Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á đẩy mạnh đầu tư cho metaverse
DBS, ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang nghiên cứu đưa các dịch vụ tài chính vào vũ trụ ảo ( metaverse).
Giám đốc CNTT của DBS, Jimmy Ng tại một buổi phỏng vấn cho biết trong một thập kỷ trở lại đây, ngân hàng đã chi khoảng 730 triệu USD mỗi năm cho các lĩnh vực như điện toán đám mây hay trí tuệ nhân tạo và sẽ tiếp tục duy trì mức đầu tư này trong tương lai.
Khái niệm metaverse đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những cái tên như Microsoft và Meta ( công ty mẹ của Facebook).
“Có một số công nghệ chủ chốt mà chúng tôi hướng tới. Một trong số đó, tất nhiên là metaverse. Chúng tôi đang chủ động nghiên cứu lĩnh vực này, ngay cả trong trường hợp khái niệm này tiến hóa xa hơn”, Jimmy Ng cho biết.
Video đang HOT
Lãnh đạo của DBS cũng gợi mở về các mã thông báo không thể thay thế (NFT), đại diện cho các tài sản kỹ thuật số, có thể đóng vai trò trong kế hoạch khai thác tiềm năng của metaverse. Các NFT đang được giao dịch giữa những người chơi trực tuyến và giữa các nền tảng vũ trụ ảo khác nhau. Ng tin rằng “đây là một trong những lĩnh vực chúng tôi có thể thực sự cân nhắc tới”.
Mặc dù không nêu chi tiết về thời điểm và dịch vụ cụ thể công ty có thể đưa ra, nhưng lãnh đạo DBS cho biết “cách thức chúng ta sử dụng ngân hàng có thể được tích hợp vào các nền tảng khác nhau, trong đó có metaverse”.
“Qua thời gian, các công nghệ như blockchain, thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo sẽ hội tụ lại và đem tới nhiều trường hợp thú vị để ứng dụng mà chúng ta chưa từng nghĩ tới”, và những công nghệ này sẽ là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong ngành ngân hàng trong vài năm tới.
Metaverse thu hút sự chú ý từ các ngân hàng lớn khác. JP Morgan gần đây đã bỏ ngỏ cánh cửa cung cấp dịch vụ tài chính cho vũ trụ ảo.
“Thành công của việc xây dựng và mở rộng quy mô metaverse phụ thuộc vào việc có hệ sinh thái tài chính linh hoạt, mạnh mẽ cho phép người dùng kết nối liền mạch giữa thế giới thực và ảo hay không”, trích nhận định của ngân hàng này trong một nghiên cứu về metaverse. “Cách tiếp cận của chúng ta đối với cơ sở hạ tầng thanh toán và tài chính sẽ cho phép khả năng tương tác đó phát triển”.
DBS bắt đầu chuyển đổi số cách đây gần 10 năm, với 60% khách hàng hiện tại sử dụng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số. DBS có khoảng 10.000 kỹ sư công nghệ, hầu hết ở Ấn Độ và Singapore, chiếm 30% tổng số nhân viên công ty. Jimmy Ng cho biết đội ngũ công nghệ của ngân hàng phát triển với tốc độ khoảng 1.000 nhân viên mỗi năm. “Theo thời gian, công nghệ sẽ lan tỏa mọi khía cạnh của dịch vụ tài chính”.
Meta ra mắt nền tảng thực tế ảo Horizon Worlds tại Bắc Mỹ
Ngày 9/12, Meta - công ty mẹ của Facebook - đã khai trương nền tảng thực tế ảo Horizon Worlds tại Bắc Mỹ.
Đây là bước đi hướng tới xây dựng tầm nhìn tổng thể cho tương lai về một không gian thực tế ảo (VR) trong đó người dùng có thể tương tác với môi trường do máy tính tạo ra và tương tác với những người dùng khác.
Horizon Worlds dù chưa thể tạo được một không gian thực tế ảo đầy đủ nhưng thông qua các tai nghe VR, người dùng tại Mỹ và Canada hiện có thể tập hợp bạn bè hoặc những người khác cùng chơi trò chơi và xây dựng thế giới ảo của riêng họ trên nền tảng này, với điều kiện đủ 18 tuổi và có các thiết bị phù hợp.
Horizon Worlds được coi là nền móng cho sự phát triển của một vũ trụ ảo metaverse
Trong thông báo về lễ ra mắt Horizon Worlds, Meta nhấn mạnh rằng, với mong muốn nền tảng này là một môi trường an toàn và được tôn trọng, vì vậy, tất cả người dùng đều phải tuân thủ chính sách về các ứng xử trong thế giới thực tế ảo do Meta đề ra. Người dùng có một số lựa chọn an toàn sẽ cho phép họ tạm dừng cuộc chơi, tắt tiếng, chặn hoặc báo cáo về các trường hợp có ứng xử/hành vi không phù hợp.
Kể từ năm ngoái, phiên bản thử nghiệm của nền tảng Horizon Worlds đã được triển khai với số lượng người dùng hạn chế. Facebook đã đổi tên công ty mẹ của mình thành Meta vào tháng 10 vừa qua nhằm nhấn mạnh mục tiêu của "ông lớn này" là chuyển từ nền tảng truyền thông xã hội sang tầm nhìn thực tế ảo trong tương lai.
Công ty này cũng đẩy mạnh nền tảng thực tế ảo với các công cụ làm việc từ xa. Những công cụ này đã bùng nổ mạnh mẽ trong suốt giai đoạn đại dịch COVID-19. Hồi tháng 8 năm nay, khi chưa đổi tên, Facebook đã tiết lộ công nghệ dành cho các phòng làm việc, cho phép người dùng có thể kết hợp điều khiển từ xa khi sử dụng thiết bị thực tế ảo Oculus. Dự án "Phòng làm việc Horizon" này giúp người dùng có thể chuyển đổi qua lại từ thực tế ảo cho đến mở hội nghị trên trang web nhằm thích ứng với các tình huống khác nhau.
Các nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Meta gồm Facebook và Instagram đã và đang cố gắng xóa nhòa đi cuộc khủng hoảng bị phanh phui vào tháng 9 năm nay khi hàng loạt nghiên cứu nội bộ bị rò rỉ đã cho thấy sản phẩm của công ty này có thể tác động tiêu cực, song họ ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hơn là sự an toàn của người dùng.
Vũ trụ ảo - Metaverse: Công nghệ mới, nỗi lo cũ Metaverse (vũ trụ ảo) đã đem tới sự phấn khích không nhỏ khi ngày càng nhiều công ty lớn như Meta và Ralph Lauren tham gia vào cuộc chơi. Thế nhưng, các công ty sẽ khó lòng thành công nếu không giải được những bài toán cũ. Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, năm 2021 ghi nhận số vụ tấn...