Ngân hàng Nhà nước được giao nghiên cứu, thí điểm tiền điện tử
Ngân hàng Nhà nước được giao nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền điện tử trong giai đoạn 2021-2023.
Tại Quyết định 942/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối ( blockchain). Theo quyết định này, thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.
Đây là một trong số các giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Việt Nam chưa có cơ chế quản lý các loại tiền ảo, tiền mã hóa, tài sản ảo.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Tài chính đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Trong quyết định, Chính phủ định hướng cần nghiên cứu, làm chủ các công nghệ lõi, trong đó có các nền tảng mở, mã nguồn mở phục vụ chính phủ số. Ngoài ra, quyết định cũng nêu rõ vấn đề ưu tiên đẩy mạnh phong trò nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế như trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn hay VR/AR.
Văn bản cũng cho biết chính phủ ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp, công nghệ được thiết kế, sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong các hệ thống Chính phủ số.
Đây là lần đầu Chính phủ đưa ra nội hàm khái niệm Chính phủ số. Theo đó, chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.
Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
Trước đó, Thủ tướng đã có Quyết định 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Trung Quốc muốn dẫn đầu thế giới về công nghệ blockchain vào năm 2025
Mặc dù không ngừng đàn áp các loại tiền điện tử như Bitcoin, Trung Quốc vẫn muốn trở thành nước dẫn đầu về công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong các ứng dụng khác như sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc đang nỗ lực gấp đôi để phát triển công nghệ blockchain, với hy vọng sẽ dẫn đầu thế giới vào năm 2025
Một tài liệu mới được công bố hôm 7.6 của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) và Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho thấy chính phủ nước này đang có kế hoạch thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp, ưu đãi thuế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ công nghiệp blockchain, ngành mà họ muốn dẫn đầu thế giới vào năm 2025. Tài liệu cũng đề cập đến các kế hoạch tăng cường hợp tác toàn cầu trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI), theo South China Morning Post .
"Hướng dẫn mới xác nhận cam kết lâu dài của các nhà hoạch định chính sách đối với blockchain như một công nghệ chiến lược quan trọng", Matthew Graham, Giám đốc điều hành của Sino Global Capital, nói.
Tài liệu nhấn mạnh sự cần thiết của việc nuôi dưỡng nhân tài quốc gia có thể cạnh tranh trên toàn cầu, cũng như tầm quan trọng của blockchain đối với nền kinh tế thực, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chia sẻ dữ liệu, và các dịch vụ công như tài liệu nhận dạng, đăng ký tài sản, giáo dục, quản lý dữ liệu chăm sóc sức khỏe.
Trung Quốc đã hỗ trợ sự phát triển của blockchain ở một số lĩnh vực nhất định trong một thời gian, nhưng ngành công nghiệp này lại đạt được rất ít tiến bộ. Hiện trên toàn cầu, ngành công nghiệp blockchain đang phải đối mặt với nút thắt thương mại hóa, vì một số ứng dụng như truy suất nguồn gốc và bằng chứng về sở hữu bản quyền "không mang lại lợi nhuận như mong đợi", Gao Chengshi, chuyên gia mật mã và đối tác sáng lập của nhà phát triển blockchain Shanghai Hashvalue Information Technology, cho biết.
Trong thời gian tới, ngành công nghiệp blockchain ở Trung Quốc được cho là sẽ phát triển nhanh hơn so với bất kỳ nơi nào khác. Hãng nghiên cứu thị trường IDC ước tính, ngành công nghiệp blockchain ở Trung Quốc đang có mức tăng trưởng 54,6% hằng năm, với mục tiêu đạt 2,5 tỉ USD vào năm 2025, cao hơn mức bình quân toàn cầu là 48%.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thành công sẽ đến bất ngờ chỉ sau một đêm. Ông Graham cho biết "hướng dẫn sẽ đi từ các nhà hoạch định chính sách hàng đầu cấp quốc gia, sau đó giao cho chính quyền thành phố thực hiện". Theo tiết lộ của ông Gao, "Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn cho blockchain. Ví dụ, ngân hàng trung ương năm ngoái đã ban hành quy định về bảo mật sổ cái phân tán và các chính quyền địa phương đang làm việc trên một số tiêu chuẩn blockchain cấp độ khu vực".
Blockchain thường được biết đến nhiều nhất với vai trò là công nghệ đằng sau Bitcoin. Mặc dù có mối quan hệ phức tạp với tiền điện tử, nhưng bản chất của blockchain đã khiến nó trở nên lý tưởng để Trung Quốc áp dụng cho các trường hợp sử dụng khác, như truy tìm tài liệu và theo dõi quyền sở hữu hàng hóa kỹ thuật số.
Câu hỏi tuyển dụng ưa thích của Elon Musk Các nghiên cứu chứng minh một câu hỏi khi tuyển dụng của Elon Musk có hiệu quả trong phát hiện những ứng viên đang nói dối về thành tích. Bất kỳ CEO nào cũng thừa nhận nhân viên dưới quyền có thể làm nên thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Tỷ phú Elon Musk tiết lộ ông không theo đuổi trình...