Ngân hàng triển khai các giải pháp đẩy lùi tín dụng đen
Sau khi khảo sát thực tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết ngành ngân hàng đưa ra các giải pháp trọng tâm góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Nâng hạn mức, kéo dài thời gian cho vay
Đó là hoàn thiện khung khổ pháp lý sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2016 về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính; đồng thời xem xét, nghiên cứu điều kiện thị trường để có quy định riêng phù hợp với hoạt động cho vay tiêu dùng của NH thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đời sống của người dân tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 39/2016 để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thị trường, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đời sống…
Đồng thời, nghiên cứu để đưa ra thực hiện gói tín dụng tiêu dùng cho người nghèo và các đối tượng chính sách để đề xuất sửa đổi, nâng mức cho vay, kéo dài thời gian cho vay phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách. Ngành NH nắm sát hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, đảm bảo hoạt động NH đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ngành NH phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị – xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương, quy định của ngành về các chương trình chính sách tín dụng, cách thức tiếp cận vốn vay; đồng thời cảnh báo các thủ đoạn của các đối tượng, tổ chức cho vay nặng lãi cũng như những hệ lụy nặng nề mà tín dụng đen gây ra. NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tiếp tục quyết liệt triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55, Nghị định 116 và hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 10 và Thông tư 25 để người dân nhanh chóng được hưởng những chính sách ưu đãi vừa được Chính phủ sửa đổi, bổ sung trong năm 2018.
Phát triển mô hình ngân hàng lưu động
Video đang HOT
Người đứng đầu ngành NH cho rằng sẽ cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, NH như cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật. Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ NH, các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng. Đề xuất mở rộng hoạt động ở những địa bàn có mạng lưới hoạt động NH chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ NH của người dân, nhất là những địa bàn đang là điểm nóng về tín dụng đen. Trong đó, khuyến khích phát triển mô hình NH lưu động ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ NH khác. Đồng thời nghiên cứu định kỳ hạn nợ phù hợp với đối tượng cho vay, xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi khách hàng vay gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả nợ đúng hạn, giúp khách hàng không phải đi vay nặng lãi để đáo hạn NH.
Theo TNO
Ngân hàng hỗ trợ người dân "vay nóng" với lãi suất thấp nhất
Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất bức thiết, đột xuất, chính đáng của người dân. Mức lãi suất sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức mà bà con đang tiếp cận với tín dụng đen vì quan điểm ngân hàng không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng sẽ hỗ trợ người dân "vay nóng" với lãi suất thấp nhất (Ảnh minh họa)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của người dân, doanh nghiệp (DN) đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn. Trong đó, bên cạnh tín dụng chính thức có sự quản lý của Nhà nước còn có tín dụng phi chính thức, không có sự quản lý của Nhà nước, còn gọi là tín dụng đen cũng đang nở rộ trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng. Số DN có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số DN. Trong khi người dân, DN khó tiếp cận vốn ngân hàng thì nguồn tín dụng phi chính thức lại luôn "rộng cửa" với thủ tục vay rất đơn giản, linh hoạt, không cần tài sản thế chấp, nguồn vốn dồi dào. Điều này lý giải vì sao tín dụng đen ngày càng bùng phát.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: trong tháng 2 vừa qua, NHNN đã cử các đoàn đi khảo sát để nghiên cứu đánh giá ở 7 địa phương có thể xem là có tín dụng đen nhiều nhất. Chúng ta phải nhìn nhận trong tín dụng không chính thức có một bộ phận tín dụng đen.
Tín dụng đen ở đây thông thường gắn với hành vi của xã hội đen khi thu nợ với lãi suất cắt cổ. Nhìn chung, tín dụng đen vẫn là một vấn đề hết sức nan giải và phức tạp. Bộ Công an và chính quyền các cấp vẫn đang tích cực xử lý.
Do đó, với vai trò của mình, ngành ngân hàng đang nỗ lực triển khai thêm các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu có tính chất bức thiết, đột xuất của người dân như: Trong sinh hoạt như là khám chữa bệnh, cưới hỏi, ma chay... có thể tiếp cận tín dụng chính thức. Như vậy, tín dụng đen không có cơ hội tiếp cận với người dân.
Nhiều năm qua, ngân hàng có nhiều chủ trương tăng cường tín dụng, không chỉ tín dụng cho vay phát tiển kinh tế xã hội mà còn tín dụng tập trung tiêu dùng. Các NHTM, các tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung bình quân là 16,4%, nhưng riêng tốc độ tín dụng cho vay tiêu dùng tăng 41,2%. Riêng năm 2018, một số địa phương có tốc độ tín dụng tiêu dùng tăng rất nhanh, điển hình là TP. HCM, Thái Bình, Lâm Đồng tăng trên 50% so với cuối năm 2017.
Đáng chú ý, ngành ngân hàng tập trung cho những nguồn vốn cụ thể để cho đối tượng vay tiêu dùng. Đơn cử như gói 5.000 tỷ đồng của Agribank đang triển khai.
Đây rõ ràng là hướng đi đúng, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế thị trường, phát triển kinh tế tư nhân và tập trung giải quyết không chỉ phục vụ phát triển sản xuất mà cả tiêu dùng cho người dân. Điều này cũng góp phần hạn chế hiệu quả tín dụng đen trong thời gian qua.
Để điều chỉnh cơ chế chính sách, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn trong cho vay. Cần có hành lang pháp lý đầy đủ, chương trình tín dụng hợp lý hướng tới đúng các đối tượng mục tiêu.
Ngành ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới hơn nữa nhất là tới các vùng sâu, vùng xa để người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Cụ thể, NHNN khuyến khích đưa những mô hình tín dụng lưu động của các ngân hàng, những sản phẩm thuận lợi để người dân tiếp cận.
"Tôi khẳng định mức lãi suất chắc chắn là thấp hơn rất nhiều so với mức mà bà con đang tiếp cận với tín dụng đen. Vì quan điểm của NHNN là với các khoản vay này, các ngân hàng không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận ở những khoản vay này mà trọng tâm là đảm bảo an sinh xã hội", Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề tín dụng đen, không chỉ có ngành ngân hàng, mà rất cần sự phối hợp tích cực, vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, nhất là chính quyền địa phương phường xã. Làm công tác an sinh nhưng vẫn phải bảo đảm thu hồi được nợ, đảm bảo hạn chế rủi ro. Do đó, việc phối hợp với địa phương để nắm vững nhân thân người vay, xác định chính xác nhu cầu chính đáng của người dân là vấn đề quan trọng, nếu ai lừa đảo, vay đánh bạc, lô đề, cá độ, nghiện ngập thì sẽ bị xử lý, vì đây là các hành vi phạm pháp luật.
Phương Thảo
Theo congluan.vn
Ngân hàng ra tay hỗ trợ đẩy lùi tín dụng đen Tín dụng đen hoành hành, đẩy người nghèo vào bước đường cùng, không chỉ là nghèo đói cùng quẫn, mà còn bị đe dọa tính mạng. Dẹp tín dụng đen là trách nhiệm của lực lượng Công an. Công an điều tra, phát hiện xử lý các băng nhóm cho vay nặng lãi núp bóng Cty cho vay, các băng xã hội đen...