Ngân hàng trở thành quán quân phát hành trái phiếu tháng 8/2020
Công ty chứng khoán MB (MBS) dẫn số liệu thống kê của FiinPro cho thấy có khoảng 11.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được huy động với kỳ hạn bình quân 3,3 năm trong tháng 8/2020.
Trong đó, ngân hàng tiếp tục là nhóm có khối lượng phát hành trái phiếu lớn nhất trong tháng với gần 8.200 tỷ đồng. Tiếp đó là nhóm xây dựng với 1.000 tỷ đồng; tài chính với 970 tỷ đồng; bất động sản với 835 tỷ đồng…
Trước đó, báo cáo tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng đầu năm 2020 của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên đến 179.500 tỷ đồng, với kỳ hạn phát hành bình quân 3,97 năm.
Trong đó, chỉ riêng tháng 7/2020, giá trị phát hành của các tổ chức tín dụng là 8.134,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,79% giá trị 7 tháng; các doanh nghiệp bất động sản là 6.993,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,07%.
Riêng các tổ chức tín dụng, lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, giá trị trái phiếu đã phát hành đạt 55.434 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ 2019.
Trong đó, 98% số trái phiếu phát hành tập trung trong quý II/2020; khoảng 67% là các trái phiếu 2-3 năm có lãi suất cố định, chỉ 33% là các trái phiếu dài hạn 7-15 năm có lãi suất thả nổi.
Kỳ hạn bình quân của trái phiếu do các ngân hàng phát hành là 4,55 năm, dài hơn mức 4,12 năm của năm 2019 và lãi suất bình quân 6,68%/năm, thấp hơn mức lãi suất 7,04%/năm của 2019.
Có 3 ngân hàng có kỳ hạn trái phiếu bình quân trên 5 năm ( BIDV, VietinBank, ACB). Lãi suất các khoản trái phiếu kỳ hạn dài ở mức 7,5-8,5%/năm.
BIDV tiếp tục là ngân hàng phát hành nhiều nhất với 15.200 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm. Đây là những trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV đều có quyền mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu không thực hiện quyền mua, lãi suất các kỳ sau sẽ tăng cao.
Video đang HOT
Tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu của BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân là 2,34 năm.
Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm gần 2 điểm phần trăm và các kỳ sau của trái phiếu cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2%/năm.
Kế đến là HDBank, khi ngân hàng này vừa phát hành 15 triệu trái phiếu, với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu).
Lãi suất trái phiếu cố định 8,5%/năm, được thanh toán hàng năm, định kỳ vào các ngày tròn năm so với ngày phát hành.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, HDBank phát hành lượng trái phiếu có tổng mệnh giá khoảng 8.500 tỷ đồng.
Xu hướng đẩy mạnh phát hành trái phiếu huy động vốn của ngân hàng diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng đang ở trạng thái dư thanh khoản, khi hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn và NHNN liên tục bơm ròng thanh khoản trên thị trường mở.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn khát nguồn vốn dài hạn, nhất là trước khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gia hạn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN thêm 1 năm mới đây.
Số liệu từ NHNN chi nhánh TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tính đến 31/8/2020 ước đạt trên 2,38 triệu tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,68% so với cuối năm 2019 và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng trong đó, dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 52% trong tổng tín dụng toàn địa bàn, ước tăng 4,31% so với cuối 2019; còn dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng tăng khoảng 3%.
Mặt khác, việc đua phát hành trái phiếu huy động vốn từ đầu năm đến nay của ngân hàng được cho là nhằm huy động vốn để mua lại trái phiếu trước hạn đã phát hành trước đây, tái cơ cấu lại lãi suất. Vì trái phiếu phát hành trước đây lãi suất cao hơn hiện nay.
BIDV vừa thực hiện mua lại toàn bộ 3.500 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành đợt 1 năm 2015, kỳ hạn 10 năm 1 ngày và BIDV có quyền mua lại sau 05 năm.
HDBank cũng thông báo đã mua lại 2.300 tỷ đồng trái phiếu phát hành trong năm 2019 và 500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2018. Trước đó, HĐQT HDBank đã thông qua phương án mua lại 8.520 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong năm nay.
Ngoài ra, SeABank, VIB, BAC A BANK và OCB cũng mua lại trước hạn lần lượt 2.250 tỷ đồng, 1.600 tỷ đồng, 1.300 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành trong các năm 2018, 2019.
Trái phiếu doanh nghiệp: Thị trường tỷ USD sẽ giảm nhiệt?
Để giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp đã được "bật đèn xanh" để phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trên thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn "chạy thử", thị trường này đã phát sinh những lỗ hổng nên việc siết lại thị trường này là cần thiết.
Ảnh minh họa..
Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự báo sẽ gặp khó hơn kể từ ngày 1/9, khi nghị định 81 (sửa đổi, bổ sung nghị định 163 quy định về phát hành trái phiếu), với nhiều điều kiện khắt khe hơn là rất kịp thời và cần thiết để đưa thị trường này vào khuôn khổ.
Kênh huy động vốn hấp dẫn
Chỉ riêng 7 tháng đầu năm thị trườngtrái phiếu doanh nghiệp(TPDN) đã huy động được 8,5 tỷ USD. Liệu xu hướng này có còn tiếp diễn trong thời gian tới?
Tính lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công đạt 196.500 tỷ đồng (khoảng 8,5 tỷ USD), tăng 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 179.500 tỷ đồng (tương đương 7,7 tỷ USD), tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường Trái phiếu doanh nghiệp nhận định: "Quy mô của thị trường TPDN có sự tăng trưởng vượt bậc và mức độ tham gia của các đối tượng là các doanh nghiệp phát hành trên thị trường cũng ngày càng đa dạng hóa, kỳ hạn phát hành cũng như lãi suất phát hành thì cũng có những dấu hiệu thay đổi".
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của TPDN gây ra nhiều rủi ro cho thị trường cũng như các nhà đầu tư. Vì vậy, thời gian qua Bộ Tài chính liên tục đưa ra những cảnh báo đối với hoạt động này và cho rằng, nếu có nền tảng hạ tầng thị trường tốt như dịch vụ định hạng tín nhiệm chất lượng cao, hệ thống kiểm toán tin cậy, hệ thống đại lý định giá trái phiếu độc lập, hệ thống thông tin thị trường minh bạch, tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư được nâng cao..., các chính sách thông thoáng sẽ giúp thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Hoạt động phát hành TPDN dự báo sẽ gặp khó hơn khi nghị định 81 ra đời.Chẳng hạn doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như dư nợ phát hành trái phiếu riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu tại quý gần nhất, các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng, mỗi đợt phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Hoặc các quy định về công bố thông tin, quy định về tổ chức tư vấn phát hành.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tú, chuyên viên phân tích SSI Research dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn tăng nóng trong quý III nhưng sẽ hạ nhiệt trong quý IV.
Dự kiến từ thời điểm 1/9/2020, các đợt phát hành riêng lẻ sẽ giảm mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành phần lớn sẽ phải chuyển qua phát hành ra công chúng. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ trở lại thành kênh tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.
Lành mạnh hoá thị trường
Chuyên giaCấn Văn Lực cảnh báo, lãi suất cao luôn đi kèm với rủi ro cao bởi trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chỉ có một số ít doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh phát hành, còn lại là chỉ tư vấn phát hành.
Hơn nữa, bảo lãnh phát hành được hiểu là nếu doanh nghiệp bán không hết thì ngân hàng sẽ đứng ra mua, chứ không có chuyện ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho người mua nếu doanh nghiệp chẳng may phá sản hoặc gặp vấn đề về tài chính, không thể thanh toán cho trái chủ.
"Hai vấn đề này khác nhau hoàn toàn nên người mua cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, xem doanh nghiệp làm ăn thế nào, phát hành làm gì, điều kiện trả lãi ra sao, có tài sản hay không... Chỉ khi đánh giá được các rủi ro, nhà đầu tư cá nhân mới nên mua TPDN phát hành riêng lẻ.
Ngay cả với TPDN được tổ chức bảo lãnh và phân phối cam kết mua lại, nhà đầu tư cũng phải hết sức thận trọng do các tổ chức này có thể không thực hiện được cam kết nếu gặp khó khăn về tài chính", ông Lực nói.
Theo đánh giá của ông Lực, quy định mới sẽ chấm dứt được rủi ro bong bóng nợ trong các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Việc phát hành TPDN sẽ phải thực hiện tốt yêu cầu về minh bạch thông tin. Doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch phát hành về cả về quy mô và thời gian. Chi phí phát hành cũng có thể gia tăng do đòi hỏi từ thuê tư vấn phát hành...
Quy mô phát hành trong thời gian tới có thể sẽ không tăng nhanh như đã diễn ra trong năm 2019. Song bước điều chỉnh này là cần thiết để đảm bảo thị trường TPDN hoạt động chuyên nghiệp, lành mạnh hơn. Đây cũng là bước đệm quan trọng để hướng đến mục tiêu từng bước tách bạch giữa 2 hoạt động phát hành ra công chúng và hoạt động phát hành riêng lẻ chỉ hướng đến đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Theo chuyên gia Huỳnh Trung Minh, với các yêu cầu mới tại Nghị định 81 sửa đổi, các tổ chức phát hành trái phiếu phải công khai, minh bạch và chuẩn mực hơn. "Quy định này không phải nhằm siết thị trường hay tạo ra rào cản với doanh nghiệp, mà giúp lành mạnh hóa thị trường, đảm bảo được quyền lợi cho các nhà đầu tư tham gia thị trường", ông Minh nói.
Rút tiền tiết kiệm đổ sang mua trái phiếu ngân hàng, DN dễ ăn lãi cao? Lãi suất ngân hàng giảm liên tục, trong khi lãi suất trái phiếu cao, hấp dẫn hơn hẳn. Nhìn lãi suất tiết kiệm teo tóp, tôi muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Có 300 triệu tiền mặt, tôi muốn đầu tư vào trái phiếu thay vì gửi ngân hàng, cái nào lợi hơn? Hiện nay, lãi suất kỳ...