Ngân hàng có tỷ suất sinh lời tốt nhất: Niềm vui Vietcombank, nỗi buồn Vietinbank
Trong số 27 ngân hàng đã công bố tình hình kinh doanh 9 tháng thì tổng mức lợi nhuận mang về là hơn 68.317 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ 2019 cũng chừng đó ngân hàng.
Trong đó, riêng “ông lớn” Vietcombank đóng góp tới gần 21% tổng mức lợi nhuận của các nhà băng này khi đạt hơn 14.116 tỷ đồng.
Có những cái tên ghi nhận mức tăng lợi nhuận 9 tháng rất mạnh tính bằng lần như Maritime Bank (246%), Saigonbank (111%), Sacombank (106%).
Tuy nhiên để có thể đánh giá tốt hơn về khả năng sinh lời của các ngân hàng, cần phải xét đến yếu tố về tỷ suất sinh lời ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản).
Với hơn 68 ngàn tỷ đồng lợi nhuận, ngân hàng nào có tỷ suất sinh lời tốt nhất?
Với 27 ngân hàng thì chỉ số ROE giao động khá lớn từ 0,5% tới 38,06%. Còn ROE từ 0 đến 1,9%.
Trong đó, top 10 ngân hàng có tỷ lệ ROE cao nhất gồm Vietcombank, MBBank, ACB, VIB, OCB, VPBank, TPBank, HDBank, Techcombank và BIDV.
Vietcombank vẫn là ông lớn đứng đầu với mức ROE tới 38,06%, thấp nhất trong nhóm này chính là BIDV là 16,08%.
Đáng nói, mặc dù BIDV vẫn duy trì được ROE trong top 10 nhưng lợi nhuận 9 tháng 2019 lại sụt giảm gần 3% so với cùng kỳ, về mức 5,496 tỷ đồng.
Video đang HOT
MBBank đã vượt ACB để giành á quân về tỷ lệ ROE với 28,43% khi đạt 6,142 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 28% so với cùng kỳ 2018.
Trong khi đó, ACB trượt xuống vị trí thứ ba khi ROE từ mức 29,3% của cùng kỳ 2018 xuống 26,75% kỳ này dù lợi nhuận của nhà băng này vẫn tăng gần 18%. Nguyên do là trong năm qua ACB tăng vốn mạnh từ 12.885 tỷ đồng lên 16.627 tỷ đồng.
Top 10 ngân hàng có ROE cao nhất (%)
Nỗi buồn mang tên Vietinbank
Ở chiếu dưới, có những tỷ lệ ROE rất đáng ghi nhận như tại Maritime Bank nhảy vọt từ 2,1% của cùng kỳ lên 7,8% với lợi nhuận sau thuế 868 tỷ đồng.
Hay Saigonbank cũng đột biến từ 3% lên 6,4%, ghi nhận mức tăng 111%; lợi nhuận sau thuế gần 198 tỷ đồng.
Sacombank đang vướng nhiều nợ xấu nhưng cũng tăng ROE tới 106%, lên mức hai con số 10,2% với lợi nhuận 1.923 tỷ đồng.
Chỉ tiêu ROE của 27 ngân hàng trong 9 tháng
Ngược lại, Vietinbank cũng là một nhân tố đáng buồn trong 9 tháng 2019 khi ROE giảm hơn 11%, về mức 14,6% dù lợi nhuận sau thuế vẫn tăng lên 6,806 tỷ đồng. Với con số ROE này, Vietinbank đã rớt khỏi top 10 một cách đáng buồn để xuống hạng 13.
Thêm nhà băng có ROE đi lùi là VietCapitalBank khi giảm 44,8%, về tỷ lệ 2,1% do lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2019 chỉ đạt hơn 67 tỷ đồng, giảm gần 42% so cùng kỳ.
Eximbank với những rối rắm về nhân sự cấp cao và các nhóm cổ đông khiến lợi nhuận 9 tháng giảm gần 3%, về mức 882 tỷ đồng, tương ứng ROE còn 7,1%.
Còn xét về chỉ tiêu ROA, vượt qua mọi ông lớn Nhà nước, Techcombank tiếp tục duy trì ngôi đầu bảng với tỷ lệ 1,9%. Theo sau là VPBank với 1,6%m MBBank và OCB đồng hạng 1,5%…
Chỉ tiêu ROA của 27 ngân hàng trong 9 tháng
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Trẻ em dưới 15 tuổi được gửi tiết kiệm tại ngân hàng
Từ ngày 5/7, người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Đó là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 5/7 tới.
Cụ thể, Thông tư 48 quy định, người gửi tiền là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Như vậy, theo thông tư này, công dân Việt Nam chưa đủ 15 tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự cũng có thể gửi tiền tiết kiệm. Nhưng việc này phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. Đây là nội dung mới so với quy định cũ.
Thông tư 48/2018/TT-NHNN cũng quy định: công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; công dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Cũng theo thông tư này, việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền khi gửi tiền. Tuy nhiên, lãi suất rút trước hạn phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thông tư 49/2018/TT-NHNN về tiền gửi có kỳ hạn, từ 5/7/2019, đối tượng được gửi tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam thời hạn từ 6 tháng trở lên; Tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam; Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam...
Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thời hạn gửi tiền không quá thời hạn hiệu lực của thị thực, quyết định thành lập/giấy phép hoạt động.
Phương Anh
Theo vietnamnet.vn
Trước giờ giao dịch 3/7: Lưu ý thông tin từ TPB, DFC Một số cổ phiếu có chuyển động trước giờ giao dịch đáng chú ý là TPB, DFC. Ảnh minh họa. Quốc tế Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 69 điểm tương đương 0,26% lên 26.786,75 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,29% lên 2.973,02 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 18 điểm tương đương 0,22%...