Ngân hàng Nhà nước muốn mở rộng đối tượng cơ cấu nợ, miễn giảm lãi
Ngân hàng Nhà nước dự thảo sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, trong đó đáng chú ý mở rộng với cả các khoản nợ giải ngân sau ngày 23/01/2020.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa đưa ra lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.
Trong đó, đáng chú ý là quy định cho phép TCTD được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 25/4/2020.
Trước đó, theo quy định tại Thông tư 01, TCTD được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với các số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01. Quy định trên được hiểu rằng Thông tư 01 không áp dụng đối với số dư nợ giải ngân sau ngày 23/01/2020.
Các khoản vay của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giải ngân sau 23/1/2020 sẽ vẫn được ngân hàng miễn giảm lãi vay
NHNN cho biết, tại thời điểm xây dựng Thông tư 01, NHNN xác định rằng, sau ngày 23/01/2020, các TCTD đã nắm bắt được cơ bản thực trạng dịch Covid-19 tại Việt Nam, vì vậy, đối với các khoản giải ngân sau ngày 23/01/2020, TCTD phải chủ động thảo luận, thống nhất với khách hàng về lịch trả nợ phù hợp với năng lực trả nợ và mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của khách hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế, dịch Covid-19 diễn biến rất nhanh, phức tạp, mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế trong nước, gây ra khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Do không lường trước được các tác động của dịch đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nên đối với các khoản giải ngân sau ngày 23/01/2020, việc xác định lịch trả nợ cho khách hàng của TCTD chưa phù hợp với mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của khách hàng.
Vì vậy, theo phản ánh của nhiều TCTD và một số doanh nghiệp thì phần lớn các khoản giải ngân sau ngày 23/01/2020, đặc biệt là các khoản cho vay ngắn hạn, khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ theo kỳ hạn, thời hạn tại hợp đồng, thỏa thuận cho vay” – NHNN cho biết.
Từ các lý do nêu trên, NHNN cho rằng việc hỗ trợ các khoản vay giải ngân từ ngày 23/01/2020 có lịch trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020 và chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là cần thiết.
Tuy nhiên, để tránh việc lợi dụng chính sách gây hậu quả nợ xấu cho hệ thống các TCTD, NHNN cho rằng cần giới hạn phạm vi các khoản giải ngân này, theo đó các TCTD sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với các khoản giải ngân từ ngày 23/01/2020 đến ngày 24/4/2020.
Ngoài ra, NHNN cũng dự kiến sửa đổi Thông tư 01 theo hướng cho phép các TCTD được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Đồng thời, cho phép TCTD không tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 01 khi thực hiện phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả được nợ theo thời hạn cơ cấu lại.
Lý do, theo Thông tư 01, việc phân loại đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả nợ đúng hạn theo thời hạn cơ cấu lại sẽ được phân loại vào nhóm 4 hoặc nhóm 5 (nợ xấu) dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD có thể tăng cao đột biến trong một vài năm tới, chi phí dự phòng tăng, ảnh hưởng đến chênh lệch thu chi của các TCTD.
Vì vậy, để giảm áp lực nợ xấu, trích lập dự phòng cho các TCTD, NHNN dự kiến bổ sung nguyên tắc phân loại nợ nêu trên đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả nợ đúng hạn theo thời hạn cơ cấu lại.
Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp: Tiếp tục tháo "điểm nghẽn" trong tiếp cận vay vốn
Đông hanh cung vơi doanh nghiêp trong viêc giup tiêp cân nguôn vôn ngân hang đươc chinh xac, hiêu qua, môt loat cac hôi nghi kêt nôi ngân hang- doanh nghiêp đa đươc Ngân hang Nha nươc (NHNN) triên khai tai 14 tinh thanh phô co dư nơ lơn, tiêu biêu cho 6 cung kinh tê cua ca nươc, trong đo co Thai Nguyên va Yên Bai.
Thai Nguyên- Doanh nghiêp đươc hô trơ tôt trong miên, giam lai, cơ câu nơ
Thông tin tai Hội nghị Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, được tổ chức ngày 27/5/2020, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biêt, đê hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NHNN đa thưc hiên điều hành chính sách tiền tệ chủ động, hiệu quả, góp phần ổn định vĩ mô; Điều hành tín dụng tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, cho các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là các lĩnh vực thiết yếu, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng bởi dịch; Kịp thời ban hành Thông tư 01 và Chỉ thị 02 tạo cơ sở pháp lý để các TCTD triển khai ngay các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn chưa trả được nợ đến hạn, cho vay mới để khách hàng tiếp tục ổn định sản xuất; Chủ động đề xuất với Chính phủ về việc NHNN tái cấp vốn lãi suất 0% để NHCSXH cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì hôi nghi kêt nôi ngân hang- doanh nghiêp tinh Thai Nguyên
Trên đia ban tinh Thai Nguyên, tính lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 20/5/2020, các đơn vị đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cu thê: Miễn giảm lãi vay vơi tông dư nợ được miễn giảm là 1.663.302 triệu đồng cho 1.610 khách hàng, số lãi được miễn giảm là 1.320 triệu đồng; Cơ cấu thời hạn trả nợ và tạm thời giữ nguyên nhóm nợ: Tổng dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 3.323.370 triệu đồng cho 494 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Bên canh đo, cho vay mới với lãi suất ưu đãi là 11.535.569 triệu đồng cho 4.720 khách hàng. NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các TCTD giảm 0,55-0,8%/năm trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
Cac doanh nghiêp, ngân hang ban giai phap cung nhau thao go kho khăn trong tiêp cân vôn vay
Dư nợ cho vay trên đia ban đến 20/5/2020 đạt 57.860 tỷ đồng, tăng 1,24% so với 31/12/2019. Nợ xấu là 495 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,86%/tổng dư nợ. Tính chung giai đoạn 2015-2019, dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 14,51%/năm. Nợ xấu thường xuyên duy trì ở mức dưới 1%/tổng dư nợ.
Ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bay to, chúng tôi đánh giá rất cao sự hỗ trợ của ngành ngân hang đối với các doanh nghiêp (DN) chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đều được triển khai một cách đúng đắn, quyết liệt, kịp thời. Những đề nghị của các DN đều được lắng nghe, được tiếp cận và giải đáp, giải quyết chính xác, kịp thời, đúng pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên chia se, các ngân hang như Vietcombank, BIDV đã chủ động giảm lãi suất, giãn thời gian cho vay,... DN của tôi đã hưởng lợi từ điều này vài trăm triệu. Tuy nhiên các DN nhỏ và vừa, đặc biệt là DN siêu nhỏ thì khó tiếp cận gói này. Vì các báo cáo tài chính cùng hạn mức vốn của những DN này còn hạn chế. "Đê nghi NHNN có thể đưa ra các hình thức bảo lãnh tín dụng cho các DN có khả năng vốn chủ sỡ hữu ít trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải,... ngân hang có thể đánh giá theo hình thức bảo lãnh để các DN này có thể tiếp cận. Phía các DN cần có những báo cáo tai chinh công khai, minh bạch, nêu rõ khó khăn của mình cho ngân hang biết"- ông Thơi đê xuât.
Yên Bai- Ngân hang thao gơ kho khăn cho hơn 8.300 khach hang
Trên đia ban tinh Yên Bai, hoạt động ngân hang chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh khi nhu cầu vay vốn của các DN, hộ gia đình giảm thấp do hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu hết phải tạm dừng để tập trung phòng, chống dịch; các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất, nhập khẩu, nông nghiệp, thiết bị điện tử, dệt may,...đều bị ảnh hưởng nặng nề nên nhu cầu vay vốn mới giảm. Ngân hang chủ yếu tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng, tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Điêu nay co nghia nguy cơ nợ xấu tăng, khi các DN, cá nhân vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn, không có nguồn trả nợ ngân hang đúng hạn.
Hội nghị Kết nối NH-DN tỉnh Yên Bái được tổ chức ngày 28/5/2020 nhằm tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn
Theo đo, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến 30/4/2020 tai tinh Yên Bai là 3.452 tỷ đồng, chiếm 14,87% trên tổng dư nợ. Đến hết ngày 30/4/2020, các chi nhánh ngân hang đã tháo gỡ khó khăn cho 8.349 khách hàng, cụ thể: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 3.127 khách hàng với dư nợ 2.738 tỷ đồng, trong đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 852 khách hàng với dư nợ 190 tỷ đồng (827 khách hàng là cá nhân, dư nợ 77 tỷ đồng; 25 khách hàng là DN và Hợp tác xã, dư nợ 113 tỷ đồng); Miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.275 khách hàng với dư nợ là 2.548 tỷ đồng (2.154 khách hàng là cá nhân, dư nợ 1.054 tỷ đồng; 121 khách hàng là DN, dư nợ 1.494 tỷ đồng).
Cho vay mới với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến 30/4/2020 là 1.038 tỷ đồng cho 5.224 khách hàng (5.042 khách hàng ca nhân, doanh số cho vay mới 411 tỷ đồng; 182 khách hàng là DN và Hợp tác xã vơi doanh số cho vay mới là 628 tỷ đồng).
Theo đai diên NHNN tinh Yên Bai, trong quá trình rà soát, đánh giá khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cac ngân hang thương mai gặp khó khăn khi thu thập hồ sơ tài liệu khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ, siêu nhỏ do đối tượng này không có hệ thống sổ sách kế toán hoặc có ghi chép không đầy đủ dẫn đến khó xác định mức độ ảnh hưởng, mức độ thiệt hại cụ thể. Điều đó gây khó quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp.
Ông Phạm Quốc Tuấn - Đại diện Công ty Cổ phần Quốc tế khoáng sản Việt Nam cho hay, ngay sau khi Thông tư 01 ra đời, Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái - NH tài trợ vốn cho công ty đã cử cán bộ trực tiếp xuống Công ty để nắm bắt tình hình thực tế, tiếp nhận ý kiến đề xuất hỗ trợ của Công ty va hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ cần thiết để ngân hang thực hiện việc miễn, giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ và áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khoản giải ngân mới: Giảm lãi 0,5%/năm đối với toàn bộ dư nợ của khoản cấp tín dụng trung hạn đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bột đá CaCO3; Giảm lãi 1,5%/năm giải ngân mới kể từ ngày 01/04/2020.
Tai Hội nghị Kết nối NHDN tỉnh Yên Bái được tổ chức ngày 28/5/2020 nhằm tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn, Phó Thống đốc NHNN- ông Đoàn Thái Sơn đa yêu câu cac tô chưc tin dung quyết liệt và chủ động triển khai có kết quả, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hang, chủ động đánh giá, phân loại khó khăn của DN theo từng mức độ ảnh hưởng của dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp với mức độ thiệt hại. Đăc biêt, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận tín dụng, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, các TCTD không nới lỏng, hạ thấp điều kiện, chuẩn tín dụng để che dấu nợ xấu, tránh ảnh hưởng đến an toàn hệ thống và tổn hại cho nền kinh tế.
Agribank tích cực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Trong những tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) đã ban hành nhiều cơ chế chính sách quan trọng liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Khách hàng giao dịch tại Agribank. Cụ thể, Agribank đã ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn...