Ngân hàng tinh trùng Thụy Điển cạn kiệt
Thụy Điển đang đối mặt với tình trạng thiếu tinh trùng trầm trọng do người hiến tặng ngại đến bệnh viện vì Covid-19.
Tình trạng trên khiến việc thụ tinh nhân tạo bị đình trệ. “Bệnh viện sắp hết tinh trùng. Chưa bao giờ người đi hiến lại ít như năm qua”, Ann Thurin Kjellberg, trưởng khoa sản tại Bệnh viện Đại học Gothenburg, cho biết.
Sự thiếu hụt khiến người cần hỗ trợ sinh sản phải chờ đợi thêm sáu đến 30 tháng hoặc lâu hơn.
“Tôi thấy căng thẳng vì không biết phải chờ đến bao giờ”, Elin Bergsten, một giáo viên 28 tuổi, chia sẻ.
Hai năm trước, Bergsten phát hiện chồng cô bị vô sinh và cặp đôi tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, quá trình bị trì hoãn vô thời hạn do tình trạng thiếu tinh trùng.
“Hiện tượng này xảy ra trên toàn quốc. Gothenburg, Malmo đã hết nguồn cung và Stockholm sớm muộn cũng vậy”, bà Kjellberg cho biết.
Video đang HOT
Một số phòng khám tư vẫn tiến hành thụ tinh nhân tạo nhờ mua tinh trùng từ nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí ở những nơi này rơi vào khoảng 11.785 USD, vượt tầm với của nhiều người, trong khi tại các bệnh viện công, dịch vụ này lại miễn phí.
Thụy Điển và Bỉ là hai nước có tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cao nhất thế giới, theo Hiệp hội Sinh sản và Phôi thai học châu Âu. Theo luật Thụy Điển, một mẫu tinh trùng chỉ có thể được sử dụng cho tối đa 6 phụ nữ. Các mẫu hiện đã đạt giới hạn này, khiến nhiều phụ nữ bị mất cơ hội, trừ khi họ đã nhận một mẫu tinh trùng từ trước.
Margareta Kitlinski, trưởng khoa sinh sản Bệnh viện Đại học Skane, cho biết mất khoảng 8 tháng để xét nghiệm một người hiến tặng. Nhiều mẫu tinh trùng không thể dùng được do các vấn đề bảo quản.
“Trong 50 người đàn ông, chỉ một nửa đủ điều kiện hiến tặng”, Kitlinski cho biết.
Để cải thiện vấn đề, một số khu vực ra thông báo trên mạng xã hội, khuyến khích nam giới đi hiến tặng, nhưng sự thiếu hụt vẫn còn đó.
“Chúng tôi cần lên truyền hình và kêu gọi đàn ông Thụy Điển vào cuộc”, bà Kjellberg cho hay.
Tội thù ghét chế định bảo vệ người yếu thế
Chế định tội thù ghét được chính quyền đặt ra nhằm bảo vệ nhóm người thiểu số trước những kẻ phạm tội.
Ngày 29/3, Vilma Kari, 65 tuổi, người Mỹ gốc Á, đang trên đường đến nhà thờ ở thành phố New York bất ngờ bị một gã xô ngã, đạp liên tiếp vào đầu. Trước khi bỏ đi, gã đàn ông buông lời xúc phạm chủng tộc với Kari cùng câu mắng "mày không thuộc về nơi này".
Hai ngày sau, cảnh sát xác định Brandon Elliot, 38 tuổi, là kẻ thực hiện vụ tấn công. Elliot lập tức bị bắt vì tình nghi phạm tội Hành hung và tội Thù ghét - chế định pháp luật nhằm bảo vệ nhóm người thiểu số ở Mỹ.
Brandon Elliot, nghi phạm hành hung người phụ nữ gốc Á, trong video do camera giám sát ghi lại hôm 29/3. Ảnh: New York Post.
Tội Thù ghét (còn gọi là tội Định kiến ) là những tội danh thông thường như giết người, hành hung, phá hoại tài sản... nhưng có thêm yếu tố định kiến, thường là định kiến với nhóm người thiểu số. Một người sẽ phạm tội Thù ghét khi động cơ thúc đẩy họ gây án là định kiến về chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục, hoặc sắc tộc của nạn nhân. Ở một số bang, định kiến còn có thể bao gồm giới tính, tuổi tác, khuyết tật... Người phạm tội Thù ghét sẽ đối diện hình phạt nặng hơn so với mức bình thường.
Luật quy định về tội phạm thù ghét được chính quyền liên bang và 47 bang ở Mỹ lần lượt thông qua bắt đầu từ những năm 1980, khi các nhà hoạt động xã hội bắt đầu gây sức ép để yêu cầu cơ quan lập pháp công nhận vai trò của định kiến trong những hành vi bạo lực mà nhóm thiểu số phải hứng chịu. Hiện, chỉ ba bang là Arkansas, South Carolina, và Wyoming không có luật pháp quy định về tội thù ghét.
Để bị nhận định là tội thù ghét, các vụ tấn công phải có động cơ xuất phát từ định kiến bị cấm. Công tố viên phải thuyết phục được thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn rằng nạn nhân bị tấn công vì chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục, hoặc các đặc điểm khác được pháp luật bảo vệ của họ.
Vì thế, việc khởi tố nghi phạm về tội Thù ghét có thể biến vụ án vốn bình thường trở thành vụ án tương đối phức tạp đối do rất khó để chứng minh bị cáo gây án do định kiến. Điều này có thể khiến công tố viên do dự khi tiếp nhận những vụ án chưa nắm chắc phần thắng.
Các lực lượng chấp pháp thường chật vật khi xác định tội thù hận và truy tố nghi phạm. Dù 47 bang có luật thù hận, 86,1% cơ quan chấp pháp của nước Mỹ không ghi nhận có tội thù hận xảy ra trên địa bàn phụ trách trong năm 2019, theo số liệu mới nhất do FBI thu thập. Trong nhiều trường hợp, cảnh sát cũng không được huấn luyện đầy đủ trong việc phân loại và xác định tội.
Khó khăn nhà chức trách gặp phải có thể được thấy sau vụ xả súng hàng loạt do Robert Aaron Long, nam thanh niên da trắng 21 tuổi, thực hiện nhắm vào các tiệm spa ở thành phố Atlanta, bang Georgia vào ngày 16/3, khiến 8 người chết. Vì 6 trong 8 nạn nhân của Long là phụ nữ gốc Á, nhiều người muốn hắn bị khởi tố dưới luật quy định về tội Thù ghét tại bang Georgia.
Robert Aaron Long sau khi bị bắt. Ảnh: Reuters.
Nhưng sau khi Long bị bắt, cảnh sát cho biết nghi phạm thừa nhận hành vi nhưng phủ nhận gây án vì lý do chủng tộc. Thay vào đó, Long khai bị "nghiện tình dục" nên thực hiện vụ xả súng để loại bỏ "cám dỗ". Điều này khiến nhà chức trách chưa thể đưa ra kết luận về động cơ thật sự đằng sau vụ xả súng.
Tuy vậy, tội Thù ghét vẫn có thể được truy tố thành công. Tháng 10/2020, Maurice Diggins, 37 tuổi, bị tòa liên bang kết tội Thù ghét và phạt 10 năm tù sau khi đấm vỡ hàm một người quốc tịch Sudan tại bang Maine trong khi vừa hét những câu xúc phạm chủng tộc.
Bên cạnh Mỹ, một số quốc gia trên thế giới cũng quy định phạm tội vì định kiến là tình tiết tăng nặng cho bị cáo như Canada, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển,...
Berlin dừng tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi ĐỨCChính quyền thành phố Berlin quyết định ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca với cả nam và nữ dưới 60 tuổi do lo ngại tác dụng phụ. Dilek Kalayci, lãnh đạo Sở Y tế thủ đô Berlin của Đức, hôm nay giải thích rằng bà muốn chờ loạt khuyến cáo tiếp theo từ các cơ quan quản lý, sau những thông tin...