Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu bắt buộc tùy tình hình thực tế
Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước quyết định phát hành tín phiếu theo phương thức bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phương thức bắt buộc.
Việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức đấu thầu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về đấu thầu qua nghiệp vụ thị trường mở.
Hoặc, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước quyết định phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng theo đó, phải thực hiện mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc.
Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng được mua, bán, cầm cố tín phiếu Ngân hàng Nhà nước với nhau, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước từ tổ chức tín dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tổ chức tín dụng.
Cũng theo Thông tư, trường hợp tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ thị trường mở.
Đối với tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc, đến cuối ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện tự động trích tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước cho đến khi thu hồi đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng biết.
Trường hợp tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước không đủ thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu, tổ chức tín dụng phải chịu phạt chậm thanh toán đối với số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu theo mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Trong 05 ngày làm việc liền kề tiếp theo kể từ ngày thanh toán, hằng ngày Ngân hàng Nhà nước tự động trích nợ tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước cho đến khi thu hồi đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu và số tiền phạt chậm thanh toán chưa được thanh toán; thu số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu trước, thu số tiền phạt chậm thanh toán sau.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09/12/2019.
Trước đó, hồi tháng 3/2008, trước diễn biến lạm phát tăng cao, lượng tiền cung ứng lớn sau khi mua ròng ngoại tệ năm 2007, Ngân hàng Nhà nước từng thực hiện phát hành tín phiếu bắt buộc quy mô 20.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên những năm gần đây, tín phiếu trở thành công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng thường xuyên trong điều tiết nguồn vốn ngắn hạn của hệ thống.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Mỗi ngày có 3.000 tỷ đồng ngấm qua hệ thống ngân hàng
Lượng tiền đang ngấm qua hệ thống ngân hàng ra thị trường ghi nhận từng bước từ cuối tuần qua đến giữa tuần này.
Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, chi phí vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng có điều kiện để giảm bớt.
Cập nhật kết quả đấu thầu trên thị trường mở (OMO), từ cuối tuần qua đến giữa tuần này đã có 4 phiên liên tiếp Ngân hàng Nhà nước hạ quy mô lượng tín phiếu chào thầu để hút tiền về.
Trước đó, nhà điều hành liên tục duy trì quy mô chào thầu 18.000 tỷ đồng tín phiếu/phiên, để trung hòa lượng tiền lớn đưa ra mua ngoại tệ trước đó.
Tuy nhiên, như trên, thị trường đã ghi nhận 4 phiên liên tiếp quy mô chào thầu đã giảm xuống 15.000 tỷ đồng/phiên, giữ nguyên kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi 2,25%/năm. Khớp với lượng phát hành quy mô 18.000 tỷ đồng/phiên trước đó đáo hạn, lượng bơm ròng qua mỗi phiên theo đó ở mức 3.000 tỷ đồng.
Với thay đổi trong cân đối lượng này, trong 4 phiên vừa qua (tính đến ngày 23/10), có đều đặn 3.000 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước bơm ra mỗi phiên. Số dư tín phiếu lưu hành theo đó cũng giảm tương ứng từ 90.000 tỷ đồng trong tuần trước xuống còn 78.000 tỷ đồng.
Trong cân đối những năm gần đây và cho đến hiện nay, mỗi đợt Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn ngoại tệ thì đồng thời phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về, trung hòa bớt tác động của lượng tiền cung ứng đó. Lượng tiền này từng bước và có quá trình ngấm dần ra thị trường.
Cá biệt, có thời điểm trước lượng ngoại tệ lớn thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua kỳ hạn để giãn lượng cung VND ra thay vì dồn lại tức thời.
Như Ngân hàng Nhà nước cập nhật gần đây, cũng như thể hiện rõ trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản hệ thống hiện dồi dào và có biểu hiện dư thừa tạm thời.
Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn trong xu hướng giảm mạnh từ đầu tháng 10 đến nay. Đến phiên 23/10, lãi suất VND vẫn tiếp tục giảm ở tất cả các kỳ hạn trên thị trường này: qua đêm chỉ còn 1,75%, 1 tuần 1,93%, 2 tuần 2,15% và 1 tháng 2,48%/năm.
Những mức lãi suất VND nói trên tiếp tục thấp hơn lãi suất USD trên cùng thị trường và ở các kỳ hạn qua đêm, 1 và 2 tuần (lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD phiên 23/10 qua đêm 1,97%, 1 tuần 2,1%, 2 tuần 2,21%/năm).
LAM GIANG
Theo bizlive.vn
MobiFone "tham chiến" thị trường dịch vụ trung gian thanh toán Nguồn tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Ủy ban này vừa có quyết định số 408/QĐ-UBQLV về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Theo đó, MobiFone sẽ tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (mã ngành theo quy định tại Luật Ngân hàng...