Ngân hàng liên tục tăng lãi tiết kiệm, người vay mua nhà đất cần chú ý điều gì?
Trước bối cảnh lãi suất tiết kiệm đã vượt 8%/năm khiến nhiều người đang có nhu cầu vay thêm ngân hàng để mua nhà đất lo lắng bởi lãi suất cho vay cũng có thể tăng mạnh khi hết thời hạn ưu đãi.
Sau hơn một tuần Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất huy động, đưa lãi suất tiết kiệm thiết lập mặt bằng mới. Theo đó, lãi suất tiền gửi đã vượt mốc 8%/năm ở nhiều ngân hàng cổ phần, không phân biệt quy mô.
Cụ thể, lãi suất tại ngân hàng số Cake by VPBank cao nhất đã lên tới 8,2%/năm cho kỳ hạn 36 tháng đối với các khoản tiền gửi có giá trị trên 300 triệu đồng từ ngày 27/9. Với kỳ hạn 12 tháng, đơn vị này niêm yết lãi suất cố định 7,7%/năm và lãi suất bậc thang 8%/năm đối với số tiền gửi trên 300 triệu đồng.
Tại nhiều ngân hàng tư nhân thuộc nhóm dưới, mức lãi suất huy động hầu hết vượt 7%/năm. Trong đó, VietA Bank công bố lãi suất tiền gửi kỳ hạn 15 tháng lên tới 7,8%/năm. Tại CBBank, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 13 tháng trở lên ở ngưỡng 7,5%/năm. VietCapital Bank cũng áp dụng lãi suất 7,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng nhưng kèm điều kiện mức tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên…
Lãi suất tiết kiệm tăng khiến nhiều người có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà đất lo lắng
Việc lãi suất tiết kiệm được các ngân hàng đẩy lên vượt mức 8%/năm và thiết lập mặt bằng mới khiến những người có nhu cầu vay vốn để mua nhà đất ổn định chỗ ở cảm thấy lo lắng bởi lo sợ lãi suất cho vay cũng tăng mạnh sau thời gian ưu đãi.
Chị Thanh Hà (Thái Bình) cho biết suốt gần 2 tháng tìm mua nhà đất trong khoảng tài chính 1 tỷ đồng nhưng vẫn chưa có sản phẩm phù hợp. Chị Hà chia sẻ môi giới chủ yếu giới thiệu cho chị những thửa đất với diện tích 33-45m2 với giá từ 1,3 đến 1,7 tỷ đồng/lô.
Video đang HOT
Để có thể hoàn tất giao dịch số tiền gia đình chị phải vay thêm ngân hàng từ 300 đến 700 triệu đồng. Tuy nhiên, chị thừa nhận việc lãi suất tiết kiệm liên tục tăng trong thời gian gần đây khiến bản thân và gia đình lo lắng. “Nếu không vay thêm ngân hàng thì khó có thể tìm được thửa đất như ý để an cư. Còn nếu vay thêm thì lại lo ngại lãi suất tăng mạnh sau thời gian đầu hưởng ưu đãi”, chị Hà chia sẻ.
Tương tự anh Duy (Ninh Bình) cũng đang phải cân nhắc với khoản vay ngân hàng 500 triệu để mua căn chung cư cũ với giá 1,8 tỷ đồng nhằm ổn định chỗ ở cho gia đình tại Hà Nội sau nhiều năm thuê trọ.
Ông bố 32 tuổi thừa nhận “người vay ngân hàng hiện nay rất lo lắng nếu lãi suất thả nổi sau thời gian ưu đãi tăng mạnh. Bởi nếu lãi suất thả nổi tăng sẽ khiến số tiền phải trả của khách hàng cũng tăng lên, điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu khác của gia đình”.
Lo lắng của chị Hà và anh Duy cũng đang là nỗi niềm của rất nhiều gia đình muốn sớm tìm một nơi an cư tại những thành phố lớn hiện nay.
Chia sẻ về những điều mà người mua nhà đất cần chú ý khi vay vốn ngân hàng ở giai đoạn này, ông Lê Quốc Kiên – một nhà đầu tư BĐS lâu năm tại TP HCM khuyến nghị cần hạn chế sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính.
Theo nhà đầu tư này nếu sử dụng phải cân đối trong khả năng “dòng tiền ổn định có thể đóng ngân hàng hàng tháng mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống”, cơ cấu khoản vay về mức 30% giá trị tài sản, mốc an toàn mới so với mốc cũ 50%. Tăng khoản dự phòng, đề phòng trường hợp thu nhập bị sụt giảm đột ngột trong tình hình kinh tế khó khăn.
Nên có quan hệ tốt và làm việc thật kỹ với ngân hàng ngay từ trước khi quyết định mua nếu có nhu cầu cần vay vốn. Người vay vốn cần cung cấp đầy đủ hồ sơ để ngân hàng thẩm định, đánh giá kỹ hồ sơ, không nên chỉ trao đổi qua loa với ngân hàng hay chỉ nghe hứa miệng từ sales.
Ông Kiên cho rằng từ nay đến cuối năm là thời điểm tốt để sở hữu BĐS rẻ 10% – 20% so với thị trường bằng việc mua lại từ các nhà đầu tư thứ cấp “thở oxy” khi sử dụng đòn bẩy tài chính quá sức.
Theo các chuyên gia tài chính, để tránh dính bẫy rủi ro của lãi suất hiện nay, buộc người dân nếu quyết định vay ngân hàng để mua nhà đất hiện nay phải tính toán mức lãi suất lâu dài, đừng để vượt quá khả năng tài chính của bản thân.
Kêu gọi quyên góp từ thiện như thế nào cho đúng luật
Chuyên gia lưu ý cá nhân cần mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý tiền quyên góp. Khi từ thiện, họ cần ghi chép các khoản một cách minh bạch.
Ngày 28/9, khi bão số 4 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã kêu gọi người dân ủng hộ tiền vào một tài khoản để hỗ trợ đồng bào miền Trung. Đồng thời, người đẹp cũng góp 50 triệu đồng giúp đỡ bà con.
Động thái trên của đương kim Hoa hậu Hòa bình Quốc tế nhận nhiều ý kiến khác nhau từ công chúng. Có tài khoản mạng xã hội cho rằng Miss Grand International 2021 nên kêu gọi mọi người ủng hộ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ thay vì vào tài khoản của cá nhân. Trong khi đó, một số ý kiến khác đánh giá việc làm của hoa hậu nên được ghi nhận, thay vì bị chỉ trích.
Chia sẻ với Zing, luật sư Hà Thị Khuyên (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết hoạt động quyên góp từ thiện là việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp, nhất là khi người dân miền Trung đang phải hứng chịu hậu quả từ cơn bão.
Để tránh những lùm xùm như một số nghệ sĩ trước đây, theo luật sư, cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện cần tuân thủ các quy định tại Điều 17 Nghị định 93 ngày 27/10/2021 của Chính phủ. Theo đó, người đứng ra vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thì có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú của người đó.
Bên cạnh đó, cá nhân cần mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật. Các thủ tục phải có biên nhận.
"Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện", luật sư viện dẫn nghị định.
Bài viết trên trang cá nhân của hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Khoản 2, Điều 14 Nghị định 93 nêu rõ quá trình thiện nguyện, cá nhân đó có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp. Sau đó, họ cần công khai các nội dung đã ghi chép trên các phương tiện truyền thông, gửi kết quả bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, người kêu gọi quyên góp có nghĩa vụ cung cấp thông tin đã ghi chép.
"Đối chiếu các quy định trên, hoa hậu Thùy Tiên hoàn toàn có thể đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện. Song trước khi kêu gọi, hoa hậu Thùy Tiên cần mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để phục vụ cho cuộc vận động", luật sư Khuyên nhìn nhận.
Cùng đề cập về Nghị định 93, chuyên gia Nguyễn Tiến Lập (Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông - IPS) cho rằng các cuộc kêu gọi từ thiện cần vận dụng hiệu quả những quy định mới để tránh những lùm xùm như thời gian qua.
Theo ông Lập, người đứng ra kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, hướng dẫn của Nghị định 93 khi thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp cứu trợ.
Chuyên gia nhấn mạnh điều quan trọng nhất là tính công khai, minh bạch, ghi chép và phối hợp, báo cáo để cơ quan chức năng giám sát, hỗ trợ không chỉ giúp điều phối hợp lý các nguồn cứu trợ mà còn bảo vệ an toàn cho cá nhân, tổ chức.
Ông Lập cho rằng trong hoạt động vận động từ thiện, tính minh bạch phải được đảm bảo trong cả 4 giai đoạn: Thông báo vận động, tiếp nhận đóng góp, phân phối viện trợ và ghi chép sổ sách.
Vốn đầu tư IT cho ngân hàng: 'Không phải một sớm một chiều có ngay tiền được' Theo TS Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thách thức lớn nhất trong triển khai chuyển đối số của các ngân hàng là khung pháp lý còn thiếu, không đồng bộ; vốn đầu tư cho công nghệ thông tin (IT) của các ngân hàng rất lớn. Với Agribank Digital, khách hàng...