Ngân hàng “nâng đỡ” VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm
Với đà tăng trưởng của các mã cổ phiếu ngân hàng cùng với sự hồi phục của một số mã vốn hóa lớn, VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm trong phiên chiều 26/11.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Phiên giao dịch 26/11, VN-Index chủ đạo diễn biến giằng co khi biến thiên trong biên độ /- 6 điểm. Dù vậy, từ đầu giờ chiều đến lúc chốt phiên giao dịch, lực cầu dâng cao đã đẩy nhiều cổ phiếu trụ cột đồng loạt tăng giá mạnh.
Điểm nhấn của phiên hôm nay đến từ các mã ngân hàng như CTG ( 3,2%), BID ( 3,1%), STB ( 1%), VCB ( 0,5%), HDB ( 0,4%), MBB ( 0,3%),…
Bên cạnh đó, nhiều mã vốn hóa lớn như PLX ( 2,0%), MSN ( 1,7%), SAB ( 1,5%), FPT ( 0,9%), VJC ( 0,9%)… cũng giao dịch tích cực và đẩy VN-Index vượt 1.000 điểm.
Về phía các mã giảm giá, SBT (-3%), HPG (-1,4%), VRE (-1,2%), VHM (-1%) là các mã giảm giá mạnh nhất trong nhóm VN30.
Nhóm cổ phiếu ngành khu công nghiệp có mức tăng trưởng ấn tượng, đơn cử là các mã: BCM ( 6,9%), LGL ( 6,8%), D2D ( 5,7%), LHG ( 5,8%)…
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thị trường cũng xuất hiện một số mã tăng trần như: HNG, NKG, FMC, BCM, POM, CVT khi đồng loạt tăng kịch trần. Trong đó, điểm nhấn thuộc về CVT, khớp được 0,5 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần tại 48.150 đồng hơn 2,02 triệu đơn vị.
Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng hơn 6 điểm lên gần 1.006 điểm. HNX-Index cũng tăng 0,31 điểm lên 148,4 điểm. Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh trên thị trường chứng khoán với thanh khoản sàn HOSE lên đạt 10.170 tỷ đồng và sàn HNX 1.310 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, mốc 1.000 điểm là ngưỡng tâm lý quan trọng và khá giằng co. Dù VN-Index đã vượt 1.000 điểm trong phiên hôm nay, nhưng chỉ số chuẩn trong ngắn hạn sẽ khó đi xa hơn mốc này.
“Có thể thấy, độ rộng thị trường đang có chiều hướng thu hẹp, đà tăng tập trung vào một số mã, do đó xung lực tăng đã yếu hơn so với các phiên trước. Dư địa địa tăng trưởng của các cổ phiếu cũng không còn quá mạnh như giai đoạn trước. Tôi nghiêng về kịch bản VN-Index điều chỉnh 1-2 phiên giao dịch tới”, ông Minh nói.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, nên chốt lời khi các mã trong danh mục đã đạt tỷ suất sinh lời cao và canh mua lại ở các nhịp điều chỉnh.
Thị trường tài chính 24h: Đầu tư forex gây ra rất nhiều hệ lụy
VN-Index tăng lên trên 1.010 điểm; Rủi ro lớn nhất với ngành ngân hàng không phải dịch Covid-19; Pháp lý không thể "ngó lơ" forex, tiền ảo; Ngân hàng không còn dễ kiếm lời từ trái phiếu; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm; Ông Joe Biden mang lại đà tăng mạnh trên thị trường chứng khoán sau ngày bầu cử...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 27/11 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 54,40 - 54,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm tại Mỹ tăng 2 USD lên 1.810,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng rung lắc và giằng co nhẹ quanh 1.807 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,06% xuống 91,94 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 27/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.162 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.080 - 23.260 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,45 USD (-0,98%), xuống 45,26 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,25 USD ( 0,52%), lên 48,05 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tiếp tục tiến bước
Trong phiên sáng nay, VN-Index cũng có những nhịp rung lắc nhẹ, nhưng một số cổ phiếu bluechip tích cực đã giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Bước sang phiên chiều, áp lực bán đã nhanh chóng trở lại và một lần nữa đẩy thị trường đi xuống. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia khá mạnh giúp chỉ số bật lên trên 1.010 điểm khi đóng cửa.
Tâm điểm là HDB trong phiên chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu trả cổ tức đã tăng kịch trần, khớp hơn 10,5 triệu đơn vị.
Đáng kể khác là CVT, khi xác lập phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp, khớp lệnh hơn 0,85 triệu đơn vị và dư mua trần 0,65 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 6,72 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 90,32 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 27/11: VN-Index tăng 4,25 điểm ( 0,42%), lên 1.010,22 điểm; HNX-Index giảm 0,23 điểm (-0,15%), xuống 148,17 điểm; UpCoM-Index tăng 0,29 điểm ( 0,44%), lên 66,79 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall nghỉ giao dịch ngày Lễ Tạ ơn.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục nhích lên phiên thứ tư liên tiếp, được thúc đẩy bởi kỳ vọng phục hồi kinh tế và sau các tiến bộ trong phát triển vắc-xin Covid-19 gần đây.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,41% lên 26.644,71 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,47% 1.786,52 điểm.
Trong tuần, Nikkei 225 tăng 4,38%, còn Topix tăng 3,42%.
Nhóm cổ phiếu các nhà sản xuất linh kiện điện tử hưởng lợi từ hy vọng về nhu cầu gia tăng liên quan đến xe điện, 5G và các công nghệ mới khác. Theo đó, Nidec tăng 4,2%, Murata Manufacturing tăng 1,4%, cả hai đều đạt mức cao kỷ lục.
Đáng kể khác, cổ phiếu của Tokyo Dome Corp đã tăng 16,7%, sau khi biết sẽ thảo luận về việc mua lại nhà phát triển bất động sản Mitsui Fudosan.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng, khi lợi nhuận lạc quan từ các công ty công nghiệp cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,14% lên 3.408,31 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,24% lên 4.980,77 điểm.
Trong tuần, CSI300 tăng 0,8%, còn SSEC tăng 0,9%.
Thị trường nhận được sự thúc đẩy từ dữ liệu cho thấy, lợi nhuận tháng 10 tại các công ty công nghiệp Trung Quốc tăng 28,2% lên 642,91 tỷ nhân dân tệ (97,79 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi ổn định trong lĩnh vực sản xuất sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ và leo lên mức cao nhất trong hơn 9 tháng, nhờ vào dữ liệu lạc quan từ các công ty công nghiệp Trung Quốc tiếp tục phục hồi.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,28% lên 26.894,68 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 21/2. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,83% lên 10.790,30 điểm.
Trong tuần, HSI tăng 1,7%, còn HSCE tăng 2,2%, cả hai đều có tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ và ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp, nhờ một loạt vắc-xin Covid-19 giá rẻ và dễ vận chuyển từ AstraZenec, cùng triển vọng xuất khẩu tháng 11 trong nước khả quan.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, xuất khẩu của Hàn Quốc có thể sẽ tăng trở lại vào tháng 11 và dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi trong thời điểm hiện tại, được hỗ trợ bởi doanh số bán chip mạnh và nhu cầu toàn cầu,
Chỉ số KOSPI đã tăng 19,83% cho đến thời điểm này trong năm và tăng 11,2% trong 30 phiên giao dịch gần nhất.
Kết thúc phiên 27/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 107,40 điểm ( 0,40%), lên 26.644,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 38,57 điểm ( 1,14%), lên 3.408,31 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 75,23 điểm ( 0,28%), lên 26.894,68 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 7,54 điểm ( 0,29%), lên 2.633,45 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Hồi hộp chờ VN-Index về lại mái nhà xưa VN-Index chưa lên được 1.000 điểm; Nhiều ngân hàng tự tin cán đích lợi nhuận; VN-Index công phá bức tường thành 1.000 điểm; Cổ tức toàn cầu năm 2020 sụt giảm mạnh do Covid-19; Sau 1.000 điểm, thị trường chứng khoán đi về đâu?; Chứng khoán châu Á tăng điểm tích cực; Mỹ có thể sắp đưa 89 công ty Trung Quốc vào...