Ngân hàng Thế giới từ chối giúp El Salvador triển khai Bitcoin
Tuần trước, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bỏ phiếu ủng hộ việc chính thức triển khai Bitcoin dưới dạng đấu thầu hợp pháp.
Biểu ngữ với nội dung chấp nhận thanh toán Bitcoin tại một quán cà phê trên Bãi biển Punta Roca ở El Salvador
Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính El Salvador Alejandro Zelaya hôm 16.6 cho biết chính phủ đã tìm kiếm “hỗ trợ kỹ thuật” từ phía Ngân hàng Thế giới (WB) để triển khai tiền điện tử. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi nhận được yêu cầu, WB đã từ chối trợ giúp El Salvador triển khai Bitcoin dưới dạng đấu thầu hợp pháp trong nước, trích dẫn những lo ngại về môi trường và tính minh bạch.
“ Chính phủ El Salvador đã tiếp cận chúng tôi để được hỗ trợ về Bitcoin, nhưng đây không phải là điều Ngân hàng Thế giới có thể hỗ trợ do những thiếu sót về môi trường và tính minh bạch”, người phát ngôn của Ngân hàng Thế giới nói.
El Salvador đã làm nên lịch sử trong tuần qua khi là nước đầu tiên trên thế giới chính thức áp dụng tiền điện tử với luật Bitcoin được phê duyệt bởi “đa số” trong đại hội của quốc gia Trung Mỹ. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cũng đã chỉ thị cho một công ty điện địa nhiệt thuộc sở hữu nhà nước lập kế hoạch sử dụng năng lượng sạch từ núi lửa của đất nước để khai thác Bitcoin, đồng thời hứa hẹn cấp phép “thường trú ngay lập tức” cho những doanh nhân tiền điện tử, những người có thể không cần phải trả thuế tài sản hoặc thuế lợi tức vốn.
Tuy nhiên, sự việc trên đã gặp không ít chỉ trích từ các chuyên gia. Họ cho rằng việc giảm thuế như vậy sẽ cản trở khả năng gây quỹ của quốc gia cho các dịch vụ cơ bản như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Họ cũng cảnh báo rằng những người giàu lên nhờ tiền điện tử có thể gia tăng sự bất bình đẳng ở các nước vốn đã nghèo khó, sẽ có người đầu tư nhiều hơn vào Bitcoin như phương tiện để trốn thuế và cuối cùng mua hết các tài sản được săn lùng.
Việc WB từ chối trợ giúp kỹ thuật là một trở ngại đối với chính phủ El Salvador trong quá trình tìm cách chấp nhận Bitcoin làm phương thức thanh toán chính thức trong nước cùng với đô la Mỹ trong vòng ba tháng.
Video đang HOT
Lý do lãnh đạo các nước Mỹ Latin ủng hộ Bitcoin
Các chính trị gia Mỹ Latin nhận ra tiềm năng phát triển sự nghiệp cá nhân bằng cách ủng hộ tiền số.
Vào ngày 5/5, Nayib Bukele, Tổng thống El Salvador công bố Bitcoin sẽ trở thành tiền tệ chính thức của nước này. Tuy nhiên, bài phát biểu này lại không được diễn ra tại thủ đô San Salvador mà ở hội nghị Bitcoin 2021, Miami, Mỹ. Bốn ngày sau, tuyên bố này trở thành luật và được quốc hội El Salvador thông qua.
Những lời ủng hộ Bitcoin mơ hồ từ tổng thống El Salvador
Thực tế, người dân vẫn chưa rõ tác động của việc áp dụng tiền số sẽ thế nào trong khu vực Mỹ Latin. Tại El Salvador, các chi tiết cụ thể của luật ít cấp tiến hơn những thông báo của ông Bukele tại sự kiện Bitcoin 2021. Hầu hết lợi ích dự kiến của luật đến từ các ưu đãi thuế liền kề với Bitcoin, dành cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào El Salvador.
Tổng thống Nayib Bukele tại hội nghị Bitcoin 2021.
Theo Mariana Belloso, nhà báo người Salvador và là biên tập viên của Derecho y Negocios, ông không nhận thấy bất kỳ lợi ích kinh tế cụ thể nào từ biện pháp này.
"Tổng thống biết rõ không thể đặt nền kinh tế quốc gia dựa trên một thứ dễ biến động như Bitcoin", cô nói với Rest of World . Belloso tin rằng mục đích của ông Bukele là có một thông báo "thật ngoạn mục" và chắc chắn ông ấy đã thành công.
Đối với phương tiện truyền thông đối lập ở quê nhà El Salvador, thông báo của ông Bukele là sự điều hướng dư luận. Họ cho rằng tổng thống muốn giới báo chí nói về Bitcoin hơn là các vấn đề của đất nước, bao gồm các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và mối quan hệ căng thẳng với Mỹ.
Thay vì đưa tin liên quan đến việc chính phủ Salvador phá vỡ quan hệ với Ủy ban Quốc tế Chống lại Sự trừng phạt ở Salvador (CICIES), truyền thông trong khu vực và quốc tế lại chạy theo thông báo về tiền số của Tổng thống Bukele.
Hội nghị Bitcoin là mảnh đất màu mỡ cho những lùm xùm liên quan đến việc áp dụng Bitcoin ở các nước Mỹ Latin. Có thời điểm, những người tham gia đã lấp đầy cả một thùng rác to bằng những đồng Bolivares của Venezuela, vốn vô giá trị. Việc làm này là để đánh dấu cho cái chết không thể tránh khỏi của tiền pháp định tại quốc gia này.
Thùng rác đầy những đồng Bolivares của Venezuela vô giá trị.
Các chính trị gia Mỹ Latin ngay sau đó đã ủng hộ cách làm của ông Bukele, bày tỏ sự quan tâm của họ đến việc áp dụng Bitcoin như một đồng tiền chính thức của các quốc gia này. Xu hướng này được thúc đẩy bởi cộng đồng những người đam mê tiền số nhưng lại có ít hiểu biết về các quốc gia này.
Sự kiện trên cũng được nhiều người nổi tiếng nhắc đến. "Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó đột nhiên Paraguay, Argentina, Panama, Brazil, El Salvador và Nicaragua đón nhận #Bitcoin", Tyler Winklevoss, tỷ phú đầu tiên của thế giới Bitcoin đăng tweet.
Việc có bất cứ quốc gia nào trong bài đăng của Tyler Winklevoss áp dụng Bitcoin hay không vẫn còn phải xem xét. Thế nhưng, theo RestofWorld, các thông báo chấp nhận Bitcoin này phục vụ mục đích khác. Đó là nâng cao ảnh hưởng của các chính trị gia trẻ tuổi mới nổi.
Nhiều chính trị gia Mỹ Latin coi Bitcoin như công cụ truyền thông
Nghị sĩ Panama, Gabriel Silva từng lo lắng việc quốc gia này có thể đánh mất vị trí trung tâm tài chính của Trung Mỹ. Vì vậy, ông đã tweet ủng hộ việc áp dụng Bitcoin hai ngày sau tuyên bố của ông Bukele.
Ông Silva là nghị sĩ độc lập ngoài đảng cầm quyền nên có rất ít cơ hội để ra một đạo luật công nhận Bitcoin trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, lượng theo dõi trên Twitter của ông này tăng gần gấp đôi chỉ vài ngày sau dòng tweet ủng hộ tiền số.
Dòng tweet có lượng tương tác cao nhất của chính trị gia Gabriel Silva là một meme về tiền số.
Trong khi đó, đại biểu Francisco Sánchez đến từ thành phố Neuquén của Argentina chưa đề xuất bất kỳ điều luật nào liên quan đến Bitcoin. Tuy vậy, vị đại biểu này đã đổi ảnh đại diện mạng xã hội của mình thành hình ảnh với đôi mắt laser (một meme liên quan đến những người ủng hộ tiền số). Động thái này giúp ông thu về hơn 7.000 lượt thích. Đây chính là dòng tweet có lượt tương tác cao nhất của tài khoản này.
Trường hợp khác, ông Fábio Ostermann, Nghị sĩ Brazil cũng đã thêm mắt laser vào ảnh Twitter của mình. Cách làm này giúp thương hiệu cá nhân của nghị sĩ này có một cú hích lớn trong bối cảnh hệ thống chính trị phân mảnh của đất nước. Đảng của ông hiện chỉ nắm giữ hơn 1% số ghế trong hạ viện Brazil.
Một trong những người ủng hộ trung thành nhất đối với luật Bitcoin của El Salvador là Carlos Rejala, nhà lập pháp 36 tuổi từ Hạ viện Paraguay. Ông này mới tham gia chính trị từ năm 2018 và thuộc Đảng Hagamos. Đảng của Rejala hiện chỉ có hai nhà lập pháp trong hạ viện gồm 80 thành viên của Paraquay.
Nhà lập pháp này đã ủng hộ luật Bitcoin của El Salvador trên phương tiện truyền thông và hứa sẽ bắt đầu "một dự án quan trọng để đổi mới Paraguay trong tuần này". Sự ủng hộ tiền điện tử đã khiến ông ta được CoinDesk và The Street liên hệ phỏng vấn cũng như giám đốc điều hành Twitter theo dõi. Điều này giúp Rejala bước ra trường quốc tế.
Các chính trị gia như ông Bukele, Silva và Rejala đại diện cho một mô hình thu nhỏ về vị trí của quốc gia của họ trên trường quốc tế. Theo RestofWorld , có vẻ các chính trị gia Mỹ Latin đã nhận ra tiềm năng tạo dựng sự nghiệp chính trị của mình thông qua việc quảng cáo tiền số.
Động lực nào để Bitcoin phá cản 42.000 USD, đảo ngược chu kỳ giảm giá? Đà tăng giá mạnh nhất kể từ chu kỳ giảm giá cuối tháng 5 đang khiến nhà đầu tư Bitcoin khấp khởi mừng thầm về ngày trở lại. Tháng 6 đỏ lửa khiến các nhà đầu tư tiền ảo 'tay lạnh chân run' khi Bitcoin tiến sát mốc 30.000 USD, có thời điểm tưởng chừng như sẽ phá vùng đáy cũ để tiến...