiện nay, Thống đốc BoC, ông Tiff Macklem vẫn đang thực hiện cách tiếp cận thắt chặt chính sách tiền tệ theo từng bước và thay đổi đòn bẩy chính sách một cách thận trọng. Nhưng với áp lực lạm phát và cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt, BoC dường như đang sẵn sàng đẩy lãi suất của Canada lên một cách mạnh mẽ. Điều này trùng hợp với nhận định rằng các ngân hàng trung ương đã chờ đợi quá lâu để bắt đầu tăng lãi suất và thế giới có thể đang bước vào thời kỳ lạm phát tăng liên tục.
Phó Thống đốc BoC, bà Sharon Kozicki trong một bài phát biểu vào tháng trước cho biết ngân hàng đã “sẵn sàng hành động mạnh mẽ” để chống lạm phát – vốn đã vọt lên mức cao nhất trong ba thập kỷ là 5,7% vào tháng 2/2022.
Video đang HOT
Ngân hàng Trung ương Canada đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào tháng trước, với lãi suất chủ chốt được nâng từ 0,25% lên 0,5%. Các nhà phân tích dự báo BoC sẽ đẩy lãi suất lên trên mức trước đại dịch là 1,75% vào cuối năm nay.
Những dữ liệu kinh tế gần đây đã củng cố cho khả năng BoC sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong tuần này. Cơ quan Thống kê Canada cho biết nước này đã có thêm 73.000 việc làm trong tháng 3/2022, đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống 5,3%, mức thấp nhất trong gần 5 thập kỷ. Trong khi đó, một cuộc khảo sát mới đây của BoC cho thấy các công ty đang vật lộn với tình trạng thiếu lao động và chi phí đầu vào tăng cao, và đang có kế hoạch chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng.
Ngân hàng Trung ương Canada không đơn độc khi đánh tiếng về lộ trình nâng lãi suất. Các ngân hàng trung ương khác, đáng chú ý nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã xoay trục trong những tháng gần đây, từ việc bảo vệ chính sách tiền tệ siêu lỏng, sang dự báo chi phí đi vay sẽ tăng nhanh.
Sự thay đổi đột ngột tại Fed, BoC và các ngân hàng trung ương lớn khác đã dẫn đến việc định giá lại thị trường trái phiếu toàn cầu. Chẳng hạn, lợi suất trái phiếu Chính phủ Canada kỳ hạn hai năm đã tăng gần gấp đôi trong tháng qua, lên 2,45% vào ngày 8/4, mức chưa từng thấy kể từ năm 2008.
Cùng với việc tăng lãi suất, các nhà phân tích cho rằng BoC trong tuần này sẽ bắt đầu thu hẹp lượng trái phiếu mà chính phủ liên bang nắm giữ. Quá trình này, được gọi là thắt chặt định lượng, về cơ bản là đảo ngược của chương trình nới lỏng định lượng – đã chứng kiến việc BoC mua hơn 300 tỷ CAD trái phiếu Chính phủ Canada trong 18 tháng đầu của đại dịch.
Tỷ lệ lạm phát tại Canada vọt lên mức cao kỷ lục trong 3 thập kỷ
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, tỷ lệ lạm phát tại Canada trong tháng 12/2021 đã vọt lên mức cao nhất trong 30 năm qua, khi người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho hàng tạp hóa và thiết bị gia dụng.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy áp lực giá cả đang gia tăng và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) có thể sẽ sớm khống chế bằng giải pháp nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Khách hàng xếp hàng bên ngoài một cửa hàng điện thoại ở Ottawa, Canada Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Thống kê Canada, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12/2021 của nước này đã tăng 4,8% so với 1 năm trước đó, mức nhanh nhất kể từ năm 1991. Kết quả này phù hợp với ước tính trung bình của các chuyên gia phân tích. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp lạm phát tại Canada vượt quá phạm vi mục tiêu 1-3% mà BoC đề ra.
Giới phân tích dự báo BoC có thể bắt đầu tăng lãi suất vào tuần tới, với tổng cộng 6 đợt tăng trong năm nay, đưa lãi suất chủ chốt lên 1,75%. BoC đã giữ nguyên lãi suất ở mức 0,25% kể từ những ngày đầu của đại dịch tới nay.
Giá cả tại Canada đang bị đẩy lên vì nhiều lý do, bao gồm việc gián đoạn chuỗi cung ứng đã cản trở thương mại toàn cầu; thời tiết bất lợi; tình trạng thiếu lao động khiến lương tăng và nhu cầu đối với nhiều loại hàng hóa tăng vọt. Đáng chú ý, hàng hóa lâu bền (được sử dụng liên tục trong nhiều năm) cũng tăng giá 5,7%. Tủ lạnh và tủ đông tăng giá 13,9%, trong khi máy rửa bát tăng 10,4%. BoC mới công bố kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng dự đoán lạm phát cao sẽ kéo dài, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động và các cú sốc về nguồn cung đẩy giá cả cao hơn. Hiện 2/3 các doanh nghiệp dự đoán lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 3% trong 2 năm tới.
Những nỗi lo sau chiến thắng Trong cuộc tổng tuyển cử tốn kém nhất lịch sử Canada (có chi phí ước tính khoảng 470 triệu USD), người dân Canada cuối cùng đã lựa chọn tiếp tục cùng đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau "tiến lên phía trước, vì lợi ích của tất cả mọi người". Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 21/9/2021....