Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, gửi tiền tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn?
Ngay sau hiệu lệnh giảm trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng, hôm nay các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm theo. Câu hỏi đặt ra là liệu lãi suất giảm có làm kênh tiết kiệm ngân hàng trở nên kém hấp dẫn.
Tác động trong trung và dài hạn
Theo các quyết định được ban hành hôm qua, từ hôm nay, 17/3, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm.
Với các khoản tiền gửi từ 6 tháng trở lên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giao các tổ chức tín dụng quyết định dựa trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Theo đánh giá của chuyên gia tài chính, TS Bùi Quang Tín, động thái điều chỉnh lãi suất điều hành lần này của NHNN lần này phù hợp với tương quan của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Trong đó, lạm phát 2 tháng đầu năm nếu so với cùng kỳ năm ngoái tăng 5,91% được xem là cao hơn mức dự trù ban đầu 4%.
TS Bùi Quang Tín cho rằng, tác dụng giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ mang tính trung, dài hạn. Mục tiêu lớn nhất của việc giảm lãi suất điều hành là lãi suất liên ngân hàng, tái chiết khấu… sẽ giảm trong thời gian tới, giúp hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Do đó các doanh nghiệp sẽ chờ động thái mạnh hơn từ phía các ngân hàng thương mại.
Chính sách giảm lãi suất lần này của NHNN cũng sẽ chỉ tác động đến các khoản vay mới nếu lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng giảm theo. Đối với hợp đồng cho vay cũ, ông Tín cho rằng rất khó để các ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất, trừ khi đối với lĩnh vực mà khách hàng chứng minh được thiệt hại từ dịch Covid-19 .
Người dân có rút tiền khỏi ngân hàng?
Video đang HOT
Khảo sát của chúng tôi cho thấy, sau thông báo của NHNN, nhiều ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng, tuy nhiên mức điều chỉnh là không đáng kể, dao động từ 0,1 – 0,2%.
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng
Đơn cử, Vietcombank điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng xuống 4,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 4,7%/năm, giảm 0,1 điểm phần trăm so với trước đó. VietinBank giảm 0,05 điểm phần trăm, niêm yết lãi suất kỳ hạn 3 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng -3 tháng ở mức 4,3%/năm.
Ở nhóm ngân hàng thương mại tầm nhỏ và tầm trung, mức giảm cao nhất là 0,25%, từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Sacombank niêm yết lãi suất từ 1 tháng đến dưới 6 tháng dao động từ 4,3% đến 4,7%, giảm mạnh so với mức 4,9 – 5%/năm áp dụng trước đó. VietCapitalBank giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 4,7%/năm, áp dụng đồng loạt đối với các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng. VIB áp dụng mức lãi suất đồng loạt cho kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6%/năm, giảm 0,4 điểm phần trăm so với biểu lãi suất cũ…
Đối với lãi suất huy động trung và dài hạn, đa phần các ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất cũ. Trước đó, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm mức lãi suất tối đa, từ mức 8,6 – 8,7%/năm về quanh mức 8%/năm.
Trả lời câu hỏi liệu việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động có khiến người dân rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng chuyển sang các kênh đầu tư khác, TS Bùi Quang Tín cho rằng điều này không đáng lo.
Bởi trong các kênh đầu tư hiện nay, gửi tiết kiệm đối vẫn là một trong những kênh vừa an toàn, vừa phát huy hiệu quả đối với người dân. Vì trong bối cảnh này, chứng khoán không phải là kênh phù hợp khi thị trường liên tục giảm giá, đổ tiền vào chứng khoán thời điểm này rủi ro rất lớn.
Trong khi đó, kênh đầu tư bất động sản thanh khoản kém, lãi suất vay mua bất động sản có xu hướng tăng. Thị trương hàng hóa và các kênh đầu tư khác đều không hấp dẫn, hầu hết trong tình trạng cầm cự qua đại dịch lần này.
“Vì vậy, tiền gửi tiết kiệm, nếu lãi suất vẫn cao hơn lạm phát kỳ vọng 4%/ năm thì vẫn đang tạo ra lợi tức nhất định cho người dân. Hiện lãi suất huy đông trung và dài hạn đang ở mức 7-8%, nếu trừ lạm phát 4% thì người dân vẫn được lãi 3-4%.
Riêng với việc hạ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng còn 4,75%, nếu họ gửi kỳ hạn dưới 6 tháng, họ vẫn có khoản dư nhất định nên đây sẽ vẫn là kênh hiệu quả đối với người dân” – chuyên gia Bùi Quang Tín nhận định.
Theo Anninhthudo.vn
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất: Doanh nghiệp còn cần thêm gì?
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu giảm lãi suất điều hành từ hôm nay 17/3, tuy vậy theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp vẫn cần thêm nhiều yếu tố hỗ trợ khác.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ra thông báo giảm một loạt lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, có hiệu lực từ ngày 17/3.
Đây là động thái được giới chuyên gia dự đoán từ trước, bởi việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động diễn ra trong bối cảnh làn sóng nới lỏng toàn cầu đang được kích hoạt. Mới đây, FED cũng vừa tung gói hỗ trợ bao gồm giảm xuống biên độ từ 0% tới 0,25%. Lần gần nhất FED giảm lãi suất xuống mức này là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Ngoài ra, FED cũng cam kết mua vào 700 tỷ USD trái phiếu chính phủ (TTCP). Theo nhiều chuyên gia, đây được xem là gói hỗ trợ nền kinh tế chưa từng có của Mỹ và sẽ có tác động nhất định đến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.
Trả lời VTC News, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định: " Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang chao đảo vì dịch Covid-19 gây ra, FED đã có phản ứng rất linh hoạt, thậm chí phải nói là cấp tập. Việc giảm lãi suất sẽ làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế, nhất là đối với hoạt động đầu tư, tiêu dùng. Bằng cách đó, một khối lượng tiền lớn có thể được đưa ra để thúc đẩy đầu tư và giải quyết cho những doanh nghiệp gặp khó khăn".
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cũng phân tích: " Việc FED tung gói hỗ trợ sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam vì Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước có động thái tương tự như nhiều nước khác chỉ là sớm hay muộn thôi".
Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đức Kiên, tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: " Các nước liên tiếp hạ lãi suất cơ bản trong thời gian qua tạo áp lực lớn trong việc giảm lãi suất điều hành của Việt Nam. Chúng ta cũng đã có gói hỗ trợ tín dụng hỗ trợ lãi suất 285.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngoài ra còn có gói cho chính sách công, gói 30.000 tỷ đồng cho gia hạn tiền thuế, phí, tiền thuê đất; gần nhất là đề xuất tạm dừng cho doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội....Vì vậy, chúng ta phải bình tĩnh, tin tưởng vào các chính sách của Nhà nước, chờ đón các tín hiệu từ nền kinh tế".
Ngoài việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành thì động thái của FED được cho là cũng sẽ kích thích Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới để có độ tương đồng với đồng tiền USD, ít nhất là không để tỷ giá giảm quá. " Việc giảm tỷ giá đồng USD cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần phải nghiên cứu thị trường trong nước và thế giới, tương quan so sánh với đồng Euro và đồng bảng Anh để có sự điều chỉnh phù hợp", PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực, doanh nghiệp vẫn cần thêm nhiều yếu tố hỗ trợ khác. Khi mà việc giảm lãi suất thường có độ trễ do đặc thù và cần tính toán chi tiết, hợp lý thì việc mà người dân và doanh nghiệp cần chính là dòng tiền, thanh khoản hỗ trợ tức thì. " Vì vậy, các chính sách tài khóa là cần thiết và phải thực hiện ngay lập tức như hoãn các nghĩa vụ trả nợ, miễn giảm phí,thuế, cho vay mới với lãi suất thấp, tăng chi tiêu đầu tư công...", ông Lực nhấn mạnh.
Theo VTC.vn
Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, cao nhất chỉ còn 4,75%/năm Tiền gửi kỳ hạn 1 tháng ở ngân hàng lớn chỉ còn 4,3%/năm. Ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Theo đó, từ ngày 17/3, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng...