Ngân hàng tìm đầu ra
Tính đến hết tháng 6-2020, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ ở mức 3,26%, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tăng trưởng tín dụng tại TPHCM 6 tháng qua chỉ đạt 2,5%. Mặc dù ngân hàng nỗ lực đưa vốn ra thị trường, nhưng nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn thấp vì ảnh hưởng dịch Covid-19.
Lãi suất giảm vẫn ít người vay
Từ sau dịch Covid-19 đến nay, ngành ngân hàng đã 3 lần đồng loạt giảm lãi suất huy động. Từ ngày 2-7, tại nhiều ngân hàng, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 3,9%-4,05%/năm, lãi suất cao nhất 13 tháng khoảng 7,8%/năm. Không chỉ lãi suất trên thị trường 1 (thị trường giữa ngân hàng thương mại và tổ chức, cá nhân) mà lãi suất liên ngân hàng (lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau) hiện cũng giảm mạnh, cho thấy thanh khoản của ngân hàng rất dồi dào. Chính vì thế, nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều gói lãi suất vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp (DN) và cá nhân để đẩy vốn ra thị trường.
Cụ thể, sau khi dành 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi từ 6%/năm hỗ trợ DN phục hồi và phát triển kinh doanh sau dịch Covid-19, Sacombank vừa bổ sung 10.000 tỷ đồng vào nguồn vốn ưu đãi lãi suất; lãi suất vay chỉ từ 6,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh, lãi vay 7,5%/năm cho khách vay mua nhà, ô tô, tiêu dùng…
Tương tự, ngoài các chính sách giảm lãi vay đến 2,5%/năm dành cho các khách hàng là DN bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, Vietcapital Bank cũng dành 6.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi để giúp các DN phục hồi sau dịch như bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định, phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu…
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm thấp do nhu cầu vốn nền kinh tế không nhiều vì ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: HUY PHAN
Tuy nhiên, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank, cho biết dù ngân hàng này đã giảm 0,5%-1%/năm lãi suất vay cho khách hàng vay mới sau dịch Covid-19, cũng như đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng, song vẫn khó giải ngân do không có người vay, vì nhu cầu vốn của khách hàng giảm.
Video đang HOT
Điều chỉnh lại chỉ tiêu tăng trưởng
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng ngoài giảm lãi suất huy động đầu vào còn phải tiết giảm chi phí, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn giảm mạnh, hệ thống ngân hàng lại không thiếu vốn, vì vậy không ít ngân hàng đã chấp nhận “thắt lưng buộc bụng” để giảm thêm lãi suất cho vay.
Vietinbank cho biết, năm 2020, ngân hàng này cam kết dành khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí, đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng, mặc dù việc hỗ trợ này sẽ tác động trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Tương tự, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết đầu năm 2020, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hơn 26.600 tỷ đồng, kỳ vọng tăng tín dụng trên 14%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng để cơ cấu lại nợ cho khách hàng, giảm 10% trên tổng số lãi phải trả đối với khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tính ra số tiền phải giảm là 2.240 tỷ đồng, bằng lợi nhuận của một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ và vừa.
Sacombank cũng đã cơ cấu khoảng 10.000 tỷ đồng dư nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mặc dù vậy cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 50% dư nợ khách hàng bị ảnh hưởng và sẽ tiếp tục cơ cấu, giảm/giãn nợ cho khách hàng trong thời gian tới. Sacombank cũng phải điều chỉnh lợi nhuận giảm 20%, tức giảm 40% so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt, các ngân hàng đều hy vọng sẽ nỗ lực để đạt kế hoạch lợi nhuận bằng với năm 2019.
Năm 2020 là một năm khó khăn với ngành ngân hàng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm 2020 ở mức 14%. Nhưng 6 tháng qua, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ ở mức 3,26%. Trong 6 tháng cuối năm, giữa bối cảnh thị trường hiện nay, nhu cầu vốn của khách hàng giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tín dụng chắc khó tăng cao.
Dù vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định, hệ thống tổ chức tín dụng đã và sẽ bám sát mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tính đến ngày 22-6, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 258.000 khách hàng, với dư nợ gần 177.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 421.000 khách hàng, với dư nợ hơn 1,26 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23-1 đến nay đạt 1,13 triệu tỷ đồng cho hơn 238.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến 0,5%-2,5%/năm so với thời điểm trước dịch.
Lãi suất huy động có thể tăng nhẹ trở lại?
Theo chuyên gia, lãi suất huy động trong thời gian tới sẽ phụ thuộc 2 yếu tố chính là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm và lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn.
Ảnh minh họa.
Vào ngay những ngày đầu tháng 7, một số ngân hàng quốc doanh quyết định giảm lãi suất huy động kéo theo với mức điều chỉnh đồng thời ở nhóm ngân hàng thương mại với mức giảm phổ biến 20 - 30 điểm %, một số ngân hàng cắt giảm giảm trên dưới 50 điểm % mặc dù không có chỉ thị mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lãi suất điều hành.
Việc cả hệ thống điều chỉnh giảm lãi suất huy động một cách khá bất ngờ khi không có hiệu lệnh chung của NHNN được lý giải là do thanh khoản tiếp tục duy trì trạng thái dư thừa mạnh.
Cụ thể, vốn đầu ra bị tắc nghẽn do tín dụng trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng thấp dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 (tính đến ngày 19/6 tín dụng chỉ tăng 2,45%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ là 6,22%) trong khi kể từ tháng 4 đến nay có một lượng lớn tín phiếu NHNN đáo hạn, đồng nghĩa với việc NHNN đã bơm ra hệ thống khoảng gần 150 nghìn tỷ đổng.
Do vậy, lãi suất liên ngân hàng trong tháng 6 đã giảm tiệm cận về 0% trong khi dòng tiền chuyển hướng sang đầu tư TPCP giúp lượng phát hành TPCP của KBNN trong tháng 6 lớn nhất trong 1 năm gần đây.
Nhu cầu TPCP tăng mạnh cũng được thể hiện qua việc khối lượng đặt thầu trong tháng 6 luôn duy trì ở mức gấp 3 lần so với khối lượng gọi thầu.
Theo đánh giá của các chuyên gia từ công ty chứng khoán KBSV, động thái này cũng giúp cho ngân hàng cắt giảm chi phí vốn để hỗ trợ doanh thu, đồng thời cũng bảo vệ biên lãi thuần (NIM) khỏi sự suy giảm mạnh khi lãi suất cho vay bị áp lực giảm để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
Xu hướng mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian tới sẽ phụ thuộc 2 yếu tố chính là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm và lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10/2020.
Trong kịch bản cơ sở, các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động vẫn sẽ tăng nhẹ trong 6 tháng còn lại của năm 2020 khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ hồi phục, các hoạt động kinh doanh đang dần được khôi phục sau dịch cũng như mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp.
Bên cạnh đó, lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10/2020 có thể sẽ đẩy mạnh mức độ cạnh tranh về tiền gửi và làm đảo chiều xu hướng lãi suất tiền gửi đang giảm.
Dù vậy, theo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ khó có thể phục hồi về trạng thái bình thường như trước khi dịch diễn ra, trong khi khẩu vị rủi ro ở nhóm ngân hàng lớn có phần thận trọng hơn, thể hiện qua các kế kinh doanh được công bố trong mùa ĐHCĐ gần đây.
Qua đó, dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm nay được hạ xuống quanh mức 10%, so với dự báo 13% đưa ra trước đó.
Sức hấp thụ vốn vẫn là bài toán khó cho tăng trưởng tín dụng Tiền tiết kiệm tiếp tục chảy vào ngân hàng trong khi vẫn khó cho vay khiến đà giảm lãi suất vẫn diễn ra một cách chậm rãi. Tín dụng tăng chậm là nguyên nhân khiến lãi suất liên tục giảm. Ngân hàng thừa vốn Phó tổng giám đốc Sacombank Phan Đình Tuệ cho biết, lãi suất giảm, nhưng do nhu cầu vốn của...