Ngân hàng thu bao nhiêu tiền từ dịch vụ thanh toán, tiền mặt?
Lãi từ hoạt động dịch vụ của một số ngân hàng liên tục tăng mạnh qua từng năm. Tuy nhiên, có ngân hàng giờ tập trung vào bán bảo hiểm hơn là dịch vụ thanh toán.
Trước khi các ngân hàng bán thêm dịch vụ bảo hiểm đi kèm, phần lớn nguồn thu đều đến từ mảng thanh toán và tiền mặt. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn cùng hoa hồng được chia từ mảng bảo hiểm khiến nhiều ngân hàng dần chuyển hướng. Một số ngân hàng giờ tập trung vào bán bảo hiểm hơn là dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ thanh toán thua xa bán bảo hiểm
Thanh toán và tiền mặt là 2 dịch vụ chính mà ngân hàng cung cấp với các đối tác và khách hàng. Tại nhiều ngân hàng thương mại hiện nay, mảng kinh doanh này vẫn mang về hàng trăm tỷ đồng lãi thuần mỗi năm.
Hoạt động dịch vụ mang về hàng trăm tỷ đồng lãi thuần mỗi năm cho các ngân hàng.
Trong quý I, lãi từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng mạnh. Một số nhà băng còn ghi nhận mức tăng trưởng này cao hơn thu nhập từ hoạt động cho vay.
Tại Vietcombank, nhà băng này thu về 1.069 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong quý I, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều ngân hàng khác, mức tăng trưởng còn cao hơn nhiều như BacABank tăng gần 5 lần (33 tỷ); TPBank tăng gấp 3 lần (217 tỷ); hay VIB tăng hơn 2,5 lần (348 tỷ)…
Tuy nhiên, tại một số ngân hàng, phần lớn nguồn thu trong mảng dịch vụ lại không đến từ thanh toán và tiền mặt mà đến từ việc bán bảo hiểm và hoa hồng được chia.
MBBank trong quý I thu về tới 759 tỷ lãi thuần hoạt động dịch vụ, tăng hơn 140%. Phần lớn số này đều là lãi thuần từ bán bảo hiểm. Trong khi dịch vụ thanh toán và tiền mặt chỉ đóng góp 150 tỷ đồng, chiếm chưa tới 20%.
Năm 2018 trước đó, MBBank cũng nằm trong top 5 ngân hàng có thu nhập dịch vụ lớn nhất, nhưng tỷ trọng từ dịch vụ thanh toán lại chỉ chiếm chưa tới 13%. Còn lại, hoạt động bán bảo hiểm mang về cho ngân hàng hơn 2.800 tỷ, chiếm 50% tổng thu nhập hoạt động dịch vụ trong năm.
Video đang HOT
Những năm trước đó, khi MBBank chưa tập trung mảng bảo hiểm, dịch vụ thanh toán và tiền mặt luôn là nguồn thu lớn nhất.
Tương tự, VIB thu về tới 348 tỷ đồng lãi thuần từ dịch vụ trong quý I, tăng 168%. Trong số này, có chưa tới 60 tỷ (17%) đến từ thanh toán, phần lớn còn lại là phí hoa hồng được chia từ việc bán bảo hiểm.
Tại TPBank, trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh trong quý I, tỷ trọng đóng góp từ dịch vụ thanh toán lại giảm đáng kể so với bảo hiểm.
Cùng kỳ năm trước, lãi thuần từ dịch vụ thanh toán của TPBank chiếm tới gần 30% tổng lãi thuần dịch vụ. Đến quý I, tỷ trọng này đã giảm xuống dưới 25%.
Thay vào đó, lãi thuần từ mảng dịch vụ bảo hiểm tăng từ 17% lên 31%. Bảo hiểm cũng là mảng dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất của nhà băng này trong quý I, gấp 5 lần cùng kỳ (từ 17 lên 86 tỷ đồng).
Nguồn thu quan trọng của ngân hàng
Tuy vậy, tại nhiều ngân hàng, khi chưa tập trung vào mảng dịch vụ bảo hiểm thì thanh toán và tiền mặt vẫn là nguồn thu chính trong cơ cấu thu nhập hoạt động dịch vụ.
Nhiều nhà băng hiện nay vẫn duy trì tỷ lệ đóng góp của thanh toán vào tổng thu nhập dịch vụ ở mức cao.
Năm 2018, tới 5 ngân hàng ghi nhận tỷ trọng lãi thuần từ dịch vụ thanh toán chiếm trên 50% tổng lãi thuần. Đó là Eximbank (82%), MSB (78%) VietBank (66%), Vietcombank (65%) và ACB (53%).
Chia sẻ tại buổi hội thảo mới đây, bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết ban lãnh đạo đã đề ra chiến lược đến năm 2020 trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất hệ thống.
Với việc tập trung vào mảng bán lẻ, thu nhập từ dịch vụ thanh toán của ngân hàng này sẽ càng tăng mạnh hơn. Năm 2018, dịch vụ thanh toán mang về cho Vietcombank tới 4.590 tỷ đồng thu nhập. Sau khi trừ chi phí, lãi thuần từ hoạt động này là hơn 1.683 tỷ.
Hay như MSB, nhà băng này cũng tăng lãi thuần từ dịch vụ từ 136 tỷ (năm 2017) lên 272 tỷ đồng (năm 2018).
Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là nguồn thu lớn nhất, mang về 363 tỷ đồng cho MSB. Số thu này chiếm tới 78% tổng thu nhập hoạt động dịch vụ. Sau khi trừ chi phí liên quan, MSB cũng thu về 210 tỷ lãi thuần, tương đương biên lợi nhuận lên tới 58%. Trong khi biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của nhà băng này cùng năm cũng chỉ đạt khoảng 39%.
Cũng trong năm 2018, thống kê tại 23 ngân hàng công bố báo cáo tài chính ghi nhận tổng cộng hơn 18.265 tỷ đồng thu nhập dịch vụ thanh toán, tăng 32% so với năm 2017, và biên lợi nhuận thuần đạt trên 55%.
Phí rút tiền ATM, chuyển khoản của ngân hàng nào rẻ nhất?
Trong khi các ngân hàng đẩy mạnh việc phát hành thẻ thanh toán, tín dụng, rất ít trong số này miễn phí các giao dịch rút tiền, chuyển khoản cho khách hàng.
Theo zing.vn
Banking Vietnam 2019: Tạo đột phá trong nền kinh tế không dùng tiền mặt
Ngày 30/5, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội thảo - Triển lãm "Banking Vietnam 2019" với chủ đề "Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt".
Toàn cảnh Hội thảo - Triển lãm "Banking Vietnam 2019"
Banking Vietnam 2019 là sự kiện công nghệ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức nhằm giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Đồng thời, Banking Vietnam cũng là nơi diễn ra các phiên hội thảo để các lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia tài chính - ngân hàng, chuyên gia công nghệ trao đổi về các giải pháp, chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông.
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết: "Về thực trạng tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, số lượng tài khoản cá nhân có xu hướng tăng, song tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản ngân hàng còn thấp so với khu vực. Internet Banking & Mobile Banking không ngừng gia tăng, có tiềm năng phát triển lớn. Số lượng giao dịch qua kênh Internet Banking năm 2018 đạt 178.286.998 món, với giá trị giao dịch đạt 11.209.829 tỷ đồng. Số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking năm 2018 đạt 122.660.032 món, với giá trị giao dịch là 1.032.601 tỷ đồng, bằng 149,6% so với năm 2017".
Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: "Theo thông lệ, Banking Vietnam 2019 tập trung vào hai mảng hoạt động chính là hội thảo và triển lãm với mục tiêu chung là giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, hướng đến việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nâng cao tính sẵn có và tính tiện ích cho các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam".
Hoạt động hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi về các vấn đề ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với 1 phiên báo cáo chính và 2 phiên chuyên đề chuyên sâu, các nhà quản lý và các chuyên gia ngân hàng tập trung thảo luận về các cơ hội, thách thức mà công nghệ số mang lại và định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Theo số liệu được đưa ra tại chương trình, ví điện tử bước đầu xác định vị thế tại Việt Nam. Số lượng tài khoản ví điện tử đạt hơn 9 triệu ví, tăng 36,3% so với thời điểm cuối năm 2017. Số lượng giao dịch qua ví điện tử đạt gần 200 triệu món, tăng 33% so với năm 2017, giá trị giao dịch đạt hơn 94.920 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu cũng đưa ra những giải pháp để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, bao gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, đầy đủ để thúc đẩy tài chính toàn diện, phù hợp; Tận dụng các công nghệ tài chính hiện đại nhằm đa dạng hóa hệ thống kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt chú trọng mở rộng các kênh phù hợp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến người dân các vùng khó tiếp cận; Có chính sách đặc biệt ưu đãi mở tài khoản ngân hàng không thu phí hoặc không yêu cầu duy trì số dư cho người khó tiếp cận dịch vụ tài chính; Nhà nước và khu vực tư nhân cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng một cơ sở hạ tầng thanh toán hiệu quả, bao gồm hệ thống thanh toán bán lẻ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông dễ tiếp cận; Xây dựng các chương trình, đề án nâng cao hiểu biết tài chính cũng như những kỹ năng tài chính cơ bản của người dân...
Quang Hưng
Theo petrotimes.vn
Choáng với 'rừng phí' dịch vụ ngân hàng Mở thẻ ATM ngân hàng (NH), khách hàng (KH) đã phải đồng ý "chi" khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của NH. Gần đây, hàng loạt phí dịch vụ này tăng khiến nhiều người lo lắng, bức xúc. Với người có điều kiện, việc trừ một vài chục ngàn đồng trong tài khoản có thể là việc nhỏ, nhưng với công...