Ngân hàng đang đầu tư vào đâu?
Doanh nghiệp chạy đua phát hành trái phiếu vì sắp bị siết, trong khi đó, giới ngân hàng cũng tích cực ôm trái phiếu ngành bất động sản.
Theo thống kê, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý 2-2020 là 122,3 nghìn tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, riêng tháng 5 và tháng 6, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công lên đến 106,8 nghìn tỷ đồng (tăng 72,6% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng đầu năm là 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 61,3% so cùng kỳ.
Trong đó, bất động sản chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng lượng phát hành. Vậy câu hỏi đặt ra là, với một lượng lớn trái phiếu ngành bất động sản được phát hành ra như vậy nó sẽ chảy về đâu?
Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán (SSI) mới đây cho thấy trong quý II, các ngân hàng mua vào tổng cộng 38,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức phi tín dụng trên thị trường sơ cấp, tương đương 31% tổng lượng phát hành của toàn thị trường. Trong đó, các ngân hàng tập trung mua các trái phiếu bất động sản.
Cụ thể, nhóm các DN bất động sản phát hành 71.600 tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng lượng phát hành và tăng 57,5% so với cùng kỳ. Trong đó, ngân hàng thương mại mua 28.200 tỷ đồng của các DN bất động sản.
Theo báo cáo tài chính của các nhà băng, đến hết quý I/2020, lượng trái phiếu của tổ chức kinh tế do 18 ngân hàng thương mại niêm yết nắm giữ đã là 165,2 nghìn tỷ đồng, tăng 37,2 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019, trong đó nhiều nhất là Techcombank và VPBank.
Video đang HOT
Hiện nay nhiều công ty bất động sản bị siết cửa vay vốn qua ngân hàng do vậy đã tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường tài chính. Nhưng với một vài số liệu như đã nói ở trên đặt ra hai câu hỏi: Ngân hàng hiện nay sợ cho vay bất động sản (bản thân trong chỉ thị mới nhất của NHNN về hoạt động tín dụng 6 tháng cuối năm cũng cho biết, hạn chế tín dụng vào những lĩnh vực như bất động sản, BT, BOT), vậy tại sao ngân hàng lại mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản?
Trao đổi với Đại Đoàn Kết, một chuyên gia kinh tế phân tích: Khi DN phát hành trái phiếu thành công, DN có thể dùng tài sản này thế chấp ngân hàng để vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, một số DN bất động sản đang mắc nợ ngân hàng rất nhiều. Do vậy, có thể đây là một chiêu, ” đảo nợ” hoàn hảo.
Ngân hàng nào phát hành trái phiếu nhiều nhất nửa đầu năm nay?
Nhóm ngân hàng là những tổ chức phát hành lớn thứ hai thị trường (chỉ sau nhóm doanh nghiệp bất động sản), với tổng giá trị phát hành là 47,3 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Ảnh minh họa.
Số liệu được khối phân tích của Công ty Chứng khoán SSI tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các doanh nghiệp cho thấy, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý II/2020 là 122,3 nghìn tỷ đồng, tăng tới 69,7% so với cùng kỳ 2019; lũy kế 6 tháng đầu năm là 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 61,3% so với 6 tháng 2019 - bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019.
Trong đó, nhóm ngân hàng là những tổ chức phát hành lớn thứ hai thị trường (chỉ sau nhóm doanh nghiệp bất động sản), với tổng giá trị phát hành là 47,3 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 27,6% và tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó 98% số trái phiếu phát hành tập trung trong quý II/2020; khoảng 67% là các trái phiếu 2-3 năm có lãi suất cố định, chỉ 33% là các trái phiếu dài hạn 7-15 năm có lãi suất thả nổi.
Theo tính toán, kỳ hạn bình quân của trái phiếu do các ngân hàng phát hành là 4,55 năm - dài hơn mức 4,12 năm của năm 2019 và lãi suất bình quân 6,68%/năm - thấp hơn mức lãi suất 7,04%/năm của 2019.
Có 3/11 ngân hàng có kỳ hạn trái phiếu bình quân trên 5 năm, bao gồm BIDV, VietinBank và ACB. Lãi suất các khoản trái phiếu kỳ hạn dài đều trội hơn hẳn, ở mức 7,5-8,5%/năm.
BIDV tiếp tục là ngân hàng phát hành nhiều nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm - đều là những trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV đều có quyền mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu BIDV không thực hiện quyền mua, lãi suất các kỳ sau sẽ bật lên rất cao.
Nếu tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu của BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân chỉ là 2,34 năm. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm - cao hơn lãi suất tiền gửi gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2%/năm.
Xếp sau BIDV là hai ngân hàng tư nhân HDBank và VPBank với lượng trái phiếu phát hành lần lượt đạt 8.500 tỷ và 7.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm với kỳ hạn bình quân từ 2,83 đến 3 năm, lãi suất từ 5,93% - 6,06%.
VIB, TPBank và OCB là những ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu từ 3.000 tỷ đến dưới 4.000 tỷ đồng trong 6 tháng qua. Nhóm ngân hàng này cũng chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn 2-5 năm, lãi suất 5,9-6,88%/năm.
Ở hướng ngược lại, đại dịch Covid-19 khiến việc cho vay của các ngân hàng trên thị trường 1 trở nên hạn chế, dù thanh khoản dồi dào.
Theo đó, trái phiếu trở thành kênh đầu tư ưa thích của nhiều thành viên ở thời điểm hiện tại. Tùy thuộc vào cân đối vốn và khẩu vị rủi ro, tỷ lệ phần trăm vốn rót vào kênh này của mỗi nhà băng sẽ khác nhau. Đồng thời, lựa chọn về loại trái phiếu và kỳ hạn trái phiếu để đầu tư cũng có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng.
Theo số liệu tổng hợp, trong 6 tháng đầu năm 2020, các ngân hàng đã mua vào tổng cộng 38,4 nghìn tỷ đồng TPDN của các tổ chức phi tín dụng trên thị trường sơ cấp, tương đương 31% tổng lượng phát hành (loại trừ ngân hàng) của toàn thị trường.
Các ngân hàng thương mại tập trung mua các trái phiếu bất động sản và trái phiếu các doanh nghiệp năng lượng.
Tuy nhiên, số lượng TPDN các ngân hàng mua thực tế có thể lớn hơn đáng kể do nhiều lô phát hành chỉ ghi chung chung là tổ chức trong nước mua.
Tiền đồng đang dư thừa trong nhà băng Các ngân hàng đang vay mượn nhau với giá lãi suất rất rẻ, lợi suất trái phiếu giảm mạnh, tín dụng thấp là những tín hiệu cho thấy tiền đồng đang tràn ngập trong hệ thống ngân hàng. Trong báo cáo phát hành sáng nay 13-8, Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết, lãi suất liên ngân hàng gần như không đổi...