Ngân hàng thế giới đánh giá cao thành tích học tập của học sinh Việt Nam
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho thấy học sinh Việt Nam đạt thành tích học tập tốt nhất ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương, thậm chí vượt qua cả một số các quốc gia phát triển bên ngoài khu vực.
Một báo cáo mang tên “Growing Smarter: Learning and Equitable Development in East Asia and the Pacific” của Ngân hàng Thế giới cho biết, trong kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá trình độ học sinh quốc tế, công bố điểm 3 năm một lần và xếp hạng học sinh về môn Toán, Khoa học và Đọc), học sinh Việt Nam vượt qua các bạn bè ở Đông Nam Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc về điểm số.
Trong báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới đã xếp hạng thành tích học tập của học sinh theo điểm số trung bình của các bài thi mà các em đã thực hiện kể từ năm 2000 trong kỳ thi Đánh giá học sinh quốc tế PISA và từ năm 2003 trong kỳ thi Xu hướng học Toán học và Khoa học quốc tế (TIMSS).
Điểm số trung bình của học sinh Việt Nam và Trung Quốc đã vượt qua các nước thành viên của Khối Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada và Tây Ban Nha).
Năm 2012, học sinh Việt Nam ghi điểm cao hơn mức trung bình của OECD trong cả 3 môn học. Điều này cho thấy các em đã làm chủ được những khả năng giải quyết các bài toán phức tạp – báo cáo của Ngân hàng thế giới cho biết.
Năm ngoái, PISA đã xếp học sinh 15 tuổi của Việt Nam đứng thứ 8 trong số 72 nước trong môn Khoa học. Học sinh Việt Nam cũng đứng thứ 22 về môn toán và thứ 32 về môn đọc. Những điểm số này khiến các chuyên gia nước ngoài phải “gãi đầu” vì xếp hạng của PISA thường tương ứng với GDP và sự thịnh vượng của các quốc gia, tuy nhiên Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ.
Kết quả học tập không phụ thuộc vào GDP
Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove đã bị giáo dục ở châu Á hấp dẫn và năm 2010, khi đề cập tới chất lượng giáo dục, ông đã tuyên bố rằng “Những nơi như Thượng Hải và Singapore khiến chúng ta phải xấu hổ”. Nhưng có lẽ ông Gove không nên ngạc nhiên vì năm trước đó Thượng Hải đã vượt OECD trong bảng xếp hạng môn khoa học của PISA.
Video đang HOT
8 năm đã trôi qua, báo cáo của WB trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, không chỉ các trường châu Á được cấp tài chính đầy đủ như Singapore (đứng đầu bảng xếp hạng của PISA năm 2015) mới vượt qua các nước phương Tây.
“Thành tích trung bình ở Việt Nam và ở các nơi B-S-J-G (Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Đông) của Trung Quốc đã vượt qua các nước thành viên trong khối OECD” – bản báo cáo trên cho biết. Những học sinh ở đây chiếm 12% trong 330 triệu người đi học trong khu vực (chiếm tổng số học sinh toàn cầu).
Kết quả trên cho thấy học sinh từ những khu vực nghèo hơn cũng có thể học tốt và thậm chí tốt hơn học sinh ở các nước giàu hơn. “Thành tích của các em là bằng chứng cho khái niệm rằng một quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình có thể tạo ra những học sinh học được ngang bằng, hoặc nhiều hơn học sinh từ các nước có thu nhập cao” – bản báo cáo cho biết.
“Học sinh ở Việt Nam và Trung Quốc từ các gia đình có thu nhập thấp hơn (đứng từ thứ 21 đến 40 về mức độ thu nhập) lại có điểm số tốt hơn mức trung bình của học sinh thuộc khối OECD – ông Michael Crawford – đồng tác giả của báo cáo và chuyên gia giáo dục hàng đầu của WB cho biết.
“Điều này rất đáng chú ý bởi vì nói chung rất khó để học sinh từ các gia đình có thu nhập thấp ghi được điểm ở mức trung bình hoặc cao hơn học sinh ở các nước trong nhóm giàu có” – ông Crawford nói.
Các bảng xếp hạng gần đây nhất của PISA được xuất bản năm 2015 cho thấy “học sinh nghèo hơn thường có thành tích học tập kém hơn học sinh giàu có hơn 3 lần”
Theo ông Trần Văn Hòa, giám đốc Chương trình nghiên cứu Hội nghị cấp cao việt Nam và Đông Á, đồng thời là giáo sư của Đại học Victoria, Australia, “chính sách giáo dục của Việt Nam được thúc đẩy bởi 3 đặc thù chính của đất nước là truyền thống lịch sử, đặc điểm văn hóa và nhu cầu nhân lực để cạnh tranh và gia tăng lợi thế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay”.
Tuy nhiên, báo cáo của World Bank cũng chỉ ra thành tích điểm số PISA của Việt Nam không tương ứng với mức độ hiểu biết thực hành của học sinh. Đồng quan điểm trên, Giáo sư Edward Vickers của trường đại học Kyushu-Nhật Bản cho rằng những kết quả điểm số trên đã bị hiểu lầm và thổi phồng thái quá. Ông Vickers cho rằng phương pháp giáo dục tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc vẫn theo lối mòn và ngăn chặn tư duy phản biện, sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên, tổng kết lại, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, 40% học sinh của 18 nước Đông Á đã đạt “kết quả tốt” và, không ngạc nhiên, các hệ thống giáo dục tại các nước như Nhật Bản, Singapore “truyền thụ được lượng kiến thức cho học sinh bằng hoặc nhiều hơn học sinh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Những cuộc khảo sát khác gần đây cho thấy tiến bộ ở các trường học châu Á trong những thập kỷ mới đây đã có một tác động đối với chất lượng các trường đại học trong khu vực, theo đó các trường đại học này đã vượt lên trong các bảng xếp hạng toàn cầu trong những năm mới đây, mặc dù đa số vẫn chưa thể tiến gần với các trường đại học phương Tây có từ lâu đời.
Tuy nhiên, ở đâu đó ở khu vực này vẫn chứng kiến những thất bại trong giáo dục mang tính hệ thống, trong đó có khoảng cách giáo dục giữa các nước trong châu Á chứ không phải giữa nước giàu và nước nghèo.
Theo báo cáo của WB, những nền giáo dục kém phát triển nhất trong khu vực này là Đông Timor, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
“Có tới 60% học sinh trong khu vực đang học trong các trường học chất lượng kém, tại đây thành tích các môn học quan trọng thấp hoặc không được thống kê. Nhiều học sinh trong số này có kết quả học tập dưới mức cơ bản và điều này sẽ khiến các em bị thụt lùi về phía sau” – bản báo cáo của WB cho hay.
Theo báo cáo của WB, những nền giáo dục kém phát triển nhất trong khu vực này là Đông Timor, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
N.Hà Châu (theo Nikkei, World Bank)
Theo giaoducthoidai.vn
Học sinh Việt Nam có thành tích học tập tốt hơn so với nhiều nước
Ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.
ảnh minh họa
Theo báo cáo được Ngân hàng thế giới công bố ngày 15/3, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong đó, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.
Ngân hàng Thế giới gọi Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Học sinh Việt Nam có thành tích học tập tốt hơn so với nhiều nước (ảnh minh họa)
Báo cáo nêu rõ, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang có khoảng 331 triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng một phần tư tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường của thế giới. 40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của khối Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Các trường này không chỉ nằm ở các nước giàu có như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, mà còn ở các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Việt Nam.
Ngoài ra, báo cáo nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.
Một phát hiện quan trọng khác của báo cáo là thu nhập hộ gia đình không phải luôn quyết định kết quả học tập của trẻ và điều này đúng với tất cả các nước trong khu vực. Ví dụ, ở Việt Nam và Trung Quốc, học sinh từ các hộ gia đình nghèo có kết quả học tập trong lĩnh vực toán và khoa học ngang bằng, thậm chí cao hơn so với nhóm học sinh trung bình trong khối OECD.
Giám đốc cấp cao về Giáo dục của Ngân hàng Thế giới, Ông Jaime Saavedra nhận xét: "Hiệu quả chính sách cho việc lựa chọn, thúc đẩy và hỗ trợ giáo viên cũng như thực tiễn dạy học ở nhà trường là yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Đối với các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách cải thiện hệ thống giáo dục của đất nước, việc phân bổ ngân sách một cách hiệu quả, đi kèm với cam kết chính trị mạnh mẽcó thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho cuộc sống của trẻ em trong khu vực".
Báo cáo đưa ra các bước cụ thể giúp cải thiện kết quả học tập cho các hệ thống giáo dục tụt hậu trong khu vực cũng như các quốc gia khác trên thế giới, theo đó bắt đầu bằng việc đồng bộ thể chế để đảm bảo sự nhất quán và phù hợp giữa mục tiêu và trách nhiệm trên khắp hệ thống giáo dục.
Đồng thời, kêu gọi các quốc gia tập trung vào bốn lĩnh vực chính: chi tiêu công có hiệu quả và công bằng, chuẩn bị cho học sinh học tập, lựa chọn và hỗ trợ giáo viên và sử dụng có hệ thống các chương trình đánh giá để định hướng công tác giảng dạy
Theo VOV
Kết quả giáo dục Việt Nam được quốc tế đánh giá cao Sáng nay (7/3), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có buổi tiếp đoàn Nghị sĩ thuộc Nghị viện các quốc gia cổ đông của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF). Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp đoàn Nghị sĩ thuộc Nghị viện các quốc gia cổ đông của Ngân hàng Thế giới và Quỹ...