Ngân hàng lớn của Thụy Sĩ đối mặt với cáo buộc xử lý tiền bất minh
Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, vốn đang chật vật vì thua lỗ hàng tỷ USD vào năm ngoái, tiếp tục phải đối mặt với thách thức mới khi một cuộc điều tra quốc tế đã cáo buộc ngân hàng này xử lý các khoản tiền “bẩn” trong suốt nhiều thập kỷ.
Chi nhánh ngân hàng Credit Suisse ở Lausanne, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, báo Suddeutsche Zeitung của Đức đã tiếp cận được khối dữ liệu của ngân hàng Credit Suisse liên quan đến hơn 18.000 tài khoản ngân hàng của 37.000 cá nhân hoặc công ty có từ những năm 1940 đến những năm 2010. Đây được xem là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất của một ngân hàng lớn của Thụy Sĩ. Dựa vào dữ liệu rò rỉ này, Dự án báo chí về tội phạm có tổ chức và tham nhũng ( OCCRP) đã phối hợp với 47 hãng truyền thông khác nhau trên thế giới, trong đó có tờ Le Monde của Pháp và The Guardian của Anh, để tiến hành cuộc điều tra xuyên biên giới mang tên “SwissLeaks”.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 20/2, OCCRP nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng hàng chục ví dụ mà chúng tôi đã trích dẫn đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính hiệu quả và cam kết của Credit Suisse trong việc đáp ứng các trách nhiệm của mình”. Theo tổ chức này, cuộc điều tra đã phát hiện hàng chục “nhân vật đáng ngờ” trong dữ liệu. Trong số những nhân vật này có một gián điệp người Yemen, một kẻ buôn người ở Philippines, một trùm ma túy người Serbia, cũng như các chính trị gia tham nhũng từ một số quốc gia.
Video đang HOT
Báo Le Monde cho biết cuộc điều tra cho thấy Credit Suisse đã lách các quy định ngân hàng quốc tế khi giữ các quỹ liên quan đến tội phạm và tham nhũng trong nhiều thập kỷ. Số tiền được xác định trong các tài khoản bị rò rỉ lên tới hơn 100 tỷ USD. Chúng chủ yếu liên quan đến các nước đang phát triển ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và Nam Mỹ. Chỉ 1% trong số các tài khoản liên quan đến khách hàng ở Tây Âu.
Phản ứng trước thông tin trên, Credit Suisse đã bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc, lập luận rằng các vấn đề được nêu ra chủ yếu trong quá khứ, trong một số trường hợp có từ những năm 1940. Theo ngân hàng này, các báo cáo về những vấn đề này dựa trên thông tin một phần, không chính xác hoặc có chọn lọc được đặt ngoài bối cảnh cụ thể, dẫn đến các diễn giải có mục đích nhằm vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Credit Suisse cũng cho biết khoảng 90% tài khoản nói trên đã hoặc đang trong quá trình bị đóng trước khi báo chí tham gia điều tra, trong đó hơn 60% đã bị đóng trước năm 2015.
Đây là cuộc điều tra mới nhất trong một loạt những khó khăn mà Credit Suisse phải đối mặt trong thời gian gần đây. Hồi tháng 3/2021, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ này đã phải chật vật sau khi chứng kiến sự sụp đổ của hai quỹ đầu tư là Greensill Capital và Archegos Capital Management chỉ trong vòng một tháng. Trong đó, vụ sụp đổ quỹ Archegos Capital Management khiến ngân hàng này thiệt hại lên tới hơn 5 tỷ USD.
Hình ảnh thảm họa lụt lội tồi tệ ở Tây Âu làm hàng trăm người thiệt mạng
Mưa lớn, sạt lở đất, lũ lụt đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều vùng tại Tây Âu. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực hạn chế thiệt hại.
Lũ lụt gây thiệt hại nặng nề ở Ensival, Bỉ. Ảnh: Getty Images
Số người chết trong ngày 17/7 đã lên tới 150 người và con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng khi nước lũ rút đi. Nhiều khu vực tại Thụy Sĩ, Luxembourg và Hà Lan chịu ảnh hưởng của mưa lũ, nhưng nặng nhất là ở Đức và Bỉ. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 16/6 cho biết nhiều vùng tại châu Âu trong hai ngày 15-16/7 đã đón lượng mưa tương đương lượng mưa trong hai tháng.
Dưới đây là chùm ảnh về tình trạng lụt lội tồi tệ tại Tây Âu của Getty Images.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy nước dâng ngập ngang xe ô tô, lều trại tại khu vực cắm trại De Hatenboer ở Roermond, Hà Lan
Khung cảnh một khu vực bị tàn phá hoàn toàn trong lũ lụt ở Blessem thuộc Erftstadt, miền tây nước Đức.
Người dân ở Angleur, Liege (Bỉ) sử dụng thuyền để giải cứu một người đàn ông khỏi ngôi nhà bị lũ lụt nhấn chìm.
Người dân ở Ensival, Bỉ dọn dẹp nhà cửa bị lũ lụt tấn công.
Một cây cầu ở Sinzig, Đức bị đứt gãy do lũ lụt.
Nhà cửa, xe ô tô bị hư hỏng trong mưa lũ ở Schuld, Đức.
Người dân ở đứng trước khu nhà bị lũ cuốn trôi ở Bad Neuenahr - Ahrweiler, Đức.
Ukraine dọa từ bỏ cam kết phi hạt nhân hóa nếu không được đảm bảo an ninh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo nước này có thể từ bỏ cam kết trở thành quốc gia phi hạt nhân hóa và đảo ngược quyết định từ bỏ vũ khí nguyên tử nếu tiếp tục bị Nga đe dọa. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich ở Đức ngày 19.2. Ảnh AFP RT đưa tin...