Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt!
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ kinh tế toàn cầu khôi phục bền vững và những cải cách trong nước đang được thực hiện.
Xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt kết quả ấn tượng
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ước tăng 7,1% (so cùng kỳ năm trước) trong nửa đầu năm 2018. Đáng chú ý, tăng trưởng GDP diễn ra đồng loạt, đứng đầu là ngành chế tạo chế biến với tăng vững chắc 13% nhờ sức cầu mạnh bên ngoài. Sản lượng ngành nông nghiệp cũng vươn lên đạt mức tăng trưởng 3,9% chủ yếu do kết quả tốt ở lĩnh vực thủy sản định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 6,9% nhờ lĩnh vực bán lẻ tăng trưởng mạnh trên cơ sở tiêu dùng tư nhân mạnh mẽ và ngành dịch vụ du lịch đạt kỷ lục.
GDP tăng trưởng cao đi kèm với lạm phát ở mức vừa phải và vị thế kinh tế đối ngoại được củng cố. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tăng bình quân 3,5%/ năm (thấp hơn chỉ tiêu 4% cho năm nay của Chính phủ), trong khi tỷ lệ lạm phát lõi xoay quanh 1,4% trong bảy tháng đầu năm 2018.
Ngân hàng Thế giới cho biết, nền kinh tế đạt kết quả vững chắc nhờ cam kết của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân. Các chính sách kinh tế của Chính phủ tiếp tục tập trung cải cách theo định hướng thị trường nhằm giảm dần vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và tiếp tục mở cửa kinh tế để thu hút đầu tư tư nhân.
Bên cạnh đó, nền kinh tế năng động của Việt Nam tiếp tục tạo thêm thành quả về phúc lợi chung và giảm nghèo. Trên 900.000 việc làm hưởng lương được tạo ra trong năm 2017, còn mức lương thực tế tăng 4,3% do nhu cầu lao động vẫn đang phát sinh mạnh ở các ngành chế tạo, chế biến, xây dựng và dịch vụ. Trên cơ sở đó, tỷ lệ nghèo được dự báo tiếp tục giảm mạnh. Số liệu ước tính về tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế cho quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng thấp (3,2$ ngang giá sức mua năm 2011) dự kiến sẽ giảm từ khoảng 8,2% năm 2016 xuống còn 6,4% năm 2018.
Về xuất khẩu, thị trường này của Việt Nam tiếp tục đạt kết quả ấn tượng nhờ nhu cầu bên ngoài mạnh hơn và năng lực sản xuất được mở rộng, chủ yếu do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 16% từ tháng 1 – 7/2018. Đồng thời, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu chững lại còn 11,1%, dẫn đến thặng dư cán cân thương mại và tài khoản vãng lai. Nhờ cán cân thanh toán thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục – ước khoảng 64 tỷ USD vào đầu tháng 6/2018.
Triển vọng trong trung hạn của Việt Nam tiếp tục được cải thiện
Video đang HOT
Liên quan đến tăng trưởng, Ngân hàng Thế giới dự báo dự báo , tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 6,8% trong năm 2018 (so với 6,5% trong dự báo hồi tháng 4/2018), trước khi chững lại ở mức 6,6% năm 2019 và 6,5% năm 2020 do sức cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại theo chu kỳ. Mặc dù nền kinh tế có khởi sắc hơn, nhưng dự kiến lạm phát vẫn xoay quanh chỉ tiêu 4% của Chính phủ, với điều kiện chính sách tiền tệ được thắt chặt phần nào nhằm đối phó với áp lực giá phát sinh do áp lực về giá đầu vào trong nước và tăng giá thương phẩm trên toàn cầu.
Về kinh tế đối ngoại, cân đối tài khoản vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong ngắn hạn, nhưng mức độ thặng dự sẽ giảm dần từ năm 2019 do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Tình hình ngân sách được củng cố dự kiến sẽ kiềm chế được nợ công trong kỳ dự báo.
Theo Ngân hàng Thế giới, mặc dù triển vọng trước mắt được cải thiện, nhưng rủi ro vẫn ở mức cao. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tận dụng môi trường kinh tế thuận lợi để đẩy mạnh những chính sách làm tăng khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Chính sách tiền tệ cần điều chỉnh lượng thanh khoản trong khu vực ngân hàng sao cho lãi suất liên ngân hàng gắn với lãi suất chính sách và đưa tăng trưởng tín dụng về mức phù hợp với các yếu tố căn bản.
“Nỗ lực trên có thể được bổ trợ bằng các biện pháp cẩn trọng vĩ mô nhằm ngăn ngừa tình trạng dành tín dụng quá mức cho các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản hoặc tiêu dùng cá nhân. Hơn nữa, các bước nhằm tăng cường giám sát khu vực ngân hàng, xử lý nợ xấu, củng cố tỷ lệ an toàn vốn sẽ không chỉ giảm rủi ro về ổn định tài chính mà còn đem lại những cải thiện về trung gian tài chính, góp phần nâng cao tăng trưởng trong trung hạn. Tỷ giá hối đoái nếu được quản lý chủ động và linh hoạt hơn có thể giúp giảm thiểu rủi ro do những biến động kinh tế từ bên ngoài”, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Về chính sách tài khóa, Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, mục tiêu tiếp tục giảm bội chi đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể nhằm nâng cao hiệu suất chi tiêu và duy trì bền vững tiềm năng thu trong trung hạn. Bên cạnh chính sách kinh tế vĩ mô cẩn trọng là nhu cầu tiếp tục chú trọng cải cách cơ cấu sâu rộng, bao gồm cả những cải cách pháp quy nhằm xóa bỏ rào cản và giảm chi phí hoạt động của khu vực tư nhân, đầu tư cho nguồn nhân lực và hạ tầng chất lượng cao, tiếp tục cải cách nhằm nâng cao năng suất trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Một số địa phương vừa phải hứng chịu thiên tai bão lũ trong thời gian qua. Vì vậy, đầu tư cho các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu vẫn là ưu tiên để phòng ngừa tình trạng dễ tổn thương cho các hộ gia đình ở Việt Nam trước các cú sốc thiên tai.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
WB dự báo tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam đạt khoảng 6,8%
Ngày 4/10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, truyền hình trực tiếp đến một số nước trong khu vực, trong đó có đầu cầu Hà Nội.
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6,8%
Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho thấy, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ kinh tế toàn cầu khôi phục bền vững và những cải cách trong nước đang được thực hiện. Tăng trưởng cao dẫn đến tạo việc làm, tăng thu nhập, đem lại những thành quả chung về phúc lợi và giảm nghèo.
Bên cạnh triển vọng cải thiện trước mắt, vẫn tồn tại những rủi ro trong, ngoài nước và những thách thức dài hạn. Đó là rủi ro về biến động tài chính toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, bên cạnh nguy cơ dễ tổn thương trong nước do những yếu kém còn tồn tại trong khu vực ngân hàng, nợ công tăng cao trong khi dư địa tài khóa hạn chế và tăng trưởng năng suất chững lại.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 6,8% trong năm 2018. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Triển vọng trong trung hạn của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt khoảng 6,8% trong năm 2018 (so với 6,5% trong dự báo hồi tháng 4/2018), trước khi chững lại ở mức 6,6% năm 2019 và 6,5% năm 2020 do sức cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại theo chu kỳ. Mặc dù nền kinh tế có khởi sắc hơn nhưng dự kiến lạm phát vẫn xoay quanh chỉ tiêu 4% của Chính phủ, với điều kiện chính sách tiền tệ được thắt chặt phần nào nhằm đối phó với áp lực giá phát sinh do áp lực về giá đầu vào trong nước và tăng giá thương phẩm trên toàn cầu. Về kinh tế đối ngoại, cân đối tài khoản vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong ngắn hạn, nhưng mức độ thặng dư sẽ giảm dần từ năm 2019 do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Tình hình ngân sách được củng cố dự kiến sẽ kiềm chế được nợ công trong kỳ dự báo.
Cũng theo báo cáo, cho dù triển vọng trước mắt được cải thiện, nhưng rủi ro vẫn ở mức cao. Nhìn từ trong nước, tiến trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước chậm lại có thể tác động bất lợi đến tình hình tài chính vĩ mô, làm suy giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra nghĩa vụ lớn cho khu vực nhà nước. Những rủi ro bên ngoài bao gồm chủ nghĩa bảo hộ leo thang, bất định địa chính trị trong khu vực và trên toàn cầu tăng lên, các điều kiện huy động vốn trên toàn cầu tiếp tục được thắt chặt có thể dẫn đến những biến động gây xáo trộn trên thị trường tài chính.
Các nhà hoạch định chính sách cần tận dụng môi trường kinh tế thuận lợi đẩy mạnh những chính sách làm tăng khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Chính sách tiền tệ cần điều chỉnh lượng thanh khoản trong khu vực ngân hàng sao cho lãi suất liên ngân hàng gắn với lãi suất chính sách và đưa tăng trưởng tín dụng về mức phù hợp với các yếu tố căn bản.
Nỗ lực trên có thể được bổ trợ bằng các biện pháp cẩn trọng vĩ mô nhằm ngăn ngừa tình trạng dành tín dụng quá mức cho các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản hoặc tiêu dùng cá nhân. Hơn nữa, các bước nhằm tăng cường giám sát khu vực ngân hàng, xử lý nợ xấu, củng cố tỷ lệ an toàn vốn sẽ không chỉ giảm rủi ro về ổn định tài chính mà còn đem lại những cải thiện về trung gian tài chính, góp phần nâng cao tăng trưởng trong trung hạn. Tỷ giá hối đoái nếu được quản lý chủ động và linh hoạt hơn có thể giúp giảm thiểu rủi ro những biến động kinh tế từ bên ngoài.
Về chính sách tài khóa, mục tiêu tiếp tục giảm bội chi đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể nhằm nâng cao hiệu suất chi tiêu và duy trì bền vững tiềm năng thu trong trung hạn. Bên cạnh chính sách kinh tế vĩ mô cẩn trọng, là nhu cầu tiếp tục chú trọng cải cách cơ cấu sâu rộng, bao gồm cả những cải cách pháp quy nhằm xóa bỏ rào cản và giảm chi phí hoạt động của khu vực tư nhân, đầu tư cho nguồn nhân lực và hạ tầng chất lượng cao, tiếp tục cải cách nhằm nâng cao năng suất trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Một số địa phương vừa phải hứng chịu thiên tai bão lũ trong thời gian qua, vì vậy, đầu tư cho các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu vẫn là ưu tiên để phòng ngừa tình trạng dễ tổn thương cho các hộ gia đình ở Việt Nam trước các cú sốc thiên tai.
Bình ổn các cú sốc bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng
Theo báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa ban hành của Ngân hàng Thế giới, dù môi trường bên ngoài kém thuận lợi, triển vọng tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) vẫn tích cực. Tăng trưởng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) dự kiến đạt 6,3% trong năm 2018, thấp hơn so với 2017 do tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục chững lại vì nền kinh tế tiếp tục tái cân bằng.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Victoria Kwakwa cho biết, tăng trưởng vững đã, đang và sẽ tiếp tục là yếu tố chính để giảm nghèo và tình trạng dễ tổn thương trong khu vực. Chủ nghĩa bảo hộ và biến động trên thị trường tài chính có thể gây tổn hại đến viễn cảnh tăng trưởng trong trung hạn, trong đó có người nghèo và những người dễ tổn thương nhất phải chịu những hệ quả bất lợi nhất. Đây là lúc các nhà hoạch định chính sách trong khu vực phải cảnh giác và chủ động tăng cường khả năng chống chịu và đương đầu của quốc gia.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, Phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Sudhir Shetty cho rằng, hội nhập khu vực và toàn cầu khiến cho nhiều nền kinh tế trong khu vực dễ bị tổn thương hơn với những cú sốc bên ngoài. Trong bối cảnh rủi ro tăng lên, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cần vận dụng đầy đủ các chính sách tái cơ cấu, cẩn trọng kinh tế vĩ mô sẵn có để bình ổn các cú sốc bên ngoài và nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho thấy, các yếu tố kết hợp như tình trạng căng thẳng thương mại, Hoa Kỳ tăng lãi suất, thị trường tài chính biến động ở nhiều nền kinh tế mới nổi trong những tháng qua đã làm tăng tình trạng bất định về triển vọng tăng trưởng của khu vực.
Báo cáo đưa ra cách tiếp cận theo bốn hướng, để các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á xử lý những rủi ro như: Giảm nguy cơ tổn thương trong ngắn hạn và tạo dư địa chính sách. Chủ động theo đuổi các chính sách vĩ mô để giúp xử lý tình trạng dễ tổn thương ở khu vực tài chính, giảm biến động trên thị trường vốn và quản lý các lĩnh vực gặp nguy cơ biến động tỷ giá. Tỷ giá linh hoạt hơn có thể giúp quốc gia hấp thụ và điều chỉnh theo những cú sốc bên ngoài. Chính sách tài khóa thắt chặt là điều kiện để duy trì và tái tạo dư địa nhằm đối phó với diễn biến xấu trong tương lai mà không gây đe dọa đến bền vững nợ.
Hệ thống đầu tư và thương mại quốc tế cam kết mở cửa dựa trên quy tắc, bao gồm tăng cường chiều sâu hội nhập kinh tế khu vực. Các nền kinh tế trong khu vực có thể được hưởng lợi thông qua tăng cường chiều sâu của những hiệp định thương mại ưu đãi hiện có và giảm các hàng rào phi thuế quan, căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang có thể tránh được bằng cách quay sang đàm phán song phương hoặc qua các Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Một số lĩnh vực quan trọng, cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh. Tạo sân chơi công bằng, giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qua đó giúp giảm phân bổ nguồn lực không đúng chỗ và tạo việc làm.
Tăng cường an ninh kinh tế và đẩy mạnh khả năng lưu chuyển trong nền kinh tế thông qua các chương trình như: trợ cấp tiền mặt có mục tiêu, các hệ thống bảo hiểm xã hội bền vững về tài khóa, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ trước khi sinh và phát triển trẻ sơ sinh, tăng nguồn lực cho trường học ở các địa bàn khó khăn để giảm khoảng cách về tiếp cận và chất lượng giáo dục...
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)
Giám đốc WB: Việt Nam là nền kinh tế mở cửa nhất thế giới Chia sẻ với báo giới gần đây, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã có những đánh giá khách quan về tiến trình cải cách của Chính phủ đang đi đúng hướng và nhận định Việt Nam đã có một năm thực sự thành công và đang là nền kinh tế mở cửa...