Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung cơ chế quản lý thanh toán xuyên biên giới
Tại dự thảo tờ trình Chính phủ về sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã đề cập tới việc bổ sung cơ chế để quản lý các giao dịch thanh toán quốc tế đối với mô hình dịch vụ thanh toán mới cung cấp xuyên biên giới.
Theo Dự thảo này, quy định pháp lý hiện hành, thanh toán quốc tế phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối hoặc các thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam có tham gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, phát sinh nhu cầu đẩy mạnh hợp tác các mô hình dịch vụ thanh toán mới cung cấp xuyên biên giới giữa tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hỗ trợ kết nối cho ngân hàng với các tổ chức thanh toán quốc tế, đòi hỏi pháp lý cần hoàn thiện và bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước.
Cũng theo Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước, việc quy định một số nguyên tắc trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề bao gồm, đầu tiên là việc quy định rõ các mô hình kết nối giữa các chủ thể tham gia vào thanh toán quốc tế như: các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối kết nối với ngân hàng nước ngoài, tổ chức thanh toán quốc tế (tổ chức thẻ quốc tế, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian quốc tế, tổ chức chuyển tiền quốc tế,…).
Vấn đề thứ 2, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) nội địa trên cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử hỗ trợ các ngân hàng được cung ứng ngoại hối kết nối với các tổ chức trung gian thanh toán quốc tế thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Việc bổ sung rõ ràng các quy định về thanh toán quốc tế giúp cho các chủ thể trong và ngoài nước tuân thủ các quy định, ràng buộc của pháp luật hiện hành.
Vấn đề cuối cùng là việc quy định một số nguyên tắc khi thực hiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam giúp cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, có thể thu thập thông tin để kiểm soát doanh thu, lợi nhuận để quản lý thuế.
Ngoài ra, an ninh thanh toán, an ninh thông tin cũng là các vấn đề lớn cần phải được xem xét để bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật do hiện nay các khâu xử lý chính do nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào Việt Nam, dữ liệu người dùng, giao dịch được xử lý, lưu trữ bởi chính các tổ chức nước ngoài.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện cơ chế quản lý mô hình thanh toán xuyên biên giới.
Do đó, cần thiết phải có quy định để quản lý các hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo tìm hiểu của ICTnews, trên thực tế, dù Google và Apple chưa đăng ký mở văn phòng đại diện hay thành lập doanh nghiệp để hoạt động tại Việt Nam, nhưng hiện nay trên hai cổng thanh toán Google Play và App Store đã cho phép người sử dụng dịch vụ nội dung số Việt Nam thanh toán trực tiếp trên hai ứng dụng này. Cụ thể, App Store cho phép người dùng Việt Nam thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Còn Google Play thì ngoài việc sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ người dùng Việt Nam còn có thể lựa chọn để thanh toán qua các ví điện tử của MoMo, VTC Pay, hoặc thanh toán trực tiếp từ tài khoản gốc của 4 nhà mạng di động.
Việc cho phép thanh toán dịch vụ nội dung số thuận tiện trên App Store và Goolge Play có thể tạo sự trong khâu thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ nội dung số. Việc không kiểm soát thanh toán không biên giới sẽ có nguy cơ để lọt những dịch vụ, ngành nghề kinh doanh được Nhà nước quy định phải được cấp phép, hoặc những dịch vụ bị cấm kinh doanh theo pháp luật Việt Nam vẫn được cung cấp xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước rất cần phải ban hành quy định về quản lý dịch vụ thanh toán xuyên biên giới để đảm bảo bình đẳng trong tuân thủ pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước cùng tham gia thị trường.
Theo ICTNews
Chưa cho phép nhà mạng cung cấp Mobile Money chuyển tiền quốc tế
Đối tượng được tham gia cung cấp dịch vụ Mobile Money là các đơn vị viễn thông đã được cấp phép trung gian thanh toán...
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm dần từng bước đối với dịch vụ Mobile Money.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết dự thảo về nguyên tắc quản lý dịch vụ Mobile Money mà Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Chính phủ quyết định, sẽ chưa cho phép nhà mạng di động cung cấp dịch vụ Mobile Money chuyển tiền quốc tế.
Lãnh đạo Vụ Thanh toán cho biết, trên thế giới, một số nước đi trước đã cho phép Mobile Money cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế giữa các tài khoản tiền di động, tuy nhiên tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chưa tính đến câu chuyện cho phép Mobile Money cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và liên kết chéo giữa các công ty Mobile Money.
Theo ông Dũng, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm dần từng bước đối với dịch vụ Mobile Money. Theo đó, sau khi các công ty Mobile Money có kinh nghiệm, làm thành công dịch vụ trong nước, rồi mới tính tới chuyện liên thông với nước ngoài. Đồng thời làm thành công với một ví rồi tính chuyện làm liên thông giữa các ví với nhau.
Theo dự thảo về nguyên tắc quản lý dịch vụ Mobile Money mà Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất để trình Chính phủ (trước đó, ngày 4/4, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng nhưng sau một tháng, Thủ tướng đã trả về, yêu cầu xin ý kiến các bộ và đang được Ngân hàng Nhà nước tiến hành), đối tượng được tham gia cung cấp dịch vụ Mobile Money là các đơn vị viễn thông đã được cấp phép trung gian thanh toán.
Vụ trưởng Phạm Tiến Dũng cũng cho biết, việc mở dịch vụ ví điện tử có nhiều vấn đề cần được nhà cung cấp dịch vụ quan tâm như đảm bảo thông tin khách hàng, đảm bảo dữ liệu, đảm bảo tiền gửi, đảm bảo phòng chống rửa tiền.
Ngân hàng Nhà nước khi cấp phép cho doanh nghiệp trung gian thanh toán đã xem xét tất cả các yếu tố này, do vậy nhà mạng đã có giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán sẽ đảm bảo có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Tới đây, nếu Chính phủ đồng ý với các nguyên tắc quản lý Mobile Money mà Ngân hàng Nhà nước xây dựng, theo đó sẽ có 2 trong số 3 nhà mạng viễn thông lớn được cung cấp dịch vụ Mobile Money, là Viettel và VinaPhone. Đối với MobiFone nhà mạng này cũng đã nộp đề án xin cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo VnEconomy
Ngân hàng chịu trách nhiệm thế nào khi khách hàng bị lừa mất tiền trong tài khoản? Sau khi sử dụng tài khoản VPBank chuyển tiền cho người thân, khách hàng phát hiện khoản tiền này tiếp tục sử dụng cho một giao dịch khác rồi 'bốc hơi'. Nhiều ngân hàng cảnh báo kẻ gian lấy cắp thông tin thường thực hiện hành vi lừa đảo vào ngày cuối tuần Theo phản ánh của chị Đỗ Thanh Nga (Hà Nội),...