Ngân hàng có vốn nhà nước chi phối kỳ vọng hút vốn ngoại
Áp lực tăng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II đang ngày càng cấp thiết với các nhà băng, nhất là đối với những ngân hàng có vốn nhà nước chi phối khi hệ số an toàn vốn (CAR) đã chạm trần cho phép. Vì vậy, việc hút vốn ngoại nhằm tăng vốn đang được các nhà băng đẩy mạnh.
Vietcombank (VCB) cho biết, Ngân hàng đã hoàn tất toàn bộ các khâu chuẩn bị, thậm chí đã có hồ sơ báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để chủ động áp dụng thành công các chuẩn mực Basel II sớm trước thời hạn hai năm.
Tuy nhiên, điểm còn thiếu vẫn là tăng vốn. Tương tự, đã khoảng bốn năm kể từ khi BIDV rục rịch thông tin bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai.
Thực tế, áp lực tăng vốn của nhóm 3 ngân hàng có vốn nhà nước chi phối (Vietcombank, BIDV, VietinBank) ngày một cấp bách. Điểm chung tại 3 ngân hàng này hai năm qua và cho đến nay trong kế hoạch tăng vốn vẫn là phải thực hiện giải pháp tình thế, chấp nhận đi vay bằng trái phiếu dài hạn với lãi suất cao.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Chính phủ, NHNN đã bật đèn xanh với việc hút vốn ngoại của các nhà băng này. Cụ thể, VCB vừa được NHNN phê duyệt tăng vốn 10%. Theo đó, vốn điều lệ của Ngân hàng dự kiến tăng lên hơn 39.575 tỷ đồng sau đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% cho nhà đầu tư nước ngoài đã được thông qua từ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT VCB cho biết, việc tăng vốn cho nhà đầu tư chiến lược thời gian qua gặp khó vì giá bán được yêu cầu không thấp hơn định giá và giá thị trường.
Ngoài ra, nhà đầu tư khi mua lô lớn phải hạn chế chuyển nhượng một năm. Tuy nhiên, với chủ trương đã được NHNN phê duyệt, việc hút thêm vốn để nâng cao năng lực tài chính sẽ được nhà băng này thúc đẩy trong năm nay.
Theo nhiều thông tin trên thị trường, GIC – quỹ đầu tư đến từ Singapore là đối tác đang quan tâm đến đợt phát hành tăng vốn của VCB.
Ngoài ra, cổ đông nước ngoài lớn nhất của VCB là Mizuho Bank Ltd cũng lên kế hoạch mua thêm cổ phần để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu ở mức 15%.
Theo văn bản được NHNN ký, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký, NHNN yêu cầu VCB có trách nhiệm thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật, VCB trình NHNN hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động.
Tương tự, BIDV cần khẩn trương tăng vốn để đáp ứng các tiêu chí Basel II, và việc này phụ thuộc vào khả năng thực hiện chào bán công khai hoặc riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược.
Tại ngân hàng này, nhiều khả năng nhà đầu tư chiến lược là ngân hàng Hàn Quốc Keb Hana. Ngày 14/9 vừa qua, BIDV đã có thông báo về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 10/2018. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, việc lấy ý kiến này nhiều khả năng liên quan đến việc chào bán công khai hoặc riêng lẻ cổ phiếu của BIDV cho các nhà đầu tư chiến lược tài chính.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, IFC đang tìm đối tác mua phần vốn góp 8% của mình tại ViettinBank, theo Bloomberg. Cụ thể, IFC đang sở hữu cổ phần VietinBank thông qua bản thân IFC (98 triệu cổ phiếu) và quỹ Đầu tư cấp vốn IFC L.P (gần 200,9 triệu cổ phiếu).
Tổng cộng, số lượng cổ phiếu mà tổ chức này nắm giữ là xấp xỉ 299 triệu cổ phiếu, tương đương 8,02% vốn. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại, ngân hàng đến từ Nhật Bản The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ là cổ đông ngoại sở hữu lượng cổ phần lớn nhất (19,73%) và là cổ đông lớn thứ hai của VietinBank. Vốn Nhà nước tại VietinBank hiện là 64,46%, chạm mức tối thiểu cho phép.
Theo đánh giá của giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài, việc bán thêm vốn của các ngân hàng quốc doanh sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại, nhất là khi các thương vụ tăng vốn tới đây của VCB, BIDV đều đã có những nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đăng ký mua như Quỹ đầu tư GIC, ngân hàng Hàn Quốc Keb Hana.
Thế nhưng, liệu kế hoạch bán vốn cho đối tác ngoại của các ngân hàng nói trên có được thực hiện thành công vào cuối năm nay hay không vẫn là điều chưa thể khẳng định. Vì đây là nhóm ngân hàng do Nhà nước chi phối nên cần rất nhiều thời gian để phê duyệt.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động
Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt, chấm dứt vai trò quản lý của các bộ ngành đối với doanh nghiệp nhà nước.
Tổng tài sản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải, hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là sự thua lỗ của 12 dự án lớn ngành công thương, sau gần 8 tháng thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban) đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Với mục đích hình thành cơ quan chuyên trách, tập trung đầu mối thực hiện quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban này có nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp.
Cơ chế giám sát về tài chính đối với các doanh nghiệp do ủy ban làm đại diện chủ sở hữu nhưng không can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực điều hành, quản trị kinh doanh.
Theo đó, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang trực thuộc các bộ ngành hiện nay sẽ "khởi động" việc chuyển về trực thuộc Ủy ban , chấm dứt vai trò quản lý trực tiếp của các bộ ngành đối với những doanh nghiệp này.
Tổng tài sản Ủy ban này quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng.
Việc ra đời của Ủy ban được kỳ vọng sẽ tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn tại doanh nghiệp, chấm dứt tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước phải 'đặc biệt chống tham nhũng, lợi ích nhóm'
Ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ủy ban theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đồng thời thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như sau: Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, những cơ chế chính sách của các bộ ngành ban hành hiện nay đã đủ khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban có thể duy nhất là người thực hiện.
Nếu như trước đây, khi các bộ thực hiện quản lý các doanh nghiệp nhà nước khiến xảy ra tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì sắp tới đây Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các bộ ngành.
Đồng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, việc thành lập "siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước là cần thiết, mục đích của Ủy ban là làm sao quản lý và sử dụng vốn nhà nước hiệu quả.
Ủy ban sẽ quản lý lượng vốn lớn của các Tập đoàn, mục đích đặt ra là khắc phục tình trạng như trước đây, các bộ ngành vừa ban hành chính sách lại vừa đi quản lý các doanh nghiệp dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập, không công khai minh bạch, ông Hùng nhấn mạnh.
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chủ tịch và không quá 4 phó chủ tịch. Chủ tịch và phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng; Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế - kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm thông tin.
Các doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm:
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông Mobifone; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Minh Anh
Theo theleader.vn
Danh mục 'khủng' của Ủy ban quản lý vốn 1,55 triệu tỷ đồng Chỉ mới 3/19 doanh nghiệp trong danh sách của siêu Ủy ban đang giao dịch trên sàn chứng khoán. Thành lập vào tháng 2/2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong thời gian rất ngắn tới đây sau 7 tháng chuẩn bị. Chiều 30/9 tới đây, Siêu ủy ban sẽ chính thức ra...