Ngân hàng mở: Công nghệ mang trải nghiệm mới cho người dùng
Người tiêu dùng giờ đây chỉ cần lướt ngón tay trên điện thoại thông minh để thực hiện những dịch vụ ngân hàng toàn diện và có thể tận hưởng trải nghiệm cá nhân trên các ứng dụng, đó chính là nhờ công nghệ Ngân hàng mở.
Người tiêu dùng có thể thanh toán tất cả hóa đơn dịch vụ như điện, nước, vé máy bay, đóng viện phí, bảo hiểm hay nộp thuế… là nhờ các ứng dụng công nghệ ngân hàng mở.
Ngân hàng mở hữu ích
Ngân hàng mở có tác động tích cực đến các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái dịch vụ tài chính. Bằng cách mở giao diện lập trình ứng dụng (API), các ngân hàng có thể hợp tác với những tổ chức tài chính và công ty fintech để cung cấp nhiều dịch vụ, ứng dụng mới hấp dẫn, thúc đẩy các dòng doanh thu mới.
Việc người tiêu dùng có thể thanh toán tất cả hóa đơn dịch vụ như điện, nước, vé máy bay, đóng viện phí, bảo hiểm hay nộp thuế… thông qua các ứng dụng ngân hàng hay dịch vụ xác thực ví điện tử liên kết với tài khoản ngân hàng, chính là nhờ các ứng dụng công nghệ Ngân hàng mở,và phát triển các API. Một ngân hàng có thể mở hàng chục API cho các bên đối tác thứ ba, là những nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ hoặc trung gian thanh toán.
Nhưng chưa được phát huy
Tuy được đánh giá có nhiều lợi ích nhưng báo cáo “Hãy đối thoại cởi mở” “Let’s talk openly” của nền tảng ngân hàng đám mây Mambu đã chỉ ra rằng Ngân hàng mở vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thậm chí ở phạm vi toàn thế giới.
Theo báo cáo này, có tới 52% số người được hỏi trên toàn cầu chưa từng nghe nói về “Ngân hàng mở” và hơn 50% thì cho rằng các ngân hàng tỏ ra không mặn mà khi hỗ trợ khách hàng về vấn đề này.
Báo cáo của Mambu còn cho thấy ở phạm vi toàn cầu, có tới 57% khách hàng có quan ngại lớn nhất khi đề cập đến chủ đề chia sẻ dữ liệu của Ngân hàng mở. Vấn đề bảo mật này đang cần được các ngân hàng Việt Nam giải thích đầy đủ về lợi ích và sự an toàn giúp giải tỏa sự e ngại của khách hàng. Như vậy mới giúp Ngân hàng mở phát triển và không bị hiểu lầm.
Video đang HOT
Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam.
Bảo mật toàn diện
Để bổ sung các biện pháp phòng ngừa và bảo mật toàn diện, ngân hàng cần một số giải pháp bao gồm: Khả năng hiển thị để cung cấp số lượng API một cách chính xác và đầy đủ; Bảo vệ thời gian chạy (runtime) để phát hiện các điểm sự cố bằng cách giám sát các API để hiểu các hành vi bình thường và bất thường; Bít các lỗ hổng của các API trong quá trình thiết kế trước khi đưa vào khai thác, được ngân hàng áp dụng để ngăn chặn trước những cuộc tấn công xảy ra.
Đồng thời, cần một bao quát tổng thể về các hành vi API để phát hiện những mối đe dọa, bao gồm phân tích liên tục hàng trăm thuộc tính API trên hàng triệu người dùng và lệnh gọi API để có được mức độ chi tiết. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và tự động hóa được cung cấp bởi dữ liệu lớn với quy mô đám mây (cloud-scale big data).
Cần cơ chế hoạt động
Việt Nam đang là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khu vực, khi đạt được tỉ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn (từ năm 2015 đến 2021).
Sự tăng trưởng cho thấy nhu cầu và xu thế bắt buộc để các ngân hàng chuyển đổi số và áp dụng mô hình Ngân hàng mở để bắt kịp nhu cầu tăng nhanh của khách hàng, cũng như gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường với các fintech và big tech.
Chẳng hạn như tại châu Âu (EU), Ngân hàng mở thường hoạt động theo quy định nhằm tăng cạnh tranh và đổi mới. EU đã sửa đổi chỉ thị về dịch vụ thanh toán (PSD2), theo đó bắt buộc tất cả các ngân hàng từ năm 2019 cho phép khách hàng của họ chia sẻ thông tin.
Tuy nhiên, Ngân hàng mở ở Việt Nam vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở phát triển toàn diện, cần sớm ban hành cơ chế chính sách, xây dựng khung pháp lý để đáp ứng triển vọng cũng như xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng hiện đại.
Ngân hàng mở: Đa tiện ích nhưng hoạt động cầm chừng
Người tiêu dùng giờ đây chỉ cần lướt ngón tay trên điện thoại thông minh là có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng toàn diện.
Đó chính là nhờ công nghệ ngân hàng mở đã cho phép mở rộng hệ sinh thái phục vụ khách hàng trên nền tảng công nghệ số. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại và hiểu lầm khiến mô hình ngân hàng mở vẫn còn hoạt động cầm chừng.
Kết nối mở rộng hệ sinh thái
Theo cách truyền thống, ngân hàng lưu sẽ giữ tất cả dữ liệu giao dịch và tài khoản khách hàng vì lý do bảo mật. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính và công ty công nghệ nhận thấy lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba để phát triển dịch vụ đa dạng hơn. Việc chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba được gọi là "Ngân hàng mở" (Open Banking).
Vì thế, ngân hàng mở còn được biết tới với cách gọi dữ liệu ngân hàng mở. Dữ liệu này chính là thông cá nhân và tài chính của khách hàng. Các ngân hàng và tổ chức tài chính cho phép bên thứ ba quyền truy cập và khai thác các dữ liệu này dựa trên sự đồng ý của khách hàng về điều khoản dịch vụ khi sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến.
Bên thứ ba ở đây thường là các công ty khởi nghiệp công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến. Các dữ liệu ngân hàng mở có thể được dùng trong việc kiểm tra thông tin, xác thực tài khoản, lịch sử giao dịch tài chính và tổng hợp dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng. Từ đó, bên thứ ba có thể tạo ra chương trình kinh doanh phù hợp và tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
Open banking được phát triển bằng công nghệ mã nguồn mở API (Application Programming Interface). Mục đích chính của API hoạt động trong Open banking là giúp kết nối các tài khoản của khách hàng và cho phép truy cập, truy xuất và đối chiếu các giao dịch giữa tổ chức tài chính với khách hàng để đảm bảo tính xác thực thông qua giao diện lập trình ứng dụng.
Với phương thức đó, ngân hàng mở có tác động tích cực đến các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái dịch vụ tài chính. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng mở khuyến khích sự đổi mới giữa các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, giúp có được nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, ngân hàng mở giúp hiểu hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh các dịch vụ sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp. Và nó còn cho phép người tiêu dùng kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính, cung cấp quyền truy cập vào các công cụ quản lý tiền kỹ thuật số được cá nhân hóa hiệu quả hơn.
Bằng cách mở giao diện lập trình ứng dụng (API), các ngân hàng có thể hợp tác với các tổ chức tài chính khác và các công ty fintech để cung cấp các dịch vụ, ứng dụng mới hấp dẫn, thúc đẩy các dòng doanh thu mới.
Cụ thể, người tiêu dùng có thể thanh toán tất cả các hóa dịch vụ như điện, nước, vé máy bay, đóng viện phí, bảo hiểm hay nộp thuế... thông qua các ứng dụng ngân hàng hay dịch vụ xác thực ví điện tử liên kết với tài khoản ngân hàng... chính là nhờ các ứng dụng công nghệ ngân hàng mở và phát triển các API.
Theo đó, một ngân hàng có thể mở hàng chục API cho các bên đối tác thứ ba, là các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ, hoặc các trung gian thanh toán.
Tuy được đánh giá có nhiều lợi ích nhưng báo cáo "Hãy đối thoại cởi mở" ("Let's talk openly") của nền tảng ngân hàng đám mây Mambu đã chỉ ra rằng, ngân hàng mở vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Theo báo cáo này, có tới 52% số người được hỏi trên toàn cầu chưa từng nghe nói về "Ngân hàng mở" và hơn 50% cho rằng các ngân hàng tỏ ra không mặn mà khi hỗ trợ khách hàng về vấn đề này.
Một khảo sát khác mới đây của Mastercard cũng cho thấy, ngày càng có nhiều người đang sử dụng ngân hàng mở nhưng một nửa trong số đó không biết về nó.
Đáng chú ý, báo cáo của Mambu còn cho thấy ở phạm vi toàn cầu, có tới 57% khách hàng bày tỏ quan ngại lớn nhất khi đề cập đến chủ đề chia sẻ dữ liệu của ngân hàng mở. Vấn đề bảo mật này cũng đang được các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam nỗ lực giải thích đầy đủ về lợi ích và sự an toàn để giải tỏa sự e ngại của khách hàng.
Cơ chế cho mô hình mới
Hiện nay, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã ứng dụng ngân hàng mở. Tuy nhiên, mô hình này vẫn đang hoạt động cầm chừng chờ các văn bản hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước.
Ở châu Âu (EU), ngân hàng mở thường hoạt động theo quy định để tăng cạnh tranh và đổi mới. EU đã sửa đổi chỉ thị về dịch vụ thanh toán (PSD2), theo đó bắt buộc tất cả các ngân hàng từ năm 2019 cho phép khách hàng của họ chia sẻ thông tin tài khoản một cách an toàn với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.
Thông qua công cụ theo dõi ngân hàng mở của Mastercard, quý I/ 2022 đã ghi nhận 535 nhà cung cấp bên thứ 3 đăng ký cung cấp thông tin tài khoản hoặc dịch vụ thanh toán ban đầu với các cơ quan quản lý quốc gia EU.
Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khu vực, khi đạt được tỉ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn (từ 2015 đến 2021). Nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số.
Sự tăng trưởng này cho thấy nhu cầu và xu thế để các ngân hàng chuyển đổi số và áp dụng mô hình ngân hàng mở để bắt kịp nhu cầu tăng nhanh của khách hàng, cũng như gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường với các fintech và big tech.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở phát triển toàn diện tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các cơ chế chính sách, xây dựng khung pháp lý để đáp ứng triển vọng cũng như xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng hiện đại.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước bước đầu xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện khung pháp lý để quản lý hoạt động Open Banking, Theo đó, nghiên cứu, xây dựng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện chương trình ứng dụng Open API là một trong số nhiệm vụ trọng tâm.
Ngân hàng Nhà nước cũng nghiên cứu để ban hành chuẩn dữ liệu mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng cũng như cộng đồng Fintech hướng tới một hệ thống ngân hàng mở. Mục đích không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số mà còn tạo sân chơi bình đẳng trong hệ thống các ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại cũng đã nhận thức được tiềm năng, thách thức cũng như nhu cầu cấp thiết phải đáp ứng yêu cầu của hệ sinh thái ngân hàng mở. Để không bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, mỗi ngân hàng đều đang chủ động xây dựng kế hoạch đón bắt xu thế chung.
Fintech vừa đối chọi, vừa thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng Tuy trực tiếp hoặc gián tiếp cạnh tranh với các ngân hàng, thế nhưng các công ty Fintech vừa là động lực, cũng là đối tác để quá trình chuyển đổi số ngân hàng diễn ra nhanh chóng. Ngày 12/10, Hội thảo chuyên đề: "Tương lai Fintech trong mối quan hệ hợp tác với ngân hàng và các xu thế công nghệ mới"...