Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện rất nhất quán và kiên định chỉ đạo của Chính phủ và của Quốc hội, kiểm soát rất chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Trả lời chất vấn của nhiều đại biểu tại phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng nhà nước đã kiểm soát rất chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, dư nợ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản cho đến cuối tháng 8-2018 tăng 5,2% so với cuối năm 2017. Tốc độ này thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành và tín dụng cho kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 7,4%. Cùng kỳ năm 2017, tăng 9,79% và chiếm tỷ trọng khoảng 6,7%.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông tăng khoảng 6,5% so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng 1,6% trên tổng tín dụng. Cùng kỳ 2017 tăng khoảng 9% và chiếm tỷ lệ 1,57%. Dư nợ tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán tăng 1,7% so với năm 2017 và chỉ chiếm tỷ trọng 0,36%.
“Như vậy, Ngân hàng nhà nước cũng đã thực hiện rất nhất quán và kiên định chỉ đạo của Chính phủ và của Quốc hội, kiểm soát rất chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro”, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định.
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 10 thông tư để chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa Vũng Tàu) về triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Thống đốc Lê Minh Hưng cho hay, về cơ sở pháp lý để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 10 thông tư để chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng như là đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Video đang HOT
Đặc biệt, gần đây ngân hàng nhà nước đã ban hành bộ tiêu chuẩn về thẻ trích nội địa cho thẻ ATM cũng như ban hành tiêu chuẩn về cơ sở đặc tả kỹ thuật của QR code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt được tập trung, chú trọng đầu tư và nâng cao. Đến cuối tháng 8 năm 2018, số lượng máy POS đã tăng 23,6% so với cuối năm 2016.
Các giao dịch thực hiện qua các phương thức thanh toán mới tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2018 thanh toán qua Internet tăng khoảng 48% về số lượng và 27,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động tăng khoảng gần 40% và 147% tương ứng về số lượng và giá trị. Giao dịch trên POS cũng tăng rất mạnh.
Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công đã không ngừng được thúc đẩy và mở rộng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công. Tính đến cuối tháng 8 năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng đã kết nối với hệ thống nộp thuế với kho bạc tại 63 kho bạc cấp tỉnh thành phố và với hệ thống nộp thuế tại 63 tỉnh thành phố.
Về xử lý nợ xấu, việc triển khai trong thời gian vừa qua là rất quyết liệt và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Trong vòng hơn một năm các tổ chức tín dụng đã xử lý số nợ xấu, theo báo cáo Quốc hội khoảng 140.000 tỷ. Riêng công ty VAMC đã xử lý được khoảng 95.000 tỷ số đã mua.
“Số liệu nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khi báo cáo Quốc hội cuối năm 2016 là 10,08%. Đến cuối năm 2017, số liệu tổng thể các khoản nợ xấu khoảng 7,7%. Đến tháng 6 năm 2018 đã đưa số liệu nợ xấu, tổng thể các khoản nợ xấu khoảng 6,7%. Nợ xấu nội bảng là 2,09%. Chúng tôi cho rằng kết quả là rất tích cực”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Theo Báo Mới
Quyền lợi người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phá sản
Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người được BHTG vừa có khoản tiền gửi vừa có khoản nợ tại tổ chức đó được trả tiền bảo hiểm như thế nào?
Khách hàng gửi tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân Mộc Hóa
1. Hỏi: Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người được BHTG vừa có khoản tiền gửi vừa có khoản nợ tại tổ chức đó được trả tiền bảo hiểm như thế nào?
Khoản 3 Điều 25 Luật BHTG quy định: "Trường hợp người được BHTG có khoản nợ tại tổ chức tham gia BHTG thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó".
Như vậy, số tiền bảo hiểm được chi trả đối với mỗi cá nhân được BHTG được xác định như sau:
(1) Trường hợp người được BHTG có tổng các khoản nợ tại tổ chức tham gia BHTG nhỏ hơn tổng số tiền gửi của họ tại đó thì số tiền bảo hiểm được chi trả là số tiền còn lại sau khi đối trừ tổng các khoản nợ (gốc và lãi) đến thời điểm chi trả nhưng tối đa không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.
(2) Trường hợp người được BHTG có tổng các khoản nợ (gốc và lãi) tại tổ chức tham gia BHTG lớn hơn số tiền gửi thì BHTGVN không có nghĩa vụ chi trả cho trường hợp này.
2. Hỏi: Khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả hoặc phá sản, số tiền bảo hiểm được trả cho khoản tiền gửi tiết kiệm của người thụ hưởng chưa thành niên và người gửi tiền là cha/mẹ/người giám hộ được xác định như thế nào?
- Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết".
Điều 55, Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự và quản lý tài sản của người được giám hộ.
Như vậy, người chưa thành niên là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự độc lập và bình đẳng. Người giám hộ là cha/mẹ đại diện cho người chưa thành niên trong các giao dịch dân sự và quản lý tài sản của người đó. Số tiền bảo hiểm được trả cho cá nhân người chưa thành niên (người thụ hưởng) được xác định độc lập theo quy định của pháp luật về BHTG, tối đa không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện hành và không liên quan đến việc xác định số tiền bảo hiểm trả cho cha/mẹ/người giám hộ của cá nhân đó.
Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tới quỹ tín dụng nhân dân
Vừa qua, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tại TP HCM tổ chức tuyên truyền chính sách BHTG tới hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đây là dịp để BHTGVN chia sẻ thông tin chính sách BHTG và hoạt động đến các QTDND trên địa bàn tỉnh với mong muốn đồng hành với các tổ chức tham gia BHTG trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, vì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
BHTGVN đã giới thiệu về hoạt động và đánh giá việc triển khai các văn bản, quy định, hướng dẫn liên quan, đặc biệt là Quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Các đại biểu tham dự sự kiện đã thảo luận một số nội dung về hạn mức trả tiền bảo hiểm, phí BHTG, quy định về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt theo Thông tư 01/2018/TT-NHNN của NHNN ngày 26/01/2018 và Quyết định 593/QĐ-BHTG của BHTGVN ngày 07/09/2018.
Đại diện lãnh đạo BHTGVN khẳng định, thông qua các sự kiện tuyên truyền, BHTGVN đã lắng nghe những nguyện vọng, ý kiến từ cơ sở, từ đó tổng hợp, đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ có những điều chỉnh kịp thời nhằm triển khai có hiệu quả chính sách BHTG, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động BHTG tại Việt Nam.
Theo Báo Mới
Thống đốc Lê Minh Hưng: 'Áp trần lãi suất là có cơ sở thực tiễn' Về việc áp dụng trần lãi suất, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng biện pháp này là có cơ sở thực tiễn. Ông nói cấu trúc thị trường tài chính và các cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa được hoàn thiện nên hệ thống ngân hàng vẫn là một kênh cung ứng vốn chủ lực. "Do đó, các biện pháp...