Ngân hàng số thấy gần nhưng vẫn xa
Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam khiến NH số khó phát triển.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng internet và điện thoại di động (ĐTDĐ) phát triển khá mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt, an ninh mạng chưa an toàn và việc thiếu hụt các quy định pháp lý, đang là yếu tố kìm hãm sự phát triển của mảng thanh toán số theo tiến bộ công nghệ.
Hạ tầng số thuận lợi
Ngành NH được xác định là một trong những ngành có nhiều ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Trong bối cảnh kinh tế số phát triển, lĩnh vực NH số trở thành định hướng tập trung, nhằm tạo ra các dịch vụ mới và xây dựng lợi thế cạnh tranh của các NH.
Xu hướng này càng được củng cố hơn, khi đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu đưa tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán giảm về mức 10% vào cuối năm 2020. Tại thời điểm tháng 6-2019, tỷ lệ này là 11,5%.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam khiến NH số khó phát triển. Ảnh: VIẾT CHUNG
Hiện hạ tầng số (liên quan đến việc sử dụng internet và ĐTDĐ) của Việt Nam có mức độ phát triển khá cao, với số lượng người dùng internet và ĐTDĐ năm 2018 đạt lần lượt 55,2 triệu người và 45,8 triệu người (chiếm 57% và 45% dân số).
Trong đó, tỷ lệ thâm nhập của điện thoại thông minh (smartphone) tăng rất mạnh trong 5 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn đã đạt 84% vào năm 2017. Theo dự báo, mức độ thâm nhập của internet và ĐTDĐ sẽ còn tiếp tục mở rộng, Việt Nam sẽ đạt khoảng 60 triệu người sử dụng internet và 55,4 triệu người dùng ĐTDĐ vào năm 2022.
Từ những lý do trên, trong những năm gần đây, thanh toán điện tử được đẩy mạnh đã tạo nên làn sóng thúc đẩy phát triển mảng NH số tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo NHNN, tính đến cuối năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên NH đã xử lý 137.594 giao dịch, với giá trị 73 triệu tỷ đồng, gấp 13 lần GDP. Do vậy, mảng NH số tại Việt Nam có cả cơ hội và thách thức để phát triển mạnh trong thời gian tới.
Thói quen sử dụng tiền mặt
Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của dịch vụ NH nói chung tại Việt Nam còn thấp so với các thị trường mới nổi và cận biên. Tính đến cuối tháng 6-2018, cả nước mới có trên 72,7 triệu tài khoản NH của cá nhân (tăng 5% so với cuối năm 2017). Số người dân có tài khoản tại NH ở mức gần 43,2 triệu người, chiếm 45% dân số, tương đối khiêm tốn so với tỷ lệ tương ứng tại các nước mới nổi và cận biên khác.
Ngoài ra theo số liệu của NH Thế giới (WB), số lượng ATM và chi nhánh NH trên mỗi 100.000 người trưởng thành ở Việt Nam lần lượt ở mức 24,3 và 3,4. Con số này thấp hơn so với các quốc gia có điều kiện tương tự.
Nguyên nhân do đại đa số người Việt hiện vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hàng ngày. Kể từ khi bắt đầu đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào năm 2016, đến nay tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán vẫn đang cải thiện khá chậm.
Theo nghiên cứu của FT Confidential khảo sát về phương thức thanh toán khi mua hàng của người thành thị khu vực ASEAN, hơn 46% người Việt được hỏi chỉ sử dụng tiền mặt khi thanh toán. Đây là mức cao hơn hẳn so với các quốc gia như Philippines (34%) và các nước còn lại (ở mức 20% hoặc ít hơn). Từ đó cho thấy, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn phổ biến và khó có thể thay đổi trong “1 sớm 1 chiều”.
Kỳ vọng rút ngắn thời gian
Việt Nam có mức độ thâm nhập của NH truyền thống còn thấp, trong khi hạ tầng số đã phát triển khá mạnh. Vì thế, khi mức độ thâm nhập của các dịch vụ NH được đẩy mạnh, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển các giao dịch NH số trong trung hạn so với các quốc gia khác.
Ngoài khó khăn do thói quen sử dụng tiền mặt, vấn đề an toàn bảo mật thông tin tài chính trong môi trường số cũng gặp nhiều cản trở, khi năng lực an toàn thông tin trong nước còn hạn chế.
Theo số liệu của Ernst & Young Việt Nam, trong năm 2018 có 8.319 cuộc tấn công mạng liên quan đến ngành NH ở Việt Nam, 560.000 máy tính bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại có thể đánh cắp thông tin tài khoản NH. Việt Nam xếp hạng 7 toàn cầu trong mục tiêu tấn công của Trojan (chương trình độc hại được ngụy trang với vẻ ngoài lành tính) năm 2018.
Đặc biệt, việc thiếu hụt các quy định pháp lý cũng là thách thức không nhỏ, do mảng thanh toán số phát triển rất nhanh theo các tiến bộ công nghệ. Hiện các quy định pháp lý trong nước không theo kịp, khiến NH ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngoài khuôn khổ cho phép.
Thí dụ, đến nay nước ta vẫn chưa có khung pháp lý về chia sẻ, khai thác và lưu trữ dữ liệu. Sự chậm trễ này khiến các NH chưa thể ứng dụng điện toán đám mây (cloud), hay chuỗi khối (blockchain) rộng rãi vào các ứng dụng của mình.
Tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trong đó cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình này.
Đây cũng là phương thức được nhiều nước áp dụng thành công trước đây, kỳ vọng có thể giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu, ban hành các điều luật mới về NH số, nhằm theo kịp sự phát triển không ngừng của công nghệ.
Theo sài gòn đầu tư
Vì sao thanh toán không dùng tiền mặt vẫn khó?
Thủ tục mở tài khoản, đổi pin, sử dụng thẻ chưa tiện lợi với nhiều người dân. Mặt khác, vẫn còn rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật thông tin khi thanh toán theo hình thức này. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế.
Thanh toán điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi và còn tiềm ẩn một số rủi ro
Thách thức sự kiên nhẫn
Tại hội thảo "Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam" vừa diễn ra, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Mặc dù thanh toán điện tử đang được đẩy mạnh, thanh toán di động đã trở thành xu hướng rõ nét ở nhiều nước nhưng tiền mặt vẫn còn được sử dụng nhiều trong các giao dịch nhỏ, lẻ. Do đó, một xã hội không tiền mặt vẫn là đích đến lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước những rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng...".
Từ kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp thương mại điện tử, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee nhận định, lý do không chỉ đơn giản là thói quen của người tiêu dùng mà là sự trải nghiệm không dùng tiền mặt chưa thực sự thuận lợi bằng dùng tiền mặt.
Vị CEO này cho rằng, việc kích hoạt sử dụng cách thanh toán không dùng tiền mặt vẫn là bất tiện đối với người tiêu dùng trong khi số tiền thanh toán cho mỗi đơn hàng có trị giá không cao, thường chỉ vài trăm ngàn.
Mặt khác, quy trình xây dựng ví điện tử vẫn có nhiều rào cản. "Chẳng hạn, trên ứng dụng (app) của những đơn vị thanh toán ví điện tử, nếu tích hợp ví điện tử theo quy định thì phải trải qua 8 bước. Đây là điểm hạn chế và thách thức sự kiên nhẫn của khách hàng", ông Tuấn Anh nhận định.
Từ góc độ đơn vị cung cấp dịch vụ công, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, nhiều người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt thay vì sử dụng thẻ để thanh toán. Nhiều người còn chưa biết sử dụng máy ATM để đổi mã PIN hoặc đi rút tiền. Do đó, có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng vì quá ít người thanh toán bằng thẻ.
Trên thực tế, để thực hiện được việc thanh toán dùng thẻ, người bệnh vẫn phải xếp hàng làm thủ tục mở thẻ, vẫn phải mang tiền mặt đến nộp để có tiền trong tài khoản ở một hạn mức nhất định thì mới được khám chữa bệnh.
"Mặt khác, khi sử dụng thẻ khám chữa bệnh để khám chữa bệnh, ngân hàng cung cấp thẻ thu phí duy trì thẻ khoảng 10.000 - 50.000 đồng thông qua việc trừ lại số tiền còn trong thẻ. Số tiền không nhiều nhưng về mặt tâm lý, người bệnh không muốn bị thu khoản phí này", ông Sơn nói.
Cần đơn giản hóa thủ tục, nâng cấp công nghệ
Bàn về giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này sẽ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không tiền mặt và các văn bản liên quan khác để tạo hành lang pháp lý phù hợp. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng tiếp tục phát triển phương tiện thanh toán mới và các mô hình kết nối hiện đại.
Dưới góc độ cơ quan ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề nghị xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung và cho phép chia sẻ, kết nối để thanh toán dịch vụ công. Bên cạnh đó, tích hợp và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của các đơn vị cung ứng dịch vụ công để tương thích và kết nối với các giải pháp thanh toán điện tử.
Đồng tình với quan điểm cần đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, cần có giải pháp cụ thể từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại. Theo đó, các ngân hàng cần tích hợp các loại thẻ với các thẻ thanh toán mà người dân đang sử dụng phổ biến để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ và thẻ này có thể sử dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng.
"Ngoài ra, theo phản ánh của một số bệnh viện, phần mềm của ngân hàng thỉnh thoảng vẫn bị lỗi, dẫn đến mất kết nối dữ liệu. Việc thay đổi số pin thẻ khám chữa bệnh hơi phức tạp. Vì vậy, cần đầu tư công nghệ tốt hơn, hạn chế các lỗi kết nối, thủ tục thực hiện cần đơn giản, dễ áp dụng", ông Sơn nói.
Theo đấu thầu
Tội phạm mạng hướng vào tài chính, ngân hàng Các tổ chức tài chính, ngân hàng tại Việt Nam đang là đối tượng của tội phạm mạng tấn công trục lợi lấy dữ liệu, đòi tiền chuộc. "Con mồi" tổ chức tài chính, ngân hàng Cuối tuần qua, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Công an TP....