Ngân hàng san sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp vượt qua mùa COVID-19
Giữa lúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước bờ vực phá sản, những giải pháp hỗ trợ kịp thời đến từ các ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, cố gắng đứng vững trước dịch bệnh.
Sự nguy hiểm của chủng dịch bệnh COVID-19 đã khiến kinh tế thế giới lâm vào cảnh hỗn loạn, Việt Nam cũng khó có thể tránh khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh này. Tính đến hết tháng 4/2020, dịch COVID-19 đã gây nên những hệ lụy to lớn lên nhiều mặt kinh tế.
Đứng trước tình cảnh khó khăn này, nhà nước cũng đã có những hành động thiết thực gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành ngân hàng cũng đã có những hành động thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng ra tay trợ lực kinh tế cho các doanh nghiệp
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Ngân hàng nhà nước cũng sẽ sớm giảm lãi suất điều hành gồm các loại lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu… Qua đó sẽ giúp các ngân hàng có thanh khoản dồi dào, từ đó có thêm điều kiện nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Cùng với đó, ngày 16/3/2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản đồng loạt giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chính thức có hiệu lực từ ngày 17/3/2020.
Ngay sau khi nhận được chỉ thị, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tích cực hưởng ứng, triển khai bằng nhiều hành động cụ thể để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng vững trước dịch bệnh. Một trong số đó phải kể đến những chương trình ưu đãi, trợ lực của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
MB hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của dịch Covid-19
Video đang HOT
Nhận thấy được những ảnh hưởng từ dịch mà doanh nghiệp đang gặp phải, MB triển khai chương trình “You stay, we care” – Hỗ trợ chi phí giao nhận hồ sơ qua GrabExpress được triển khai tại khu vực Hà Nội và TP.HCM. Đây là chiến dịch nằm trong chuỗi chương trình SME CARE by MB, bao gồm nhiều ưu đãi dành cho các khách hàng SME ở các mảng tài chính, quảng cáo – truyền thông, kết nối quan hệ, hỗ trợ giáo dục đào tạo vô cùng tiện ích và hấp dẫn. Thông qua chương trình “You stay, we care”, MB hỗ trợ doanh nghiệp chi phí vận chuyển chứng từ, hồ sơ phục vụ hoạt động kinh doanh bằng hình thức tặng E-voucher sử dụng dịch vụ GrabExpress.
MB hỗ trợ chi phí giao nhận qua GrabExpress giúp doanh nghiệp vượt qua mùa dịch.
Với các E-Voucher có nhiều mệnh giá khác nhau, khách hàng có thể dễ dàng nhận được E-voucher qua website SME CARE by MB (https://smecare.com.vn). Khách hàng lưu ý sử dụng email đã đăng ký với các chi nhánh của MB để nhận code sử dụng dịch vụ GrabExpress vận chuyển/ gửi hồ sơ an toàn và nhanh chóng.
Với phương châm trở thành “ngân hàng thuận tiện nhất”, MB còn có các sản phẩm được coi là trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp như Biz MB – nền tảng số kết nối doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giao dịch đơn giản, bảo mật tốt đa tài khoản cho doanh nghiệp vô cùng tiện lợi.
Biz MB-Mobile App dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngay sau chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 16/3/2020, MB cũng đã tích cực hưởng ứng, triển khai nhiều chính sách ưu đãi cho vay ngắn hạn khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục hồi trong và sau dịch.
Theo ông Đinh Như Tuynh, Giám đốc Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Quân đội, “Hoạt động với chiến lược là Ngân hàng cộng đồng, MB luôn cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hàng năm, MB đều đưa ra các chương trình Kết nối doanh nghiệp – Ngân hàng thông qua các gói tín dụng ưu đãi, các chính sách về phí và nhiều sản phẩm dịch vụ chuyên biệt”.
Có thể nói, các chương trình ưu đãi, hỗ trợ cả về mặt tài chính lẫn phi tài chính của MB đã được triển khai kịp thời và hiệu quả, trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước tình hình kinh doanh khó khăn do tác động của đại dịch Covid tại Việt Nam. Sự hỗ trợ này có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự chung tay của MB với khách hàng, với cộng đồng xã hội, đúng như phương châm của MB trên hành trình trở thành “ngân hàng thuận tiện nhất”.
VietinBank kịp thời trợ lực cho doanh nghiệp vượt dịch COVID-19
Tính đến 15/4, VietinBank đã thực hiện giảm lãi suất với 1.591 khách hàng với tổng dư nợ được xem xét giảm lãi suất là 41.364 tỷ đồng.
Giao dịch tại VietinBank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Theo báo cáo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), hiện ngân hàng này đã giải ngân cho 4.668 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 với doanh số giải ngân mới là 94.334 tỷ đồng; cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 727 khách hàng với dư nợ khách hàng là 32.905 tỷ đồng.
Đây là những kết quả tích cực mà VietinBank đã đạt được trong quá trình triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong đại dịch COVID-19.
Hiệu quả thiết thực
Ngày 22/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến "Tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19." Đại diện VietinBank, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Đức Thọ tham dự và báo cáo về kết quả VietinBank hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, vừa qua, trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến rất phức tạp, ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc tham mưu, ban hành, triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để tiếp tục hỗ trợ quá trình phục hồi của nền kinh tế.
Hội nghị trực tuyến trên toàn quốc lần này nhằm đánh giá sơ bộ hơn 1 tháng triển khai Thông tư 01/2020/TT-Ngân hàng Nhà nước, Chỉ thị 02/CT-Ngân hàng Nhà nước và biểu dương các tổ chức tín dụng tích cực, chủ động thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ khách hàng. Toàn ngành ngân hàng chung tay, đồng lòng, quyết liệt vào cuộc triển khai các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong phòng, chống dịch COVID-19, các tổ chức tín dụng cần thường xuyên kịp thời có đánh giá cụ thể về kết quả, khó khăn vướng mắc trên thực tế để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp và người dân.
Với vai trò ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, VietinBank đã nghiêm túc triển khai kịp thời, thực chất các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đến toàn hệ thống. Trên cơ sở nắm bắt tình hình thị trường và các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ban lãnh đạo VietinBank thường xuyên họp trực tuyến với các chi nhánh, chủ động rà soát danh mục khách hàng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đồng hành, chia sẻ với những khách hàng vay vốn gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Ngay sau khi Thông tư 01 được ban hành, ngày 19/3 VietinBank đã ra quy định số 345/2020/QĐ-TGĐ-NHCT9 cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01. Tính đến thời điểm hết ngày 15/4, VietinBank đã giải ngân cho 4.668 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 với doanh số giải ngân mới là 94.334 tỷ đồng. Cùng với đó, VietinBank đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 727 khách hàng với dư nợ khách hàng là 32.905 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục xem xét thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 3.181 khách hàng với tổng dư nợ khách hàng là 65.840 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VietinBank cũng đồng thời triển khai nhiều ưu đãi lãi suất, phí cho khách hàng. Về lãi suất, từ 1/4, VietinBank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường có quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước đây. Trong đó, VietinBank đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu (điện, nước, thiết bị y tế, thuốc, bệnh viện, cửa hàng tiện lợi...).
Ngoài ra, VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng không giới hạn quy mô như: Đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp, ưu đãi lãi suất cho vay cố định, vay ưu đãi lãi tri ân dành cho khách hàng bán lẻ... với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,2-3%/năm so với thông thường. Tính đến 15/4, VietinBank đã thực hiện giảm lãi suất với 1.591 khách hàng với tổng dư nợ được xem xét giảm lãi suất là 41.364 tỷ đồng.
Về miễn giảm phí, VietinBank đã giảm bình quân khoảng 20% đến 50% phí dịch vụ các loại, cá biệt có một số loại phí có thể được giảm tới 100% so với trước đây để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đến nay đã có 2.543 khách hàng doanh nghiệp tham gia chương trình ưu đãi miễn, giảm phí với tổng số phí miễn, giảm là trên 500 triệu đồng.
Không chỉ triển khai nhiều ưu đãi về lãi suất, phí, VietinBank cũng đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để giúp khách hàng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch khi tập trung giao dịch tại quầy và sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt. Cụ thể, VietinBank cung cấp đa kênh giao tiếp để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với VietinBank tại các kênh Internet Banking, eFAST, Fax, email, We-transfer...
Tích cực hỗ trợ nền kinh tế sau dịch bệnh
Thời gian qua, toàn ngành ngân hàng đã và đang rất quyết liệt triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, khách hàng vay vốn và bước đầu đã đạt những kết quả tích cực.
Tại hội nghị, Thống đốc cũng nhấn mạnh việc các tổ chức tín dụng chia sẻ tối đa khó khăn với khách hàng vay vốn, với nền kinh tế trong giai đoạn này cũng như sau khi dịch kết thúc... Phải xem xét chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư cho những dự án án khả thi. Việc xem xét cho vay mới hỗ trợ phục hồi sau dịch là yếu tố then chốt giúp nền kinh tế tăng trưởng trong năm nay. Các tổ chức tín dụng cần tập trung chỉ đạo đơn giản hoá quy trình thủ tục nội bộ nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng là để đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, duy trì tính lành mạnh của hoạt động ngân hàng nhiều năm tới đây.
Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ khẳng định: Tất cả nhu cầu vốn chính đáng của doanh nghiệp và người dân, VietinBank sẵn sàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
"Tuy nhiên, để phục hồi nền kinh tế bền vững, phát triển lâu dài thì việc cấp tín dụng phải đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện nhất định để Ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp những phương án, dự án khả thi, trên cơ sở đó đảm bảo sự phục hồi và phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững cho doanh nghiệp, cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế," ông Lê Đức Thọ làm rõ thêm.
Trong thời gian tới, với sự tập trung quyết liệt và trách nhiệm của toàn ngành ngân hàng, VietinBank cũng truyền thông mạnh mẽ, công khai, minh bạch và rõ ràng về những chính sách tín dụng, thủ tục cần đáp ứng. Ngoài ra, VietinBank tiếp tục cải cách hành chính, đi vào thực chất, rút ngắn thời gian tác nghiệp và phục vụ để nguồn vốn nhanh chóng đến được với người dân và nền kinh tế./.
Hồng Hạnh
Nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp Nhiều ngân hàng thương mại cam kết giảm mạnh lãi suất cho vay với người dân, doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực thuộc nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau buổi họp lắng nghe ý kiến các ngân hàng thương mại (NHTM) và yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục nỗ lực giảm thêm...